Lượng RTSH phát sin hở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 38)

STT Loại đơ thị Lượng RTSH bình

quân/người(kg/người/ngày) Lượng RTSH phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930

Nguồn: Cục Bảo vệ mơi trường, 2008

Tỷ lệ phát sinh bình qn đầu người tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày. (Theo Cục Bảo vệ môi trường, 2008)

Với các kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh RTSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng RTSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan, bộ, ngành cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng , đầu tư cơng nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu mơi trường do RTSH gây ra.

Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đơ thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%. Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chơn lấp. Cả nước có 91 bãi chơn lấp rác thải thì

có đến 70 bãi chơn lấp khơng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh. Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng. Nếu phân loại tại nguồn tốt, rác thải sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 -65%. Chất thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost. Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành cơng nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải.7

Hiện nay, phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chơn lấp.Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chơn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chơn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác thải tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng lượng rác thải phát sinh, trong khi đó việc tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng 10 – 12% khối lượng rác thải.

Ở nước ta, cơng tác quản lý rác thải cịn nhiều lỏng lẻo, do một số nguyên nhân như: hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ mơi trường vẫn cịn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường; các quy định về thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song cịn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải; các chế tài xử phạt vi phạm hành chính cịn q thấp, chưa đủ sức răn đe, phịng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…

2.3.Thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở Thừa Thiên Huế

Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chương trình trọng điểm về bảo vệ mơi trường với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp 70 tỷ đồng, còn lại là vốn từ ngân sách Nhà nước. Thừa Thiên Huế là địa phương xác định đúng yêu cầu kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và lợi ích đời

7 Viện chiến lược chính sách (2010), Đề cương chi tiết báo cáo tình hình phát triển ngành TN & MT và xây dựng chiến lược phát triển ngành TN & MT NĂM 2011 – 2020.

sống cộng đồng. Tỉnh đã tăng cường cơng tác giáo dục và triển khai có kết quả bảo tồn thiên nhiên, nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của địa phương; ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường trên địa bàn.

Nhờ làm tốt cơng tác xã hội hóa việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải nên thành phố Huế đang là 1 trong 10 đô thị sạch nhất của nước do Hiệp hội các đơ thị Việt Nam bình chọn. Cơng ty MTĐT đã có nhiều sáng kiến làm sạch đơ thị, tỉ lệ thu gom rác thải đạt 80% khối lượng trở lên/ngày, hè phố được lát gạch hoặc bê tơng hóa đạt tỉ lệ từ 70% trở lên…Cơng ty Mơi trường và Cơng trình đơ thị Huế đã phối hợp với các xã, phường tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đơ thị, giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; đặt thêm 180 thùng rác trên các tuyến phố trung tâm . Cơng ty đã tính tốn xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý cho từng tổ đội, và cá nhân để thu gom và vận chuyển hết lượng rác thải trên 377 km đường phố với tổng lượng rác thải khoảng 4.258 m3/ngày đem; đồng thời quản lý và vận hành 247,3 km đường điện chiếu sang, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Nhưng bên cạnh đó, cùng với q trình phát triển nhanh về nhà ở, các cơng trình xây dựng mới, các làng nghề, gia tăng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý...đã gây quá tải đối với hệ thống thoát nước, cây xanh bị chặt phá nhiều và môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước, đất và khơng khí. Cụ thể như: Khu cơng nghiệp Phú Bài đi vào sản xuất chưa có hệ thống xử lý chất thải hồn thiện đã gây ơ nhiễm nghiêm trọng, nước thải khu cơng nghiệp cịn khiến 100% giếng nước của người dân trong khu vực bị nhiễm độc nên khơng thể sử dụng. Nhiều hộ dân đã tính bỏ làng đi nơi khác vì cuốc sống hiện tại đang đi vào ngõ cục; các ngành đúc đồng và sản xuất vơi hàu hoạt động trong tình trạng cơng nghệ sản xuất thủ cơng, lạc hậu, khơng có hệ thống xử lý khói, bụi hợp quy chuẩn. Các cơ sở này sử dụng cao su, lốp xe hỏng, dầu nhớt phế thải để đốt lò nên người dân xung quanh vùng cịn phải đối mặt với khói đen và mùi cao su cháy khét. Làng bún Vân Cù thì hầu như rác và chất thải từ các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp ra ngoài, kể cả sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Hay là bãi rác ở Thủy Phương gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng do sự rị rỉ nước thải từ hệ thống xử lý rác thải tập

trung tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện còn một số cơ sở sản xuất khác như: Nhà máy chế biến cao su tại Nam Đông và Phong Điền, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Phong An, Nhà máy xi măng Long Thọ… gây ô nhiễm nặng nề mà chưa được xử lý. Việc phân loại rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư, hộ gia đình trong thành phố cũng được tuyên truyền, phổ biến nhưng hiệu quả vẫn cịn thấp.

Vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang cịn nhiều bức xúc nhưng lãnh đạo và nhân dân Thừa Thiên Huế đang dần khắc phục tình trạng này, cụ thể: Tỉnh đã xã hội hóa việc thu gom rác thải, Cơng ty MTĐT Huế thành lập các xí nghiệp thu gom rác thải để vươn ra các khu vực ngoại ô thành phố, đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho các vùng ven và các Phường, thị tứ phụ cận. Mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt đô thị đang được mở rộng. Việc đầu tư thực hiện các bãi chôn lấp rác theo quy hoạch của tỉnh đang được triển khai theo đúng tiến độ. Đặc biệt thời gian tới hai khu liên hiệp xử lý chất thải quy mô ở xã Phú Sơn ( Hương Thủy) và Hương Bình ( Hương Trà) trên tầm quy hoạch của tỉnh được xây dựng sẽ là hướng đầu tư khả thi cho việc xử lý lượng rác thải đang ngày càng gia tăng trên địa bàn. Ngoài ra để phù hợp với từng điều kiện địa hình của từng vùng, cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt được thiết kế theo mơ hình bãi chơn lấp chìm áp dụng cho vùng gị đồi và bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi cho vùng đồng bằng ven biển.

Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu phí vệ sinh mơi trường do dân đóng góp đảm bảo 15% nguồn chi phí chung cho cơng tác xử lý vệ sinh môi trường, tăng 5% so với hiện nay.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

Ở PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu2.1.1.Điều kiện tự nhiên 2.1.1.Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa

Phường Tứ Hạ là trung tâm thị xã Hương Trà, là điểm dân cư đô thị quan trọng nằm dọc trục quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 17 km về phía Bắc. Phường có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội của tồn vùng phía Bắc Huế, có quốc lộ 1A đi qua dài 3,92 km, sông Bồ chảy qua dài 5,04 km, đường tỉnh lộ 16 dài 2,98 km. Tứ Hạ nằm ở phía Bắc huyện Hương Trà, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp sơng Bồ.

- Phía Tây giáp xã Hương Văn, Hương Vân - huyện Hương Trà. - Phía Đơng giáp sơng Bồ.

- Phía Nam giáp xã Hương Văn huyện Hương Trà.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Tứ Hạ có địa hình tương đối bằng phẳng, do q trình bồi tụ phù sa của sông Bồ đất đai tương đối màu mỡ, thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng gị đồi và đồng bằng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, nằm trên cao độ trung bình là 6m, cao độ khống chế tối thiểu của toàn phường là 6m (6m là không bị ngập lụt) và cao độ thay đổi từ khu vực ven sơng Bồ lên vùng gị đồi phía Tâycủa phường.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của phường chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Nam và miền Bắc. Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khơ nóng.

+Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 25,20C nhưng biên độ nhiệt dao động khá lớn, nhiệt độ cao nhất là 41,80C và nhiệt độ thấp nhất là 10,50C. Số giờ nắng trung bình là 1.952 giờ.

+Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung vào tháng 8 và kết thúc gần cuối tháng 12 hàng năm. Lượng mưa cao nhất thường tập trung vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, vào những tháng này thường hay xảy ra lũ lụt và

lượng mưa giai đoạn này chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 153 ngày.

