Loại hình trang trại Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Trang trại trồng trọt 8.861 8.745 8.935 9.178 9.216 Trang trại chăn nuôi 8.133 9.206 12.642 15.068 20.869 Trang trại NTTS 4.720 4.690 4.644 4.175 2.350
Trang trại khác 941 1.133 893 968 1.053
Tổng số 22.655 23.774 27.114 29.389 33.488
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Từ bảng số liệu có thể thấy loại hình sản xuất của trang trại có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng trọt, thủy sản và tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi. Tỷ trọng trang trại chăn nuôi tăng từ 35,89 % năm 2012 lên 62,32 % năm 2016. Sự gia tăng số lượng trang trại chăn nuôi phù hợp với các chính sách phát triển chăn ni theo mơ hình tập trung, quy mơ lớn, xa khu dân cư giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, trong những năm qua dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm không xảy ra trên diện rộng, giá cả ổn định, đảm bảo cho trang trại chăn ni có lãi. Các doanh nghiệp lớn đầu tư và tham gia vào hoạt động chăn ni nên đã có tác động tích cực đến hoạt động của các trang trại chăn nuôi gia công trong thời gian vừa qua. Số lượng trang trại thủy sản giảm mạnh, giảm 2370 trang trại ( giảm 50,21%) so với năm 2012. Nguyên nhân số lượng trang trại thủy sản giảm nhiều chủ yếu do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm biến động mạnh làm cho người nuôi gặp rất nhiều rủi ro nên không dám đầu tư lớn. Bên cạnh đó năm 2016 tình hình hạn hạn, xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã làm giảm diện
tích cũng như sản lượng thu hoạch của các hộ nuôi tôm theo quy mơ lớn nên khơng đạt tiêu chí trở thành trang trại. Như vậy xét trên phạm vi cả nước loại hình trang trại có sự biến động mạnh, giảm số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản và tăng mạnh số lượng trang trại chăn nuôi.
- Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ( 6.271 trang trại, chiếm 18,73%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.797 trang trại, chiếm 20,29 %) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.803 trang trại, chiếm 8.37%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng (9.946 trang trại, chiếm 29,7%) chủ yếu là chăn nuôi. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (3.630 trang trại, chiếm 10,84%); Tây nguyên (4.041 trang trại, chiếm 12,07%). Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long , Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có điều kiện về đất đai, mặt nước, khí hậu thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn và là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất.