Tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của các trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 54)

STT

Loại hình trang trại Trang thiết bị Trang trại trồng trọt Trang trại chăn ni Kinh doanh tổng hợp Cộng Tỷ lệ trang bị CSVCKT tồn vùng (%)

1 Máy cày, máy kéo 2 - 1 3 7,5

2 Máy bơm nước 6 19 15 40 100

3 Máy phát điện 2 15 11 28 70

4 Máy chế biến thức ăn - 2 - 2 5

5 Ơ tơ vận tải hàng hóa - 2 1 3 7,5

6 Máng cho ăn tự động - 2 - 2 5

7 Lò ấp trứng - 8 5 13 32,5

8 Máy sấy sản phẩm nông sản 3 - 1 4 10 9 Hệ thống phun sương làm mát

cho chuồng trại - 2 - 2 5

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

- Từ bảng số liệu có thể thấy các phương tiện, công cụ phục vụ cho sản xuất cịn khá ít. Hai loại máy móc phổ biến nhất và được trang bị nhiều nhất tại các trang trại trên vùng cát rú cát huyện Quảng Điền là máy bơm nước và máy phát điện. Máy bơm nước chiếm tỷ lệ 100%, do các trang trại đều phải sử dụng máy bơm nước để cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng, nước uống cho vật nuôi, dọn rửa chuồng nuôi,....đối với những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn số lượng máy bơm nước cần trang bị nhiều hơn. Theo thống kê 70% số trang trại trên địa bàn có máy phát điện dùng cung cấp

điện để đề phòng khi xảy ra sự cố.

- Vì trang trại trồng trọt trên địa bàn nghiên cứu ít phát triển do đó các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt đồng này cũng khơng nhiều. Có thể thấy chỉ có hai trang trại được trang bị máy cày, máy kéo và ba trang trại có máy sấy sản phẩm nơng sản. Ơ tơ vận tải hàng hóa trong các trang trại cũng khơng phổ biến chỉgồm ba trang trại có. Đối với những trang trại có hoạt động chăn ni gà, cần trang bị lị ấp trứng, số lượng trang trại có lị ấp ứng là 13 trang trại, chiếm 32,5 %

- Trong tổng số 40 trang trại có hai trang trại chăn ni lợn siêu nạc với quy trình khép kín, quy mơ ni trên 1000 con/lứa. Hai trang trại này có hình thức liên kết hợp tác sản xuất với một đơn vị nước ngoài là công ty CP Việt Nam. Công ty cung cấp con giống, thức ăn theo định mức, hướng dẫn kỹ thuật và thu lại tồn bộ sản phẩm sau mỗi đợt ni và thanh tốn tiền cơng cho trang trại. Do đó máy móc, trang thiết bị của các trang trại này được đầu tư theo cơng nghệ hiện đại, quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Hai trang trại này có ứng dụng máy chế biến thức ăn, máng cho ăn tự động và hệ thống phun sương làm mát chuồng trại vào q trình sản xuất.

- Có thể thấy trừ một số trang trại nuôi với quy mơ lớn, có liên kết với cơng ty nước ngồi đa số các trang trại cịn lại trên địa bàn đều sản xuất với cơng nghệ cịn thơ sơ, quy trình sản xuất mang tính thủ cơng, đơn giản. Máy móc, trang thiết bị và các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình sản xuất được rất ít trang trại thực hiện. Hầu như các trang trại không quan tâm đến việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình sản xuất, tổ chức quản lý và quảng bá sản phẩm. Từ đó dẫn đến hiệu quả và kết quả sản xuất không cao. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên một mặt do hạn chế trong nhận thức của chủ trang trại, mặt khác do khó khăn về vốn và các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

2.2.2.5 Cách thức tiếp cận thông tin và thị trường tiêu thụ sản phẩm.a) Cách thức tiếp cận thông tin a) Cách thức tiếp cận thông tin

Để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, trang trại cần tiếp cận với những thông tin về kinh tế, kỹ thuật một cách đa chiều và từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đa số các chủ trang trại sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ngồi ra những thơng tin về kỹ thuật, phương thức sản xuất còn được tiếp cận qua sách báo, Internet, phương tiện truyền hình, các cơng ty,..... Dưới đây là bảng số liệu thống kê về các thức tiếp cận thông tin của các trang trại khảo sát trên địa bàn rú cát huyện Quảng Điền

