Chí phí sản xuất bình qn của các trang trại trong năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54)

I Trang trại trồng trọt 59,00 1 Cây giống 23,5 2 Phân bón 7,66 3 Thuốc trừ sâu 7 4 Tưới tiêu 10 5 Máy móc, thiết bị 3

6 Chi phí th lao động 6

7 Khấu hao tài sản 1,25

8 Chi phí khác 0,6

II Trang trại chăn nuôi 2.312,21

1 Con giống 375,50

2 Thức ăn 697,67

3 Chăm sóc thú y 120,00

4 Máy móc, thiết bị 507,80

5 Chi phí thuê lao động 324,00

6 Khấu hao tài sản 139,34

7 Chi phí khác 267,90

III Trang trại kinh doanh tổng hợp

290,00

1 Hoạt động trồng trọt 37,00

2 Hoạt động chăn nuôi 136,00

3 Hoạt động NTTS 30,00

4 Hoạt động khác 87,00

Tổng cộng 1.215,90

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

- Đối với trang trại trồng trọt chi phí chủ yếu dùng để mua cây giống chiếm 23,5 triệu đồng/trang trại. Ngồi ra nguồn chi phí cịn bỏ ra cho các hoạt động khác như mua thuốc trừ sâu, tưới tiêu, phân bón và tiền cơng th lao động. Nói chung nguồn chi phí mà các trang trại trồng trọt bỏ ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không đáng kể, bình quân 59 triệu đồng/ trang trại.

- Trang trại chăn ni có bình qn chi phí lớn nhất, trong đó chi phí đầu tư cho thức ăn chăn ni rất lớn với 697,67 triệu đồng. Đa số các trang trại chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp là chủ yếu, một số hộ chủ động được nguồn thức ăn do gia đình cung cấp từ các loại rau, chuối, cơm tấm. Đối với các trang trại vừa và lớn, chủ trang trại bỏ khoản chi phí rất lớn mua thức ăn như bột, cám,…, Bên cạnh đó chi phí bình qn để mua máy móc thiết bị trang trại chiếm phần lớn với 507,80 triệu đồng. Một thiết bị với

chi phí rất lớn, để mua nhiều thiết bị thì chi phí sẽ tăng lên so với các loại chi phí khác của trang trại chăn nuôi như: máy ấp trứng, quạt gió, máng tự động, máy xay thức ăn,…Điển hình như trang trại hộ ơng Thuận chi phí bỏ ra để sắm các trang thiết bị chiếm khoản tiền rất lớn. Chi phí bình qn mua con giống hết 375,50 triệu đồng/trang trại. Với chi phí con giống ít hơn chi phí thức ăn do một số trang trại chủ động được nguồn giống như ấp gà, ni heo nái vừa cung cấp giống cho gia đình vừa cung cấp cho một số hộ khác. Bên cạnh đó, một số trang trại lớn nhập con giống từ các trang trại chuyên cung cấp con giống nên chi phí chiếm rất cao.Trong chăn ni hiện nay, chi phí để chăm sóc thú y chiếm vị thế quan trọng và không thể thiếu trong chăn nuội, chiếm chi phí bình qn/trang trại là 120 triệu đồng. Những chi phí lớn như thức ăn, máy móc thiết bị và con giống thì chi phí như chi phí thuê lao động và khấu hao tài sản cũng để lại nguồn chi phí lớn đáng kể.

- Trang trại kinh doanh tổng hợp với chi phí bình qn/trang trại khá lớn là 290,00 triệu đồng. Loại hình trang trại kinh doanh trang trại sản xuất kết hợp hai hay nhiều hoạt động, do đó có thể tận dụng chất thải từ hoạt động chăn ni làm phân bón hay phân bón cho cây trồng từ đó giảm được chi phí sản xuất. Hoạt động chăn ni chiếm chi phí nhiều nhất là 136 triệu đồng, hoạt động nuôi trồng thủy sản và trồng trọt có chi phí nhỏ nhất. Ngồi ra một số trang trại kinh doanh tổng hợp còn kết hợp kinh doanh một số hoạt động khác như trồng nấm,..... chi phí sử dụng cho hoạt động khác là 87,00 triệu đồng.

- Lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các nghành sản xuất tạo ra trong một năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Lợi nhuận trung bình của loại hình trang trại trồng trọt trên địa bàn là 45,17 triệu đồng/ trang trại, trang trại chăn ni là 442,00 triệu đồng/trang trại, loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp là 134,00 triệu đồng/trang trại. Nhìn chung trong năm 2016 các trang trại sản xuất kinh doanh đều có hiệu quả và đem lại nguồn lợi nhuận lớn, nhiều trang trại đã khá lên và giàu có nhờ hoạt động sản xuất phát triển.

2.2.3.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trạia) Hiệu quả kinh tế a) Hiệu quả kinh tế

Nếu kết quả là tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của các trang trại, phản ánh thành quả đạt được của trang trại sau một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh. Thì hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra được kết quả đó. Đối với các chủ trang trại, hiệu quả là cơ sở để lựa chọn phương án đầu tư và phân bố nguồn lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả cũng chính là động lực để các chủ trang trại tiến hành mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh

Bảng 17: Hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các trang trại điều tra trong năm 2016

Nội dung Đơn vị TT Trồng trọt TT Chăn ni KD tổng hợp Bình qn/ TT

Doanh thu (TR) Triệu đồng 104,17 2.754,00 424,00 1482,93 Chi phí (TC) Triệu đồng 59,00 2.312,00 290,00 1215,90 Lợi nhuận (Pr) Triệu đồng 45,17 442,00 134,00 267,03

TR/TC Lần 1,76 1,19 1,46 1,22

Pr/TC Lần 0,76 0,19 0,46 0,22

TR/LĐ Triệu đồng 41,67 717,19 155,31 459,11 Pr/LĐ Triệu đồng 18,07 115,10 49,08 82,67

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017) Hiệu quả sử dụng chi phí

-Hiệu quả sử dụng chi phí TR/TC cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trang trại thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với từng hoạt động sản xuất khác nhau sẽ có hiệu quả sử dụng chi phí khác nhau.Từ bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu TR/TC của trang trại trồng trọt là 1,76 lần, Pr/TC là 0,76 lần. Điều này có thể hiểu rằng cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì bình qn một trang trại trồng trọt thu được 1,76 đồng doanh thu và 0,76 đồng lợi nhuận tăng thêm. Cũng tương tự như vậy đối với trang trại chăn nuôi, chỉ tiêu TR/TC của loại hình trang trại này là 1,19 lần, Pr/Tc là 0,19 lần, trang trại kinh doanh tổng hợp có TR/TC là 1,46 lần, Pr/TC là 0,46 lần. Từ kết quả có thể khẳng định trang trại trồng trọt là loại hình có hiệu quả sử dụng chi phí lớn nhất, trang trại chăn ni là loại hình có hiệu quả sử dụng chi phí nhỏ nhất tuy nhiên mức độ chênh lệnh về hiệu quả sử dụng chi phí giữa các loại hình trang trại trên là khơng đáng kể.

- Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn có hiệu quả sử dụng chi phí khá thấp. Nguyên nhân có thể do các trang trại trên địa bàn phần lớn có quy mô vừa và nhỏ. Những năm gần đây trên địa bàn có xảy ra một số loại dịch bệnh khiến chi phí cho hoạt động chăm sóc thú y,mua con giống và thức ăn chăn ni tăng cao cộng với hiện trạng một số loại gia súc, gia cầm xuống giá trầm trọng khiến hiệu quả sử dụng chi phí giảm xuống.

Hiệu quả sử dụng lao động

- Từ bảng số liệu thống kê có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của các loại hình trang trại trên địa bàn nghiên cứu khá cao. Bình quân một lao động tham gia sản xuất tạo ra 459,11 triệu đồng doanh thu và 82,67 triệu đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu là do các trang trại chủ yếu sử dụng lao động gia đình, ngồi ra cịn th mướn lao động tuy nhiên số lượng th khơng đáng kể. Do đó các trang trại tiết kiệm được một

khoản chi phí khá lớn cho việc chi trả tiền cơng lao động.

- Đối với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thì trang trại chăn ni là loại hình có hiệu quả sử dụng lao động lớn nhất. Một lao động tham gia chăn nuôi tạo ra 717,19 triệu đồng doanh thu và 115,10 triệu đồng lợi nhuận. Một lao động tham gia trồng trọt tạo ra 41,67 triệu đồng doanh thu và 18,07 triệu đồng lợi nhuận. Với loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp thì một lao động tham gia sản xuất tạo ra 155,31 triệu đồng doanh thu và 49,08 triệu đồng lợi nhuận.

b) Hiệu quả xã hội

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn rú cát huyện Quảng Điền đã đạt được những thành tựu nhất định. Nó đóng vai trị hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cịn khó khăn này. Ngồi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại thì có thể thấy hiệu quả xã hội của việc phát triển kinh tế trang trại còn được thể hiện ở những mặt sau:

- Thứ nhất: Kinh tế trang trại đã góp phần đưa nền nơng nghiệp huyện Quảng Điền

phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy những tiềm năng và lợi thế của địa phương, khai thác diện tích đất hoang hóa, đất trống, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa tương đối lớn, thúc đẩy q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.

-Thứ hai: Kinh tế trang trại cũng đã tạo điều kiện thúc đẩy cơng nghiệp hóa nơng

nghiệp, nơng thơn, đổng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ ba:Kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền đã huy động các nguồn lực trong

dân (vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất) để đầu tư cho sản xuất, mở ra hướng đi mới cho việc huy động vốn trong dân vào việc đầu tư phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thứ tư:Các trang trại đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng sơ sở hạ

tầng, kết cấu hạ tầng cho những vùng cịn khó khăn, góp phần xây dựng nơng thôn mới, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân và tạo việc làm cho lao động địa phương.

- Thứ năm:Các trang trại đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế cho các xã có vùng đồi

cát nội đồng phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Thứ sáu: Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận

nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, người nông dân tự biết không chỉ sản xuất những sản phẩm họ có mà phải sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần, góp phần tạo lập mơ hình sản xuất kinh doanh mới trong nơng nghiệp nơng thơn. Nhiều chủ trang trại

đã có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường.Một số trang trại đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

c) Hiệu quả môi trường

- Trang trại tập trung ở vùng rú cát nội đồng tách biệt với khu vực đông dân cư sinh sống. Do đó các vấn đề ơ nhiễm chất thải, mùi hôi, vi khuẩn lây bệnh cho cây trồng, dịch bệnh đối với vật ni được kiểm sốt hiệu quả hơn so các các hộ sản xuất nhỏ lẻ.

- Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý, xử lý và giải quyết ơ nhiễm từ các trang trại cịn có nhiều điều đáng bàn bởi nó đã và đang gây nên tình trạng ơ nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của nhiều người dân cũng như gây bức xúc cho người dân xung quanh các trang trại gây ô nhiễm.

- Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng nhà nước một số trang trại đã có ý thức hơn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ mơi trường. Theo Ơng Nguyễn Thuận, một chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn rú cát huyện Quảng Điền thì để giảm thiểu ơ nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của trang trại ông đã đầu tư xây dựng một số hạng mục như: Biogas, hầm chứa, bể lắng, hồ sinh học,..... Các biện pháp bảo vệ môi trường này đang ngày càng được nhân rộng và phát huy được hiệu quả

2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong q trình phát triển của kinh tế trangtrại trên rú cát ở huyện Quảng Điền trại trên rú cát ở huyện Quảng Điền

a) Về thuận lợi

- Các trang trại được hình thành trên vùng diện tích đất rộng lớn, ở vùng cao không bị ngập lụt và cách xa khu dân cư.

- Một số trang trại trên địa bàn đã có liên kết với các doanh nghiệp về kỹ thuật, giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.

- Nhiều trang trại đã áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, chuồng trại, thiết bị chăn ni, phịng chống dịch bệnh, nhờ vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất được nâng lên.

- Năng lực tổ chức sản xuất của các hộ làm kinh tế trang trại ngày càng hồn thiện và được nâng cao.

- Đã hình thành một số trang trại sản xuất tập trung có hiệu quả. Đây là những tiền đề để mơ hình kinh tế trang trại phát triển hoàn thiện trong thời gian sắp tới.

b) Về khó khăn

- Phát triển kinh tế trang trại trại ở vùng cát nội đồng đã có chuyển biến chiều sâu. Tuy nhiên, vẫn cịn một số hộ khơng kiên trì, chịu khó, thiếu mạnh dạn đầu tư nên hiệu quả thấp.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho phát triển kinh tế trang trại vẫn còn hạn chế, nhất là hệ thống đường giao thông, đường dây dẫn điện và đường dây nối mạng.

- Việc tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của nhiều trang trại cịn ở trình độ thấp, theo lối thủ công. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn nhiều hạn chế, vì vậy hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa trở thành đầu tàu của lực lượng sản xuất tiên tiến.

- Kinh tế trang trại đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, do vậy các trang trại nhất là trang trại chăn nuôi thường thiếu vốn sản xuất. Phần lớn các trang trại trên địa bàn chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, do đó khó khăn trong việc thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.

- Lao động có trình độ chun mơn thấp, lao động khơng qua đào tạo là phổ biến. Thiếu lao động chuyên sâu làm các cơng việc kĩ thuật như: kiểm tra, kiểm sốt dịch bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi. Chủ trang trại đa số xuất thân từ nơng dân, do đó chậm đổi mới và tiếp thu với những tiến bộ khoa học công nghệ.

- Giá cả sản phẩm bấp bênh không ổn định, nhiều trang trại chưa tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các trang trại phải tự tìm nguồn đầu ra, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, sản phẩm chủ yếu được buôn bán nhỏ lẻ ở trong tỉnh và do thương lái địa phương tiêu thụ. Việc liên kết, hợp tác sản xuất giữa các trang trại về giống, kĩ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cịn chưa chặt chẽ.

- Vấn đề mơi trường chưa được xử lý triệt để, nhiều trang trại trốn tránh việc đầu tư đầy đủ các cơng trình bảo vệ mơi trường vì mục tiêu lợi nhuận nên chất thải, nước thải và khí thải từ các trang trại chăn ni xả thẳng ra mơi trường. Từ đó làm suy giảm chất lượng mơi trường khu vực và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở các vùng lân cận

- Các trang trại chưa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, các hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế trang trại chưa được quan tâm đúng mức.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN RÚ CÁT Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại trên rú cát của huyện đến năm 2030 3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền trở thành hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên rú cát tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54)