7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Một là, cần có chiến lược phát triển BHXH trong dài hạn
Theo thống kê cho thấy, dân số nước ta trong thời gian tới sẽ bị già hóa như các nước khác trong khu vực. Do vậy, việc xây dựng chế độ BHXH lâu dài, bền vững là một trong những nhiệm vụ đặt ra hàng đầu. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi đang tăng và sẽ tiếp tục tăng, thậm chí tăng nhanh, tốc độ già hóa nhanh nên việc xây dựng hệ thống BHXH lâu dài, bền vững rất quan trọng.
Ngồi ra, cần có lộ trình rõ ràng, chi tiết về tăng tuổi nghỉ hưu để giảm áp lực cho quỹ BHXH trong tương lai, có thể nghiên cứu phương án tăng tuổi nghỉ hưu như: 2 năm tăng 1 tuổi nghỉ hưu cho đến khi đạt đến một mức nào đó phù hợp.
Hai là, hồn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH tăng thêm quyền lợi BHXH
luật BHXH trong đó quy định rõ quản lý quỹ và đầu tư quỹ, cho phép đa dạng hóa các loại hình thức đầu tư và cách thức đầu tư, mở rộng các danh mục đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn và hiệu quả, có thể kể đến đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu công ty thương mại, đầu tư bất động sản, ủy thác đầu tư vào thị trường vốn nước ngoài bằng ngoại tệ,…
Mở rộng diện bao phủ đối tượng đóng BHXH, xây dựng các chính sách phát triển BHXH một cách linh hoạt như thủ tục tham gia đóng BHXH đơn giản, quy trình được lan tỏa rộng rãi, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đối với người tham gia BHXH là nông dân, NLĐ tự do. Mở rộng đối tượng BHXH tự nguyện đối với nông dân, người kinh doanh nhỏ lẻ, người khơng có việc làm ổn định nhưng con cháu, người nhà có thể đóng hộ, nên tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên hơn nữa.
Triển khai quyết liệt việc cấp và sử dụng mã số cá nhân điện tử cho các đối tượng tham gia BHXH, mỗi người chỉ có 1 mã duy nhất, có thể tự quản lý các thơng tin điện tử liên quan đến q trình tham gia BHXH của mình.
Bên cạnh đó, cần triển khai việc thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung, hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện bổ sung thơng qua việc mua các sản phẩm bảo hiểm hoặc đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện là hướng đi rất đúng đắn, góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm trụ cột bảo hiểm của cả nước và đặt ra cơ hội mới cho mọi người tham gia vào hoạt động bảo hiểm hưu trí, tạo điều kiện cho mọi người có được thêm những nguồn thu nhập ổn định và cao hơn trong tương lai khi đến tuổi về hưu hoặc gặp trường hợp rủi ro. Phát triển loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới hiện nay, đây là các chương trình hưu trí bổ sung với đối tượng tham gia là NLĐ muốn tăng thêm quyền lợi hưu trí ngồi hưu trí DN, NLĐ tự do, nông dân... Nghiên cứu chuyển đổi chế độ bảo hiểm tự nguyện thành bảo hiểm việc làm (tương tự Nhật Bản); kết hợp giữa bảo đảm việc làm, phát triển năng lực, kỹ năng nghề và trợ cấp thất nghiệp coi đây là những trụ cột nền tảng của chính sách việc làm.
hịa lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ
Quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH nên cân đối hài hòa giữa NLD và NSDLĐ, hạn chế trường hợp nợ đóng và trốn đóng BHXH tại các DN. Cân đối tỷ lệ thu theo từng giai đoạn, khơng chỉ dài hạn mà cả trong ngắn hạn, có thể thay đổi 3 đến 5 năm 1 lần, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,… thực tế cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa mức lương và thu nhập của NLĐ.
Nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ lương đóng BHXH phù hợp, không nên chênh lệch lớn, một số nước quy định mức trần tiền lương đóng BHXH khơng quá 3 lần tiền lương trung bình của xã hội, nhưng ở Việt Nam mức trần tiền lương gấp 20 lần tiền lương cơ bản, tương đương 6 lần tiền lương trung bình của xã hội.
Bốn là, tăng cường vai trò của Nhà nước và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý BHXH
Tăng cường vai trị của nhà nước đối với cơng tác quản lý thu BHXH, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách BHXH, định hướng, bảo hộ, bảo trợ cho quỹ BHXH nhằm đảm bảo duy trì ổn định bền vững cho quỹ.
Kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH, tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh, sắp xếp lại các bộ phận nhằm tăng tính hiệu quả cũng như giảm chi phí ni bộ máy hoạt động.
Đào tạo, bồi dưỡng các đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống quản lý thu BHXH đảm bảo trình độ chun mơn sâu, đạt chất lượng cao sánh ngang tầm quốc tế, cử cán bộ giỏi đi thực tế và học tập ở nước ngoài để nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Cần đa dạng hóa bộ máy thu BHXH, phát triển dịch vụ thu như các đại lý thu BHXH với các cơ quan thuế, ngân hàng, bưu điện,..
Gán trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân, đặc biệt là chính quyền địa phương, thu BHXH nhằm theo dõi sát sao người tham gia đóng BHXH, hưởng BHXH và coi những người tham gia BHXH như những khách hàng.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về BHXH; chương 1 phân tích làm rõ các khái niệm, bản chất, đối tượng, chức năng, các nguyên tắc, tổ chức quản lý BHXH.
Chương 1 cũng đã nghiên cứu khái niệm, nội dung công tác quản lý thu BHXH thông qua:
+ Quản lý thu BHXH, bao gồm: Đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH và người lao động tham gia BHXH.
+ Quy trình quản lý thu BHXH, được thực hiện qua các bước sau: Lập kế hoạch thu BHXH; tổ chức thực hiện kế hoạch; quyết toán thu BHXH; thanh tra, kiểm tra thu BHXH.
+ Phương thức quản lý thu BHXH: Phương thức quản lý thu BHXH trực tiếp từ người lao động thường áp dụng ở các nước mà chế độ BHXH được phổ biến; phương thức quản lý thu BHXH gián tiếp qua hệ thống thuế được áp dụng ở các nước có hệ thống BHXH phát triển; phương thức quản lý thu BHXH gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động là phương thức được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
+ Tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH, gồm các bộ phận: Bộ phận thu, bộ phận cấp sổ thẻ, bộ phận một cửa.
Cùng với việc phân tích các nội dung về BHXH và cơng tác quản lý thu BHXH, chương 1 cũng đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH. Nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô, nhân tố khung khổ pháp lý, nhân tố quy mô, số lượng đối tượng nộp BHXH, nhân tố chất lượng cán bộ và nhân tố trình độ quản lý sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM