phân theo quy mơ diện tích
Loại hình TT
Tổng số TT ( Trang
trại)
Quy mơ diện tích Bình qn/ trang trại (ha) < 5 ha 5 – 10 Ha >10 Ha 1. Trang trại trồng trọt 6 3 3 0 4,31 2.Trang trại chăn nuôi 19 14 4 1 4,32 3. Kinh doanh tổng hợp 15 12 2 1 4,84
Tổng cộng 40 29 9 2 4,50
Cơ cấu (%) 100 72,5 22,5 5
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
- Từ kết quả điều ta thấy trang trại có quy mơ dưới 5 ha là 72,5% (gồm 29 trang trại), trang trại từ 5 đến 10 ha chiếm 22,5%, trang trại lớn hơn 10 ha chỉ chiếm 5%. Như vậy có thể kết luận là quy mơ trang trại trên địa bàn nói chung nhỏ. Chủ yếu là các trang trại có diện tích dưới 5 ha.Trang trại có diện tích từ 10 ha trở lên chỉ gồm 2 trang trại bao gồm 1 trang trại chăn nuôi và 1 trang trại tổng hợp.
- Trước đây trên địa bàn huyện Quảng Điền quy mô các trang trại không lớn, lao động, tiền vốn chủ yếu là của hộ gia đình, phần lớn các trang trại hình thành mang tính tự phát. Nhưng sau khi có Nghị Quyết 03/2000/NQ – CP của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại , huyện Quảng Điền đã triển khai các biện pháp nhằm từng bước khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất tạo điều kiện tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại.
- Năm 2001, Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã có quyết định số 456/2001/QĐ- UB về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích sử dụng đất trống, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất hoang hóa ven biển, ven phá vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản trong đó đã quy định về hạn mức
giao đất, cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất, giao đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển kinh tế các trang trại và khuyến khích các trang trại mở rộng quy mơ đất đai, phát triển sản xuất.
- Trong tổng số 40 trang trại điều tra thì có 38 trang trại nhận đất nhà nước giao để phát triển kinh tế trang trại, 2 trang trại thuê đất để phát triển sản xuất đó là trang trại chăn ni của bà Nguyễn Thị Thọ (CTTNHH Lam Điền) với quy mô 15 ha, và trang trại chăn nuôi của ông Tôn Thất Ái Hiệp quy mô 8,7 ha.
- Quy mơ bình qn của các trang trại trong phạm vi điều tra là 4,50 ha, trang trại lớn nhất là 18 ha, trang trại nhỏ nhất 2 ha. Tùy vào loại hình sản xuất của trang trại mà quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các trang trại có sự khác nhau. Trang trại tổng hợp có bình qn diện tích là 4,84 ha, trang trại chăn ni và trang trại trồng trọt có bình qn diện tích lần lượt là 4,32 và 4,31 ha. Nhìn chung bình qn quy mơ diện tích của các loại hình trang trại trên địa bàn vùng khảo sát tương đối đồng đều.
2.2.2.2 Quy mô vốn sản xuất của các trang trại điều tra
- Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, muốn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chuồng trại, trang thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanh bắt buộc chủ trang trại phải có một số vốn nhất định.
- Theo số liệu điều tra cho thấy bình quân số vốn của mỗi trang trại tại thời điểm khảo sát là 1.200,45 triệu đồng. Trong đó số lượng trang trại có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng là 7 trang trại, trong đó có 5 trang trại trồng trọt và có 2 trang trại kinh doanh tổng hợp. Mức vốn đầu tư từ 100 đến 500 triệu đồng có 9 trang trại, gồm 7 trang trại kinh doanh tổng hợp và 2 trang trại chăn nuôi. Mức vốn từ 500 đến 1 tỷ đồng có 4 trang trại chăn ni và 5 trang trại kinh doanh tổng hợp. Trong 15 trang trại có mức vốn đầu tư trên một tỷ đồng có đến 13 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại trồng trọt và 1 trang trại kinh doanh tổng hợp. Như vậy số trang trại có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng chiếm 17,5 %. Trang trại có mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng chiếm 37,5%.
- Xét về loại hình trang trại thì có thể nói rằng mức chênh lệch về đầu tư vốn của các trang trại là khá lớn. Trang trại chăn ni là loại hình trang trại có mức vốn đầu tư lớn nhất. Do việc đầu tư vào loại hình trang trại này cần có nhiều vốn mới có thể xây dựng và cải tạo hệ thống chuồng trại, mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và tiến hành sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, với địa hình đất cát, thời tiết khí hậu nóng bức, chủ trang trại chăn ni với quy mơ lớn phải bỏ ra một lượng vốn khá nhiều cho việc mua sắm thiết bị làm lạnh như lá mát, quạt gió với cơng suất lớn trong các trại ni. Bình qn số vốn đầu tư của loại hình trang trại này là 2.080,53 triệu đồng.
- Trang trại trồng trọt là loại hình trang trại có mức vốn đầu tư thấp nhất. Bình quân mức vốn đầu tư của loại hình trang trại này là 228,00 triệu đồng. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho những hoạt động thiết yếu như cải tạo đất, mua sắm trang thiết bị sản xuất như máy cày, máy kéo, bình phun thuốc trừ sâu. Các trang trại trồng trọt trên địa
bàn vùng rú cát chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, rau, đậu, lúa và cây thuốc lá. Ngoài ra cịn có một số cây dài ngày khác như chuối, đu đủ, quýt đường, mãng cầu na,..... Nguồn vốn bỏ ra cho hoạt động này là không đáng kể. Từ số liệu bảng 9 cho thấy trong số 6 trang trại trồng trọt thì có đến 5 trang trại có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng, 1 trang trại có mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng thuộc loại hình trang trại trồng nấm, hoạt động sản xuất nấm trên địa bàn cần nguồn vốn bỏ ra lớn hơn và khả năng sinh lợi cao hơn.
- Trang trại kinh doanh tổng hợp là hình trang trại này kết hợp nhiều hoạt động sản xuất khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản chứ khơng chun mơn hóa trong một lĩnh vực nhất định. Mặc dù sản xuất trên nhiều lĩnh vực nhưng quy mô sản xuất trong mỗi lĩnh vực cụ thể của loại hình trang trại này lại khơng lớn. Do đó mức vốn địi hỏi để phát triển sản xuất cũng khơng q cao, bình qn mỗi trang trại là 474,67 triệu đồng.