.Đánh giá và đề xuất của hộ điều tra về phân loại,thu gom và xử lý RTSH

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 66)

2 .Cơ sở thực tiễn

2.4.2 .Đánh giá và đề xuất của hộ điều tra về phân loại,thu gom và xử lý RTSH

 Mức thu lệ phí rác thải tại phường Tứ Hạ: Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ – UBND ngày 30/8/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Đánh giá của hộ gia đình về mức phí VSMT.

Qua điều tra 60 hộ về sự hài lịng đối với mức phí VSMT được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 20: Đánh giá mức phí VSMT của các hộ gia đình

STT Mức độ phù hợp Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Rất phù hợp 2 3,33 2 Phù hợp 16 26,67 3 Bình thường 42 70,0 4 Khơng phù hợp 0 0 5 Rất không phù hợp 0 0 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng trên cho thấy, đa số người dân đều đánh giá rằng mức phí áp dụng là bình thường, có đến 42 hộ trả lời (70%), ở mức phù hợp có 16 hộ (26,67%), cịn đánh giá rất phù hợp chỉ có 2 hộ ( 3,33%); trong khi đó khơng có ai trả lời là mức phí áp dụng là khơng phù hợp và rất khơng phù hợp. Người dân đánh giá như vậy, bởi lẽ số tiền này phù hợp với mức sống của người dân ở nơi đây và cũng phù hợp với khối lượng rác của từng gia đình. Một số người cho rằng tiền thu phí VSMT được dùng để trả lương cho công nhân thu gom, xử lý nên họ nghĩ số tiền này là phù hợp.

2.4.2.2.Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH

Để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý RTSH trên địa bàn phường thì cơng việc điều tra nhận thức, hành vi của người dân đối với việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH đóng một vai trị rất quan trọng. Nhận thức và thái độ là vấn đề khó đo lường nên rất khó đưa ra thước đo chính xác, vì vậy tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường là hết sức phức tạp và khó khăn.

Khi được hỏi các hộ gia đình về việc xả rác bừa bãi gây ra ảnh hưởng như thế nào thì nhận được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 21: Các ảnh hưởng khi xả rác bừa bãi

STT Các ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Ơ nhiễm mơi trường 60 100,0

2 Mất mỹ quan khu phố 60 100,0

4 Gấy cản trở việc đi lại 56 93,33

5 Ảnh hưởng khác 24 40,0

6 Không biết 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Như vậy, 100% hộ đều thống nhất ý kiến cho rằng, khi xả rác bừa bãi thì sẽ gây ra những ảnh hưởng: Ơ nhiễm mơi trường, mất mỹ quan khu phố, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có 56 hộ thì nói rằng xả rác bừa bãi gây cản trở việc đi lại, chiếm tỷ lệ rất cao 93,33% và có 24 hộ cho rằng việc xả rác sẽ còn gây ra những ảnh hưởng khác với những ảnh đã nêu trên. Trong khi đó là khơng có hộ nào là khơng biết ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi. Như vậy, người dân trong phường nói chung và 3 TDP được điều tra nói riêng đều quan tâm đến vấn đề mơi trường. Họ hiểu và có ý thức tốt trong việc BVMT, họ nhận thức được rất rõ xả rác bừa bãi gây ra ảnh hưởng như thế nào đến mơi trường sống, đến khu phố, đường xóm – nơi mà họ đang sinh sống và làm việc.

Tìm hiểu về phản ứng của người dân trong phường khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi thì nhận được những phản hồi, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 22: Phản ứng của người dân khi thấy người khác xả rác bừa bãi

STT Phản ứng khi thấy người khác xả rác bừa bãi Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Không phản ứng 2 3,33 2 Khó chịu 21 35,0 3 Nhắc nhở 46 76,67 4 Báo chính quyền 6 10,0 5 Tự nhặt rác bỏ vào thùng 4 6,67 6 Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Bảng số liệu trên thể hiện số hộ khơng khơng phản ứng chỉ có 2 hộ( 3,33%) . Phần lớn các hộ được hỏi thì có phản ứng khi nhìn thấy người khác vứt rác bừa bãi là nhắc nhở có 46 hộ (chiếm 76,67%) và 21 hộ là cảm thấy khó chịu ( chiếm 35%). Cịn lại, có 6 hộ nghĩ phải báo chính quyền (10%) và tự nhặt rác bỏ vào thùng là có 4 hộ (6,67%).

Như vậy, người dân đều có phản ứng khi thấy người khác xả rác bừa bãi chứng tỏ người dân rất quan tâm đến mơi trường. Đó là một những thói quen tốt đem lại nhiều hiệu quả trong việc điều chỉnh những hành vi gây mất vệ sinh môi trường của những người xung quanh, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người Việt Nam nói chung và người dân ở phường

Tứ Hạ nói riêng vẫn đang là một vấn đề cần có sự quan tâm và tìm ra những biện pháp điều chỉnh hợp lý không chỉ là công việc của các cơ quan quản lý mà chính là cơng việc cần có sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư.

Vấn đề môi trường từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cơ quan quản lý môi trường cũng như hầu hết mọi người dân trong phường Tứ Hạ, đã có rất nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên những hoạt động đó chưa hồn tồn mang lại kết quả tốt, vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại, thu gom và xử lý RTSH vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hồn tồn khơng có. Do đó, vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại, xử lý rác đang là nhu cầu cần thiết trong công tác BVMT của phường.

Qua khảo sát 3 TDP của phường cho thấy: Địa bàn phường có tổ chức một số chương trình vận động người dân tham gia vào giữ gìn vệ sinh hay giúp cho người dân ý thức về BVMT như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng hay tổ chức các buổi họp TDP để người dân phản ánh về tình trạng mơi trường tại địa bàn...

Sau đây là kết quả khảo sát sự tham gia của người dân vào các chương trình dọn dẹp vệ sinh đường phố, BVMT:

Bảng 23: Tham gia các chương trình dọn dẹp vệ sinh đường phố, BVMTThường xuyên tham gia các chương trình Thường xuyên tham gia các chương trình

dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ mơi trường

Số gia đình

(hộ) Tỷ lệ (%)

Có 53 88,33

Khơng 7 11,67

Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Mức độ tham gia dọn dẹp vệ sinh đường phố của các hộ dân ở phường Tứ Hạ là rất tốt, chỉ có 7 hộ khơng tham gia (11,67%); trong khi đó có đến 53 hộ thường xuyên tham gia các chương trình mà chính quyền địa phương phát động , chiếm 88,33%.

Sau đây là một số đề xuất của các hộ gia đình được điều tra để nhằm cải thiện chất lượng phân loại, thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn phường Tứ Hạ để được tốt hơn:

-Vấn đề mà người dân quan tâm nhiều chính là việc mua sắm thêm các thùng rác công cộng, đặc biệt là để thêm thùng rác ở các kiệt, hẻm. Việc thiếu thùng rác công cộng sẽ làm cho người dân bỏ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Cho nên việc

mua thêm các thùng rác này sẽ giúp cho môi trường của phường được tốt hơn, mặt khác sẽ làm cho công tác thu gom và xử lý rác trở nên dễ dang hơn.

-Vấn đề tiếp theo là việc phân loại rác tại nguồn. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa hiện nay trong khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc phân loại rác tại nguồn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như giảm diện tích chơn lấp, giảm chi phí xử lý...cũng như mang lại nhiều lợi ích khác. Mặc dù nhiều hộ gia đình vẫn chưa biết cách phân loại rác thải, tuy nhiên họ vẫn đề xuất đến việc phân loại. Hy vọng các cơ quan chính quyền có các buổi tập huấn, giúp đỡ người dân trong việc phân loại rác.

- Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại, thu gom cũng là một vấn đề quan trọng. Điều này giúp cho người dân hiểu được vai trò quan trọng của việc phân loại, thu gom. Khuyến khích người dân hạn chế việc vứt rác bừa bãi, tham gia các hoạt động vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường.

