5. Kết cấu luận văn
1.6. Kinh nghiệm quản lý thu tài chính của một số kênh truyền hình và bà
bài học kinh nghiệm cho Kênh truyền hình Phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thu tài chính của một số kênh truyền hình
* Kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam
Kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam là kênh giải trí tổng hợp có lượng phủ sóng cả nước. Đối tượng khán giả là tất cả khán giả cả nước nhưng khán giả mục tiêu ở khu vực thành thị, đối tượng tiêu dùng chủ yếu nên thu hút được nhiều quảng cáo, tài trợ. Đây là kênh truyền hình trả tiền, phải đặt hiệu quả kinh tế lên trên.
Hiệu quả truyền hình được đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội. Tùy từng loại hình hoạt động truyền hình khác nhau
để đánh giá hiệu quả hoạt động trên những góc độ khác nhau từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp.
Đối với kênh VTV3 Đài Truyền h́nh Việt Nam loại truyền h́nh quảng bá, thực hiện nhiệm vụ cơng ích được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc tồn bộ kinh phí đặt hàng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình này chủ yếu tập trung vào đánh giá chỉ tiêu về hiệu quả xã hội như chất lượng nội dung chương trình, số lượng người xem, phản ứng của xã hội đối với các chương trình phát sóng, hạ tầng phát sóng,…
Đối với truyền hình trả tiền mục đích thương mại thì hiệu quả được đánh giá chủ yếu thông qua các chỉ tiêu đánh giá về tài chính như: chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn; hiệu suất sử dụng lao động và hiệu suất sử dụng vốn; các chỉ tiêu về tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn. Tuy nhiên, trong kinh doanh truyền hình muốn có hiệu quả kinh tế tốt thì trước tiên phải đạt hiệu quả xã hội tốt và chính sách bán hàng, quảng bá, marketing phù hợp.
Câu hỏi đặt ra là tại sao cả hai loại hình truyền hình này đều phải đáp ứng hiệu quả xã hội mà một loại thì lại phải đặt hiệu quả kinh doanh và một loại thì khơng cần thiết hoặc xem nhẹ hiệu quả về tài chính? Vấn đề ở chỗ là khả năng sẵn sàng chi trả của đối tượng khán giả mà chương trình đó hướng tới là gì?
Đối với kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam tập trung vào 2 thế mạnh và hướng đi:
- Khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết kênh VTV3 có một yếu tố tiền đề - đó là vốn kinh doanh. Với cơ chế quản lý của Luật Báo chí xuất bản, kênh VTV3 là đơn vị sự nghiệp công lập, do đó vốn hầu hết được nhà nước tài trợ. Vì thế vai trị khai thác, thu hút vốn không được đạt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sống cịn với các Đài. Tuy nhiên, với xu
thế xã hội hóa truyền hình ngày càng cao, Nhà nước cho phép hoạt động liên kết trong truyền hình,sự xuất hiện của yếu tố tư nhân đã đặt kênh VTV3 phải cạnh tranh. Bên cạnh đó, Nghị định 43/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đã buộc kênh VTV3 ngồi làm nhiệm vụ chính trị phải làm kinh doanh, nên nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất nội dung và đầu tư, kinh doanh được đặt lên hàng đầu.
- Quản lý, sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả. Hoạt động giống như kênh VTV khác, cũng chịu sự tác động của các yếu tố thị trường nên việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung và của kênh VTV3 nói riêng.
Trong hoạt động vô cùng đặc thù của ngành truyền hình, chi phí sản xuất là một yếu tố khó định lượng nhất. Khác với các ngành sản xuất công nghiệp theo dây chuyền, trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, sự hỗ trợ của máy móc thiết bị, nhân cơng được tính theo định mức có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau, nhưng truyền hình yếu tố đầu vào chủ yếu là nhân công. Nhân công trong kênh VTV3 cũng được lượng hóa bằng hao phí sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm truyền hình nhưng cái khó là sức lao động này khơng thể đo, đếm và định lượng một cách chính xác vì nó là lao động chất xám của chính những người làm ra nó.
Mỗi chương trình trong truyền hình của kênh VTV3 là 1 sản phẩm riêng biệt, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào cho dù có thể có chung một định dạng mà thuật ngữ truyền hình gọi là “Format”. Cùng một đề tài chương trình, với mỗi phóng viên, biên tập viên khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm hồn tồn khác nhau, với chi phí sản xuất khác nhau. Ngồi ra, yếu tố cơng nghệ thiết bị trong truyền hình cũng góp phần đáng đối với hiệu quả của chương trình. Tuy nhiên, mỗi Đài khác nhau tùy theo điều kiện của mình
trang bị những thiết bị, công nghệ khác nhau. Đây cũng là lý do mà hiện nay khơng có bất cứ một quy định nào của nhà nước liên quy định về định mức hao phí kinh tế kỹ thuật, nhân cơng của kênh VTV3 làm cơ sở tính giá thành 1 sản phẩm truyền hình, mặc dù lịch sử truyền hình Việt Nam đã trải nhiều năm.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền hình của kênh VTV3 trong nền kinh tế thị trường hiện nay, buộc kênh VTV3 tự đưa ra các giải pháp tài chính nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.
* Kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam
Cũng trong Đài Truyền hình Việt Nam, kênh VTV5 là kênh dân tộc miền núi, có thời lượng phát sóng 18 giờ/ngày. Có phạm vi phủ sóng cả nước nhưng lại khơng thu hút được quảng cáo, tài trợ do đối tượng khán giả là đồng bào dân tộc miền núi, sức tiêu dùng thấp, khơng có khả năng chi trả. Mặc dù chương trình rất hay và được bà con đánh giá cao nhưng hiệu quả kinh tế của Kênh rất thấp, nhà nước phải tài trợ sản xuất. Đối với những kênh chương trình như vậy, xét hiệu quả hoạt động chủ yếu xét về hiệu quả xã hội.
Xu thế ngày nay, xã hội hóa truyền hình ngày càng cao, yếu tố tư nhân bước vào hoạt động truyền hình và khai thác triệt để mảng truyền hình trả tiền, khiến cho cạnh tranh trong truyền hình ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi mảng truyền hình giải trí ngày càng phát triển thì mảng truyền hình cơng ích trong một thời gian dài được bao cấp vẫn chờ đợi sự hỗ trợ ngày một hạn chế của ngân sách nhà nước và một số ít kênh truyền hình đang loay hoay tìm hướng đi cho mình để tối ưu hóa nguồn lực nhà nước hỗ trợ, để có thêm nguồn thu, bù đắp phần kinh phí thiếu hụt do nhà nước khơng hỗ trợ để có nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất chương trình, mở rộng vùng phủ sóng, thu hút nhân tài, đầu tư cơ sở vật chất,… để cạnh tranh giữ được khán giả mục tiêu.
Đã đến lúc các kênh truyền hình cơng ích cần phải sử dụng các giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Trong hoạt động truyền hình các quan hệ kinh tế, tài chính cũng phức tạp. Đó là các quan hệ giữa kênh VTV5 với các đơn vị bên ngồi: ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, những doanh nghiệp quảng cáo, những nhà đầu tư và quan hệ tài chính bên trong nội bộ kênh VTV5 như quan hệ về tiền lương, định mức nhuận bút,… đối với các phóng viên, biên tập viên, quay phim và các cộng tác viên…
Giải pháp tài chính phù hợp đối với mỗi mối quan hệ và chủ thể hợp tác sẽ giúp kênh VTV5 đưa ra những chính sách kêu gọi đầu tư hợp lý, tăng nguồn thu, khuyến khích người lao động,…
Kênh VTV5 đã thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng qua đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tài chính để có những biện pháp xử lý linh hoạt, thích ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh tế nào cũng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về kinh tế hay các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội, tùy theo mục đích mà đơn vị đó hướng đến trong mỗi thời kỳ.
Cùng với các giải pháp mở rộng hay nới lỏng về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh để có những biện pháp xử lý kịp thời.
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Kênh truyền hình Phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Thứ nhất, cần đặt hiệu quả truyền hình được đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội. Tùy từng loại hình hoạt động truyền hình khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động trên những góc độ khác nhau từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp.
