4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần nghiên cứu và nhanh chóng hồn thiện và gia tăng nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu ngày một khắt khe của khách hàng, đưa ra các tiêu chí và các cơ sở phân tích phù hợp với từng nhóm khách hàng để áp dụng các chính sách phù hợp, phát triển đa dạng hơn nữa các loại hình tín dụng.
- Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực
+ Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ trong toàn hệ thống. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các cán bộ, nhân viên, có các chương trình thi đua khen thưởng tạo động lực cho nhân viên, đưa ra các chế độ thưởng phạt, khuyến khích cán bộ tích cực học hỏi đồng thời nâng cao trình độ chun mơn.
+ Tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên đào tạo và phân về chi nhánh, đảm có đủ số lượng nhân sự cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu công việc. Chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng ngày một cao trong khi tình trạng hiện nay ở các chi nhánh hầu hết là một cán bộ phải đảm đương quá nhiều công việc cùng một lúc, do đó dẫn đến tình trạng khơng hồn thành được chỉ tiêu, chất lượng hiệu quả công việc không được cao và cán bộ nhân viên bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do vậy ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần lấy ý kiến của các chi nhánh về vấn đề bổ sung nhân sự để từ đó lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ để phân về chi nhánh đảm bảo đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ công việc được giao
- Thứ ba, ban hành bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng
xử của cán bộ ngân hàng
Trong những năm gần đây, sự đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp được nhân rộng ra hầu hết các nghề nghề của xã hội. Lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ và càng được lưu tâm hơn khi hàng loạt đại án ngân hàng xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua. Ngân hàng là doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp, nơi mà mỗi hoạt động nghiệp vụ đều tuân thủ theo các quy trình. Điều đáng tiếc là mọi thứ đều có thể có quy trình, trừ đạo đức nghề nghiệp. Quy trình đầy đủ chặt chẽ
nhưng các hành vi phạm tội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn xảy ra. Ở mỗi ngân hàng, quy trình nghiệp vụ thường rất rõ ràng những quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lại rất trừu tượng. Ranh giới để phân biệt đâu là đạo đức nghề nghiệp, đâu là thao tác nghiệp vụ trong nhiều trường hợp là rất mong manh, khó xác định. Trên thực tế, các ngân hàng thường hay triển khai đào tạo bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên hầu như các khóa học này đều chỉ tập trung vào cải thiện kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian...) mà thiếu đi vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Các chuẩn mực đạo đạo đức nghề nghiệp thường được xây dựng trên nền tảng ý thức trách nhiêm. Mà ý thức trách nhi ệm lại được xây dựng dựa trên sự nhận thức về các trách nhiệm rủi ro pháp lý trong nghề nghiệp. Người hiểu được nghề ngân hàng thường là người nhân thức được rủi ro pháp lý nghiệp vụ. Từ đó, họ có những ứng xử theo chuẩn mực đòi hỏi từ nhận thức về trách nhiệm, suy cho cùng là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp - vấn đề mà các ngân hàng chưa chú trọng đúng mực trong hoạt động đào tạo cán bộ của mình. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần quy định ban hành mới một bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng của mình làm sao thật đơn giản, dễ hiểu, và phổ biến đến toàn thể người lao động trong hệ thống để họ tuân thủ và làm theo.
- Thứ tư, xây dựng hệ thống quản lý tín dụng tiên tiến, hiện đại
Xây dựng các hệ thống quản lý tín dụng phù hợp, giảm thiểu quy trình tuy nhiên vẫn đảm bảo công tác điều hành quản trị từ trụ sở chính đến các chi nhánh, PGD. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và thẩm định để kịp thời ngăn chặn và có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
- Thứ năm, phát triển năng lực tài chính ngân hàng
Tăng vốn tự có
+ Từ nguồn vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngồi và khơng làm mất quyền kiểm sốt. Do
vậy, ngân hàng cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, tránh tình trạng chi trả cổ tức quá cao làm tăng truởng vốn.
+ Từ bên ngoài bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc trái phiếu chuyển đổi
+ Huy động từ việc kêu gọi các cổ đông chiến luợc có tiềm lực tài chính và giàu kinh nghiệm quản lý, điều hành, công nghệ tiên tiến
Nâng cao chất luợng tài sản có
+ Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu, tích cực tăng cuờng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng, bán nợ cho VAMC. Tiếp tục tăng cuờng các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản bảo đảm và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.
+ Tăng cuờng chất luợng hoạt hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần rà sốt lại chính sách khách hàng, chính sách quản trị rủi ro (chính sách tài sản bảo đảm, chính sách tín dụng).
