2 .Cơ sở thực tiễn
2.1 .Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa
Phường Tứ Hạ là trung tâm thị xã Hương Trà, là điểm dân cư đô thị quan trọng nằm dọc trục quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 17 km về phía Bắc. Phường có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội của tồn vùng phía Bắc Huế, có quốc lộ 1A đi qua dài 3,92 km, sông Bồ chảy qua dài 5,04 km, đường tỉnh lộ 16 dài 2,98 km. Tứ Hạ nằm ở phía Bắc huyện Hương Trà, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp sơng Bồ.
- Phía Tây giáp xã Hương Văn, Hương Vân - huyện Hương Trà. - Phía Đơng giáp sơng Bồ.
- Phía Nam giáp xã Hương Văn huyện Hương Trà.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phường Tứ Hạ có địa hình tương đối bằng phẳng, do q trình bồi tụ phù sa của sông Bồ đất đai tương đối màu mỡ, thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng gị đồi và đồng bằng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, nằm trên cao độ trung bình là 6m, cao độ khống chế tối thiểu của toàn phường là 6m (6m là không bị ngập lụt) và cao độ thay đổi từ khu vực ven sơng Bồ lên vùng gị đồi phía Tâycủa phường.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của phường chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Nam và miền Bắc. Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khơ nóng.
+Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 25,20C nhưng biên độ nhiệt dao động khá lớn, nhiệt độ cao nhất là 41,80C và nhiệt độ thấp nhất là 10,50C. Số giờ nắng trung bình là 1.952 giờ.
+Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung vào tháng 8 và kết thúc gần cuối tháng 12 hàng năm. Lượng mưa cao nhất thường tập trung vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, vào những tháng này thường hay xảy ra lũ lụt và
lượng mưa giai đoạn này chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 153 ngày.
Lượng mưa trung bình năm: 2.955 mm Lượng mưa lớn nhất năm: 4.937 mm Lượng mưa tối thiểu năm: 1.882 mm
+Chế độ gió: Chế độ gió diễn biến theo mùa và được phân thành 2 mùa rõ rệt: Gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vận tốc gió trung bình 3 – 4 m/s ( cực đại là 9 m/s)
Gió Đơng Bắc ẩm lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 – 4 m/s ( cực đại là 10 m/s), tháng 1 là thời kỳ gió Đơng Bắc hoạt động mạnh nhất.
Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 8 và thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, tần suất bão trung bình năm khoảng 0,4 trận/năm.
+Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân năm là 84.5%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 15%. Tính chất của các dịng khơng khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên 2 thời kỳ khô và ẩm khác nhau, mùa đông độ ẩm lớn và là thời kỳ mưa nhiều nhất.
Với thời tiết khí hậu nêu trên, phường Tứ Hạ có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều thường gây ra lụt lội và hạn hán, do đó cần thiết phải tích cực về chọn giống và thủy lợi nhằm bảo đảm chủ động tưới tiêu về mùa hạ và tiêu úng về mùa lũ.
2.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn phân bố đều, sông Bồ đổ vào phá Tam Giang trước khi đổ ra biển, dịng sơng ngắn, dốc, phần hạ lưu quanh co và cửa thốt ra biển hẹp.
Sơng Bồ đi qua ranh giới phía Tây và phía Bắc của phường có chiều dài khoảng 5,04 km, lưu lượng dịng chảy 4.000 m3/s có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn của khu vực phường nhất là khu đất ven sơng – làng phía Tây. Mùa mưa nước lớn, dịng chảy mạnh, nước dâng nhanh và thường gây ra lũ lụt ở khu vực dọc sông Bồ.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
-Phường Tứ Hạ có diện tích tự nhiên là 845,40 ha bao gồm các nhóm đất sau:
+Nhóm đất phù sa (P)
Được hình thành do sự bồi tụ của sơng Bồ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình được phân bố ở những khu vực bằng phẳng. Loại đất này thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là các loại cây lương thực, thực phẩm.
Trên loại đất phù sa, các chỉ tiêu về tính chất hóa học đất trong những năm gần đây đều thay đổi theo chiều hướng khơng có lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là độ PH đất. Việc thay đổi độ chua theo hướng dẫn tăng dần theo các năm là hậu quả của việc sử dụng phân đạm với liều lượng lớn, nhất là không cân đối với lân và xem nhẹ vai trị của phân hữu cơ
+Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):
Loại đất này được phát triển trên đá mẹ granit, trầm tích và đá biến chất, đá phong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, tỷ lệ mùn cao nhưng phân giải chậm, lân và kali nghèo. Đất có khả năng trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, hồ tiêu, cây ăn quả.