Lượng mưa trung bình năm: 2.955 mm Lượng mưa lớn nhất năm: 4.937 mm Lượng mưa tối thiểu năm: 1.882 mm

+Chế độ gió: Chế độ gió diễn biến theo mùa và được phân thành 2 mùa rõ rệt: Gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vận tốc gió trung bình 3 – 4 m/s ( cực đại là 9 m/s)

Gió Đơng Bắc ẩm lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 – 4 m/s ( cực đại là 10 m/s), tháng 1 là thời kỳ gió Đơng Bắc hoạt động mạnh nhất.

Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 8 và thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, tần suất bão trung bình năm khoảng 0,4 trận/năm.

+Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân năm là 84.5%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 15%. Tính chất của các dịng khơng khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên 2 thời kỳ khô và ẩm khác nhau, mùa đông độ ẩm lớn và là thời kỳ mưa nhiều nhất.

Với thời tiết khí hậu nêu trên, phường Tứ Hạ có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều thường gây ra lụt lội và hạn hán, do đó cần thiết phải tích cực về chọn giống và thủy lợi nhằm bảo đảm chủ động tưới tiêu về mùa hạ và tiêu úng về mùa lũ.

2.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn phân bố đều, sông Bồ đổ vào phá Tam Giang trước khi đổ ra biển, dịng sơng ngắn, dốc, phần hạ lưu quanh co và cửa thốt ra biển hẹp.

Sơng Bồ đi qua ranh giới phía Tây và phía Bắc của phường có chiều dài khoảng 5,04 km, lưu lượng dịng chảy 4.000 m3/s có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn của khu vực phường nhất là khu đất ven sơng – làng phía Tây. Mùa mưa nước lớn, dịng chảy mạnh, nước dâng nhanh và thường gây ra lũ lụt ở khu vực dọc sông Bồ.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

-Phường Tứ Hạ có diện tích tự nhiên là 845,40 ha bao gồm các nhóm đất sau:

+Nhóm đất phù sa (P)

Được hình thành do sự bồi tụ của sơng Bồ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình được phân bố ở những khu vực bằng phẳng. Loại đất này thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là các loại cây lương thực, thực phẩm.

Trên loại đất phù sa, các chỉ tiêu về tính chất hóa học đất trong những năm gần đây đều thay đổi theo chiều hướng khơng có lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là độ PH đất. Việc thay đổi độ chua theo hướng dẫn tăng dần theo các năm là hậu quả của việc sử dụng phân đạm với liều lượng lớn, nhất là không cân đối với lân và xem nhẹ vai trị của phân hữu cơ

+Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):

Loại đất này được phát triển trên đá mẹ granit, trầm tích và đá biến chất, đá phong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, tỷ lệ mùn cao nhưng phân giải chậm, lân và kali nghèo. Đất có khả năng trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, hồ tiêu, cây ăn quả.

+Nhóm đất biến đổi do trồng lúa (Lp):

Đây là loại đất phù sa rất thích hợp cho trồng lúa, có tầng đất khá dày, đất đai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha hàng năm được bồi đắp phù sa bởi sông Bồ. Loại đất này chủ yếu tập trung ven sông Bồ.

 Tài nguyên nước

-Sông Bồ bắt nguồn từ khe Quaoxin và Rào Căn dài 25 km chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc ra sơng Hương và phá Tam Giang. Chiều rộng trung bình là 250 m, diện tích lưu vực là 680 km2. Về mùa lũ nước thường dâng cao từ 3 - 5 m, lưu lượng dịng chảy trung bình khoảng 4.000 m3/s, lưu lượng kiệt là 5 m3/s. Nói chung nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa phong phú, trữ lượng nước rất lớn luôn cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng, nước sinh hoạt và công nghiệp.

Trên địa bàn Phường có 81,80 ha đất lâm nghiệp chiếm 9,68% diện tích tự nhiên với diện tích có rừng là 81,80 ha chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Hiện tại rừng chủ yếu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 38)