- Thứ sáu, Phát triển công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng TMCP Công Thuong Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, đầu tu phát triển nhiều ứng dụng công nghệ cao trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị, huớng tới trở thành ngân hàng điện tử, ngân hàng số trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhu vũ bão, nâng cao năng lực cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác. Chú trọng đầu tu, hoàn thiện kết cấu co sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể hiện đại, tự động hóa hầu hết các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng công nghệ số, xây dựng ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng cơng nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều, thơng minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Thứ bảy, nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong mơ hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn là một yếu tố mang tính sống cịn. Vì vậy, bộ phận KSNB của Vietinbank- chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Duong cần phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB: đảm bảo chất luợng từng cuộc
kiểm soát; ban hành những chính sách và thủ tục giúp cho các chỉ thị điều hành đuợc thực hiện; Thuờng xuyên rà soát các văn bản, chính sách để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn kinh doanh.
+ Tăng cuờng công tác KSNB định kỳ và đột xuất: Mục đích nhằm phát
hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nuớc, của ngân hàng. Qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.
+ Xây dựng chiến luợc phát triển cho bộ phận KSNB . Xác định nhu cầu
về nguồn nhân lực cho bộ phận KSNB cho thời gian hiện tại và trong tuơng lai; Xây dựng những tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động của KSNB nhu: Các chỉ tiêu truyền thống để đánh giá kết quả hoạt động này nhu số biên bản, kết luận đuợc công bố, số sai phạm đuợc phát hiện, hay số luợng kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra...
+ Hoàn thiện quy trình và phuơng pháp KSNB: nhằm xác định rõ vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất luợng các cuộc kiểm tra.
+ Bên cạnh đó, KSNB của Vietinbank - chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Duơng cũng cần tăng cuờng công tác kiểm soát từ xa duới hình thức gián tiếp thông qua báo cáo trên hệ thống mạng, phần mềm nội bộ, văn phòng trực tuyến của ngân hàng. Tất cả nhằm đạt đuợc mục tiêu cuối cùng là hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của Nhà nuớc.
Ket luận chương 3
Từ lý luận đã trình bày trong chương 1, thực trạng đã phân tích trong chương 2, trên cơ sở định hướng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương, chương 3 luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm không ngừng phát triển hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương, tiệm cận với những thông lệ quốc tế. Ngoài ra chương 3 còn đề cập những kiến nghị, là những điều kiện để thực thi tốt các giải pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN
Cho vay KHCN gắn với sự hình thành phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là tại Tỉnh Hải Dương. Việc cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình giúp tạo nguồn lực cho các cá nhân, hộ gia đình có thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng thời góp phần vào thúc đẩy hoạt động ngân hàng một cách có hiệu quả đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Là một chi nhánh ngân hàng cấp 1, với quy mô nguồn vốn lớn đã đưa VietinBank - chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương trong ba năm vừa qua đạt được những thành tựu nhất định trong mọi hoạt động, trong đó bao gồm hoạt động cho vay KHCN. Tuy nhiên, quy mô và hiệu quả cho vay KHCN của chi nhánh còn chưa tương xứng với tiềm lực của chi nhánh cũng như tiềm năng của địa phương biểu hiện ở doanh số, dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, hiệu quả mang lại.... Hoạt động này của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng trên địa bàn hoạt động. Các hình thức cho vay cho vay KHCN của chi nhánh còn khá đơn điệu, chưa phong phú và đa dạng.
Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương và kết hợp với những định hướng phát triển chung của ngành cũng như của địa phương, tác giả thấy rằng quy mô và hiệu quả cho vay KHCN tại Chi nhánh hiện có thể đánh giá là tương đối tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro tiềm ẩn. Do đó, việc phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương là thực sự quan trọng và cần thiết để giúp Ngân hàng phát triển bền vững và hiệu quả. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động cho vay
KHCN tại chi nhánh, tác giả đã chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng với đối tượng khách hàng trên.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Q thầy, cơ và đồng nghiệp để đề tài có thể hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Duy Chiến (2017), Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Học viện Tài Chính
2. Đinh Xuân Hạng và T.S Nghiêm Văn Bảy (2014), Giáo trình Quản trị
Ngân hàng thương mại 1, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị Ngân
hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Đào Mạnh Hùng (2018), Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính
5. Hoàng Thị Cam Vân (2015), Phát triển hoạt động cho vay đối với khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học tài chính Marketing
6. Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Thị Mùi và Th.S Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị
dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng hợp
Ngân hàng nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2017, 2018, 2019, Hải Dương
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng, Hà Nội
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích , phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Hà Nội
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thơng tư 39/2016/TT-NHNN Quy
định về hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, Hà Nội
12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc Ban hành quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán lẻ, Hà Nội
13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc Ban hành quy định cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng bán lẻ, Hà Nội
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
3045/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 về việ quy trình Cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
167/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 và các văn bản sửa đổi bổ sung về việc Ban hành quy định khung hoạt động cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Hà Nội
16. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
2186/2017/QĐ-TGĐ-NHCT63 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc Ban hành sản phẩm cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
Hà Nội
17. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số
nhận chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà, xây dựng, sửa chữa nhà để ở và kinh doanh một phần đối với KIIBL". Hà Nội