Thứ hai, khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, quản lý, sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi kênh VTC.
Thứ tư, xã hội hóa truyền hình, tăng yếu tố tư nhân bước vào hoạt động truyền hình và khai thác triệt để mảng truyền hình trả tiền, khiến cho cạnh tranh trong truyền hình ngày càng trở nên gay gắt.
Thứ năm, thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng qua đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tài chính để có những biện pháp xử lý linh hoạt, thích ứng với từng hồn cảnh, điều kiện cụ thể.
Tiểu kết chương 1
Tại Chương 1, Luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề mang tính chất lý luận về quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Trong đó:
Luận văn đã chỉ rõ cách tiếp cận về sự cần thiết quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Từ đó, đưa ra được: các khái niệm về quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập; đồng thời nêu ra được tiêu chí để đánh giá quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Luận văn nêu rõ được nội dung quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập và các nhân tố chính ảnh hưởng đến quản lý thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Luận văn nêu được kinh nghiệm quản lý thu tài chính của 02 đơn vị sự nghiệp công lập (VTV3, VTV5). Qua kinh nghiệm hoạt động đó, đã tập hợp và rút ra cho được những bài học kinh nghiệm về quản lý thu tài chính cho Kênh truyền hình VTC14.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH
TẠI KÊNH TRUYỀN HÌNH PHỊNG CHỐNG, GIẢM NHẸ THIÊN TAI, HIỂM HỌA, PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG -
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
2.1. Khái quát về Kênh truyền hình Phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đơ thị hóa, bùng nổ dân số, suy thối tài ngun mơi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến mơi trường. Cơng tác về phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai và hiểm họa phục vụ cộng đồng cần được đầu tư để thực hiện có hiệu quả nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài ngun thiên nhiên, mơi trường, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phịng, an ninh, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trong đó giao cho Bộ Thơng tin và Truyền thông tổ chức thông tin và tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng.
Ngày 15/04/2009, tại Quyết định số 484/QĐ-BTTTT, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã Ban hành Kế hoach hành động triển khai thực hiện Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, theo đó triển khai kênh truyền hình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai,
hiểm họa phục vụ cộng đồng trên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (gọi tắt là Đài VTC).
Ngày 29 tháng 12 năm 2008, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 4286/BTTTT-PTTH&TTĐT cho phép Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được bổ sung kênh chương trình truyền hình VTC14 - Kênh chương trình có nội dung về phịng chống thiên tai và hiểm hoạ để phục vụ nhiệm vụ phòng chống và giảm nhẹ những thiệt hại về người và của do thiên tai, thảm hoạ gây nên.
- Ngày 07 tháng 07 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 936/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt khung chương trình, thể loại và hình thức thể hiện kênh truyền hình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm hoạ, phục vụ cộng đồng.
- Kênh truyền hình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm hoạ, phục vụ cộng đồng phát sóng thử nghiệm từ ngày 01/12/2009, phát sóng chính thức từ 01/01/2010 với khẩu hiệu "Vì cuộc sống tươi đẹp".
- Ngày 18 tháng 12 năm 2012, Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã ban hành ủy quyền số 11/UQ-THKTS về việc ủy quyền cho Giám đốc Kênh truyền hình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm hoạ, phục vụ cộng đồng được tự chủ một phần trong cơng tác tài chính và tổ chức cán bộ.
- Ngày 01 tháng 01 năm 2014, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC chính thức trở thành một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thơng. Kênh truyền hình phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm hoạ, phục vụ cộng đồng được đổi tên thành Ban biên tập Kênh truyền hình VTC14, sau đó tại Quyết định số 865/QĐ-THKTS ngày 10/10/2018, VTC14 có tên đầy đủ là Kênh phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng (gọi tắt là Kênh VTC14) có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức do Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC quy định.
Xây dựng một kênh truyền hình phịng, chống thiên tai, hiểm họa phục vụ cộng đồng trên 01 kênh truyền hình chuyên biệt nhằm:
- Cung cấp kịp thời và chính xác các tin tức thời sự để giúp người dân và cơ quan quản lý phịng, chống có hiệu quả thiên tai, giảm thiểu hậu quả đối