Bảng 14: Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật của trang trại điều tra năm 2017

STT Nội dung Số trang trại Tỷ lệ (%)

TỔNG 40 100

1 Internet 7 17,5

2 Kinh nghiệm 36 90

3 Sách báo 15 37,5

4 Công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp 9 22,5

5 Cán bộ khuyến nơng 5 12,5

6 Phương tiện truyền hình 25 62,5

7 Công ty liên doanh 2 5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

- Những thông tin về chất lượng giống cây trồng vật nuôi, kĩ thuật canh tác, kĩ thuật ni trồng, chăm sóc thú y, phịng tránh bệnh hại,....hay những thông tin về nguồn thị trường đầu ra là những thơng tin hữu ích rất cần thiết cho sự phát triển của kinh tế trang trại. Từ bảng số liệu có thể thấy 17,5 % số trang trại trên địa có truy cập thơng tin qua Internet để tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Số lượng trang trại tiếp cận với dịch vụ internet cịn khá ít, do trên địa bàn chưa được lắp đặt đường dây mạng, ngoài ra các chủ trang trại chủ yếu là những hộ nơng dân do đó chậm tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới. Kiến thức của chủ trang trại có được là do tự học hỏi qua sách báo, phương tiện truyền hình, và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, số trang trại sản xuất dựa vào kinh nghiệm chiếm tới 90%. Ngồi ra, việc truyền đạt thơng tin của các công ty, cán bộ khuyến nơng dù chiếm tỷ lệ ít nhưng cũng mang lại những ảnh hưởng nhất định.

b) Thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Thị trường không những ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các yếu tố đầu vào mà còn ảnh hưởng đến cách tổ chức sản xuất của các trang trại. Qua khảo sát, 80% sản phẩm làm ra của các trang trại bán cho các thương lái địa phương, các chợ lân cận hoặc qua các doanh nghiệp đã ký hợp đồng thu mua với các chủ trang trại trước đó. Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, một số ít bán ra ngồi tỉnh và xuất khẩu.

- Nhiều trang trại cũng đã tự tìm đầu ra trên thị trường và cung cấp những sản phẩm chất lượng cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, chợ đầu mối để tự tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngồi ra, hiện nay trên địa bàn nghiên cứu có một đó một số trang trại có hình thức liên kết với các trang trại ở các vùng lân cận, các doanh nghiệp và các cơng ty nước ngồi. Hình thức hợp tác của các doanh nghiệp với các hộ trang trại chủ yếu là bán con giống, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng các dự án chăn nuôi. Đối với những trang trại có liên kết với cơng ty nước ngồi, sản phẩm của trang trại được công

ty tiêu thụ.

- Những năm gần đây thị trường tiêu thụ diễn biến phức tạp, giá cả biến động thất thường khó tiêu thụ sản phẩm. Theo các hộ trang trại nguyên nhân là do gia cầm các nơi khác nhập về với giá rẻ tràn ngập thị trường, heo xuống giá một cách nghiêm trọng khiến cho các trang trại chăn ni khơng chỉ lo lỗ nặng vì phải tiếp tục đầu tư thức ăn mà cịn làm cho họ khơng có vốn lưu động để sản xuất.

2.2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các trang trạiđiều tra điều tra

2.2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các trang trại điều tra 2.2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các trang trại điều tra

Kết quả là thành quả sau các hoạt động đầu tư sản xuất của trang trại. Trên bình diện chung nhất, nó là tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động sản xuất của các trang trại. Để đánh giá kết quả sản xuất của trang trại trên địa bàn nghiên cứu, nhóm đề tài tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các tiêu chí về chi phí, doanh thu, lãi suất của 40 trang trại trong năm 2016. Kết quả của quá trình nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 15: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại năm 2016

