Tình hình sử dụng vốn sản xuất của các trang trại được điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 47)

Loại hình trang trại

Tổng số trang trại (trang trại) Vốn bình quân chung/ trang trại (triệu đồng) Theo loại vốn Vốn cố định (triệu đồng) Vốn lưu động (triệu đồng) 1. Trang trại trồng trọt 6 228,00 204,83 23,17 2. Trang trai chăn nuôi 19 2.080,53 1.225,53 855,00 3. Kinh doanh tổng hợp 15 474,67 335,87 138,80

TỔNG SỐ 40 1.200,45 738,80 461,65

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

- Thiếu vốn sản xuất cũng đang là vấn đề của các hộ trang trại trên địa bàn huyện. Hầu hết các hộ trang trại đều có nhu cầu tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng gặp khó khăn trong việc đi vay vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian vay vốn ngắn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, mặt khác số tiền vay không nhiều nên mở rộng sản xuất gặp khó khăn.

- Nhiều chủ trang trại đã tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên cho đến nay số lượng trang trại trong vùng được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi khơng nhiều, mức vay ít, thời hạn vay vốn ngắn. Theo Nghị Định 41/2010/NĐ-CP, các chủ trang trại được vay vốn tối đa 500 triệu đồng để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhưng hầu như khơng có trang trại nào tiếp cận được số vốn như trên. Hiện nay vốn đầu tư của các hộ trang trại chủ yếu là vốn tự huy động của gia đình, một số được hỗ trợ từ các chương, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Mặt khác, do đất đai của các hộ trang trại hầu như chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,theo khảo sát trong tổng số 40 trang trại trên địabàn chỉ có 10 trang trại chăn nuôi, 3 trang trại kinh doanh tổng hợp và 1 trang trại trồng trọt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó các hộ trang trại khơng có tài sản thế chấp đi vay vốn ngân hàng, số lượng vốn đi vay của các trang trại qua ngân hàng còn rất thấp, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại

- Theo ông Trương Quý Sang, chủ trang trại chăn ni ở xã Quảng Vinh có thu nhập hàng năm xấp xỉ 1,5 tỷ đồng. Gia đình đang muốn đầu tư thêm dịch vụ xay xát, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể hiện thực hóa vì nguồn vốn khơng đủ đáp ứng, vấn đề vay vốn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.3 Lao động

- Bên cạnh đất đai và vốn yếu tố con người là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến q trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất của các

trang trại nói riêng. Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mơ và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng lao động của từng trang trại. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra trên vùng rú cát huyện Quảng Điền được thể hiện ở bảng 11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 47)