+Nhóm đất biến đổi do trồng lúa (Lp):
Đây là loại đất phù sa rất thích hợp cho trồng lúa, có tầng đất khá dày, đất đai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha hàng năm được bồi đắp phù sa bởi sông Bồ. Loại đất này chủ yếu tập trung ven sông Bồ.
Tài nguyên nước
-Sông Bồ bắt nguồn từ khe Quaoxin và Rào Căn dài 25 km chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc ra sơng Hương và phá Tam Giang. Chiều rộng trung bình là 250 m, diện tích lưu vực là 680 km2. Về mùa lũ nước thường dâng cao từ 3 - 5 m, lưu lượng dịng chảy trung bình khoảng 4.000 m3/s, lưu lượng kiệt là 5 m3/s. Nói chung nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa phong phú, trữ lượng nước rất lớn luôn cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng, nước sinh hoạt và công nghiệp.
Trên địa bàn Phường có 81,80 ha đất lâm nghiệp chiếm 9,68% diện tích tự nhiên với diện tích có rừng là 81,80 ha chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Hiện tại rừng chủ yếu là mới trồng chưa khai thác được với các cây như keo, tràm.
Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn phường đa số người dân tộc Kinh sinh sống từ lâu đời, ngoài ra dân tộc Pa Cơ có 4 người, Thái trắng có 1 người. Người dân ở đây có trình độ tương đối cao, số người ở trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
Phường Tứ Hạ là trung tâm chính trị, văn hóa, và an ninh quốc phịng của tồn thị xã Hương Trà. Những năm qua nền kinh tế của phường đã có những bước phát triển mạnh, đời sống vật chất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngày càng được nâng cao. Các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, phát triển tương đối hồn thiện như hệ thống đường giao thơng, điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học,…
Phường có nền kinh tế chủ yếu: thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Trong tương lai khu vực phường Tứ Hạ sẽ phát triển mạnh và mang dáng dấp là trung tâm của một Thị xã, vì vậy nhu cầu đầu tư là rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 11%, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm 39,78%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 33,94%, nông lâm thủy sản chiếm 26,28%. Thu nhập bình quân đầu người 6,5 triệu đồng/năm. Tỷ lệ nghèo toàn phường cuối năm 2006 là 3,15% gồm 63 hộ phấn đấu đến năm 2010 còn dưới 2%. Điều này cho thấy nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực đóng góp một phần đáng kể trong nền kinh tế thị xã Hương Trà.
Tổng giá trị của các ngành kinh tế trong năm 2013 như sau: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt: 211,29 tỷ đồng ( tăng 19,2% so với năm 2012), giá trị sản xuất ngành CN-TTCN ước đạt 201,42 tỷ đồng ( tăng 21,4% so với năm 2012).
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đẩy mạnh phát triển kinh doanh thương mại dịch vụ xem đây là ngành mũi nhọn phát triển kinh tế và mở rộng kêu gọi đầu tư vào khu cơng nghiệp là nguồn thu chính
của phường. Tiếp tục khai thác lợi thế địa bàn phường trung tâm huyện lỵ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tích cực thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển dịch vụ - thương mại trên địa bàn. Mở rộng phát triển kinh doanh, dịch vụ đa dạng ở các tuyến đường trung tâm, đường bờ sông Bồ, đường về cầu Tứ Hạ - Quảng Phú và một số khu vực dân cư có điều kiện. Đưa dịch vụ thương mại phát triển trên 539 hộ và xây dựng phường trở thành trung tâm phát triển mạnh về dịch vụ vận tải đường bộ ở khu vực phía Bắc của tỉnh.
Phối hợp với các ngành để đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp Tứ Hạ tạo điều kiện các thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng nhà máy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích các đơn vị tiểu thủ công nghiệp phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Phát triển các ngành nghề như sản xuất gạch ngói, mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, may mặc,…
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã chú trọng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó tập trung chuyển đổi giống và đổi mới phương thức canh tác, phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp chiếm 50% tỷ trọng ngành nông nghiệp.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trong những năm vừa qua sản xuất nơng nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được coi trọng, sản xuất bảo đảm đúng quy trình cơng tác chọn giống được ưu tiên hàng đầu. Hiện tại đã đưa giống lúa cấp I vào sản xuất đạt 100% diện tích, từng bước chuyển đổi một số diện tích cây trồng có năng suất hiệu quả kinh tế cao như sắn công nghiệp, cây bông vải, lạc xen hàng năm đều tăng. Diện tích các loại cây trồng hàng năm được ổn định với tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm 282,79ha, đạt 98,22% so với kế hoạch, giảm 3,04ha so với năm 2012 .Năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha/vụ, sản lượng là 771,14 tấn và tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm 1.200 tấn. Chuyển đổi một số loại cây trồng có năng suất thấp sang trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao như trồng rau màu và hoa cúc ở một số khu vực dân cư.
- Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển và làm tăng thu nhập của người dân như nuôi lợn khu vực 2, ni bị khu vực 6, ni gà khu vực 10…Tổng đàn gia súc trên địa bàn hiện có 3613 con, tăng 354 con so với năm 2012; trong đó: đàn lợn có 3450 con, tăng 290 con; đàn bò 85 con, tăng 64 con; đàn trâu 78 con ổn định so với năm 2012; thả nuôi 13 lồng cá, tăng 8 lồng so với năm 2012. Cơng tác phịng ngừa bệnh cho gia súc, gia cầm, dại chó, xây dựng lị mổ gia súc tập trung, công tác kiểm dịch và giết mổ thường xuyên phối hợp thực hiện tốt. Hiện nay việc nuôi cá nước ngọt đã được mở rộng dưới nhiều hình thức với diện tích 15,3 ha trong đó 13,2 ha mặt nước tự nhiên và có 34 lồng cá. Ngồi ra phong trào ni ba ba, dê, cá ao hồ ngày càng phát triển.
Khu vực kinh tế cơng nghiệp
- Tình hình sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng tăng. Các doanh nghiệp đã phát huy tính chủ động trong việc đầu tư mở rộng sản xuất các nhà máy, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả như nhà máy gạch Tuy nen, nhà máy Oxy nitơ, Phương Minh,… đến nay đã có 38 doanh nghiệp. Ngồi ra cịn có thêm các nhà máy sản xuất bột trét tường, sản xuất mộc dân dụng cưa xẻ gỗ, sản xuất gạch,… được duy trì hoạt động có hiệu quả và ngày càng mở rộng.
- Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cá thể tiếp tục duy trì và phát triển nhất là cơ sở sản xuất mộc, cơ khí, hàn gị, sản xuất vật liệu xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy đã thu hút nhiều lao động tham gia tạo điều kiện việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động và từng bước góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phường.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Trong những năm qua ngành thương mại dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ là ngành mũi nhọn có bước đột phá tạo nguồn lực chủ yếu cho nền kinh tế của Phường. Ngành này phát triển và hoạt động rất phong phú, đa dạng như buôn bán, nhà hàng, dịch vụ sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà ở, dịch vụ cơng cộng, dịch vụ văn hóa,… Vì vậy đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện tại ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất ở khu vực trung tâm Phường đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện tại chợ Phường đã đưa vào sử dụng, khuyến khích thu hút ngày càng nhiều hộ đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Phường đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân đầu tư kinh doanh như vật liệu xây dựng, vận tải, cơ khí, điện tử, xe máy,… Tuyến dọc bờ sông Bồ khu vực 8 từng bước phát triển mở rộng và đến nay trên địa bàn Phường số hộ kinh doanh đã tăng lên.
2.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số - lao động
Tổng dân số năm 2013 là 7.729 người với 2.204 hộ được chia thành 11 khu vực dân cư: khu vực 1 đến khu vực 11. Hầu hết người dân ở đây là dân tộc Kinh đã có tập quán sống lâu đời qua các thế hệ gồm 12 họ tộc và một số bộ phận dân cư từ nhiều tỉnh thành khác đến lập nghiệp.
Toàn phường Tứ Hạ có 4.213 người trong độ tuổi lao động trong đó 3.992 người có khả năng lao động. Số lao động có trình độ chun mơn tay nghề cao nhất trong tồn huyện; Phường có 870 lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học; 492 lao động có trình độ trung học chun nghiệp; 1.708 lao động có tay nghề và 922 lao động phổ thơng.
Mức sống dân cư
Đời sống người dân ở Phường Tứ Hạ cao nhất trong toàn huyện và ngày càng được nâng cao do nắm bắt được thị trường và mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, phát triển các ngành nghề, kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ đặc biệt trên lĩnh vực thuơng mại dịch vụ, mở rộng khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ dịch vụ thương mại, lao động trong khu cơng nghiệp. Phường có 547 hộ nơng nghiệp, 350 hộ công nghiệp xây dựng và 456 hộ dịch vụ và thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người. Số lao động trong ngành nông lâm ngư 956 người, công nghiệp xây dựng 456 người và dịch vụ 1.241 người. Vì vậy cuộc sống của người dân