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu TT Trồng trọt TT Chăn nuôi TT KD Tổng Hợp Tổng Tổng số TT 6 19 15 40 Doanh thu 625,00 52.332,00 6.360,00 59.317,00 Chi phí 354,00 43.932,00 4.350,00 48.636,00 Lợi nhuận 271,00 8.400,00 2.010,00 10.681,00 Bình quân/Trang trại Doanh thu 104,17 2.754,32 424,00 1.482,93 Chi phí 59,00 2.312,21 290,00 1.215,90 Lợi nhuận 45,17 442,11 134,00 267,03

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

- Các trang trại trồng trọt trên địa bàn thường trồng cây thuốc lá và một số loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế thấp. Từ bảng số liệu có thể thấy tổng số doanh thu của 6 trang trại trồng trọt khảo sát trong năm 2016 là 625,00 triệu đồng, trong đó doanh thu bình qn một trang trại là 104,17 triệu đồng. Doanh thu của loại hình trang trại này khá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt đồng trồng trọt trên vùng đất cát ít có điều kiện phát triển. Đất đai nghèo dinh dưỡng cộng với tình trạng khơ hạn vào mùa nắng, ngập úng vào mùa mưa khiến cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả khơng cao.

- Trang trại chăn ni là loại hình trang trại có doanh thu lớn nhất, doanh thu bình qn của một trang trại là 2.754,00 triệu đồng. Nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là từ một số loại vật ni lấy trứng, lấy thịt như trâu, bị, lợn thịt, lợn nái, gà thịt, gà siêu trứng,vịt....Quy mô lớn nhất phải kể đến các trang trại chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi gà, số lượng con nuôi của một vụ nuôi rất lớn. Ni gà trung bình 5000 con/vụ, chăn nuôi lợn thịt hơn 1000 con/vụ. Trang trại chăn ni có điều kiện phát triển hơn, nhờ ít phụ thuộc hơn vào yếu tố chất lượng đất đai và có thể khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết bằng chuồng trại và hệ thống máy móc, cơng nghệ.

- Các trang trại kinh doanh tổng hợp trên địa bàn thường sản xuất theo mơ hình kết hợp hai hay nhiều hoạt động, như chăn nuôi và trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng một số loại thủy sản, chăn ni và trồng cây lâm nghiệp,...để có thể giảm được rủi ro khi có những biến động bất thường về giá hay dịch bệnh. Các phế phẩm từ hoạt động chăn ni có thể làm thức ăn cho cá, làm chất đốt hay làm phân bón cho cây trồng. Sản phẩm thu được từ trang trại thường là sản phẩm dưới dạng thơ, chưa qua xử lý, chế biến do đó giá trị kinh tế khơng cao. Doanh thu bình qn của loại hình trang trại này là 424,00 triệu đồng.

- Tổng doanh thu của 40 trang trại điều tra là 59.317,00 triệu đồng, trong đó bình qn một trang trại là 1.482,93 triệu đồng. Đây là một con số rất khả quan, khẳng định kinh tế trang trại đóng góp đáng kể nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo đồng thời thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển.

- Để tiến hành sản xuất, kinh doanh các trang trại phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Đầu tiên phải kể đến chi phí cải tạo đất, mua giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật đối với hoạt động trồng trọt. Trên địa bàn nghiên cứu, phần lớn là đất cát nghèo dinh dưỡng do đó một số trang trại muốn sản xuất phải đổ thêm lớp đất màu để có thể trồng một số loại cây như sắn, lạc, đậu, lúa, rau các loại,..... Đối với hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, chi phí phải bỏ ra cho việc mua giống vật ni, thức ăn chăn ni, chi phí khám chữa bệnh. Ngồi ra cịn rất nhiều loại chi phí khác như chi phí thuê lao động, chi phí khấu hao tài sản cố định,..... Mức chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào quy mơ sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, sự biến động của giá thức ăn, con giống. Trung bình chi phí bình qn của một trang trại khảo sát trong năm 2016 là 1.215,90 triệu đồng. Đối với từng loại hình trang trại thì chi phí bình qn của trang trại trồng trọt là 59,00 triệu đồng/trang trại, trang trại chăn nuôi là 2.312,00 triệu đồng/trang trại, trang trại kinh doanh tổng hợp là 290,00 triệu đồng/trang trại.

Bảng 16: Chí phí sản xuất bình qn của các trang trại trong năm 2016STT Nội dung Giá trị (triệu đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 54)