2.5. Những tồn tại và hạn chế trong công tác phân loại, thu gom và xử lý RTSH tại phường Tứ Hạ

2.5.1.Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác thu gom xử lý rác thải, hiện nay trên địa bàn phường Tứ Hạ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm giải quyết.

2.5.1.1 Công tác tuyên truyền giáo dục

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải trong những năm qua tuy được các cơ quan chức năng có tổ chức tuyên truyền nhưng chưa được liên tục, vẫn còn chung chung, chưa chuyển tải được hết nội dung giá trị và tầm quan trọng về bảo vệ môi trường và phân loại,thu gom rác thải trong giai đoạn phát triển đi lên của xã hội.

2.5.1.2. Công tác quản lý và đầu tư nguồn lực

- Thời gian qua đã được các cơ quan, chính quyền quan tâm ; đặc biệt là từ các dự án, các tổ chức nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra; phường vẫn chưa được phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và phân loại, thu gom, xử lý rác thải. Hiện nay, hàng năm ngân sách tỉnh và huyện có bố trí phân bổ ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường cho cấp phường hoạt động nhưng chỉ mới giải quyết được cho hoạt động quản lý. Riêng đối với phường và một xã khác có triển khai cơng tác thu gom rác, thì hàng năm UBND thị xã có hỗ trợ một phần kinh phí để chi trả cho cơng tác vận chuyển rác thải nhưng rất hạn chế;

- Công tác thu gom xử lý rác thải tại phường chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm đúng mức; tại phường chưa chủ động xây dựng kế hoạch thu gom, xử lý rác thải một cách phù hợp, chưa chủ động hình thành các tổ, đội dịch vụ thu gom rác thải để triển khai thực hiện, việc thu gom rác thải phần đơng vẫn cịn giao khoán cho các ban quản lý chợ, chưa gắn trách nhiệm quản lý hành chính giữa, phường với các ban quản lý thôn, cụm và các hộ dân để triển khai thực hiện; chưa có chế tài để xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường và khen thưởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt cơng tác thu gom xử lý rác.

Tóm lại cơng tác phân loại, thu gom xử lý rác thải trên địa bàn phường trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa gắng kết việc bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội. Các cán bộ, các tổ chức cá nhân vẫn đang còn xem nhẹ, chưa thật sự quan tâm đúng mức, vẫn còn né tránh trách nhiệm, chưa mạnh dạn đấu tranh phê bình; cơng tác bảo vệ mơi trường và cơng tác phân loại, thu gom xử lý rác thải chưa được xã hội hóa, chưa trở thành phong trào thi đua trong xã hội dẫn đến hiệu quả công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn phường chưa cao, một số hộ gia đình, cá nhân cịn tùy tiện vất rác, xả rác thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho xã hội.

2.5.2. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên

- Cán bộ chưa được tập huấn bài bản về lĩnh vực mơi trường, chưa có cán bộ chun trách về lĩnh vực môi trường.

-Trang thiết bị và thùng đựng rác cịn ít so với khối lượng RTSH trên địa bàn. -Ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH hay việc giáo dục về công tác BVMT chưa được xã hội hóa.

-Cơng tác phố hợp kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động người dân về vấn đề BVMT chưa được sâu rộng.

-Ý thức của một số hộ dân còn thấp trong việc BVMT và việc chấp hành nộp lệ phí rác thải theo quy định.

-Về chế độ hỗ trợ tiền lương cho người thu gom rác cịn thấp so với cơng việc thực tế làm.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC PHÂN LOẠI,

THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA PHƯỜNG TỨ HẠ 3.1. Mục tiêu của hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 3.1.1.Mục tiêu tổng quát

-Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững góp phần giải quyết an ninh xã hội.

-Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn 11 TDP theo các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom và được phân loại tại nguồn, hạn chế tối đa lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

-Nâng cao nhận thức cho người dân về việc thu gom và xử lý rác thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn phường, tạo môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp.

3.1.2.Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng đề án thu gom xử lý rác, nhằm để nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và xử lý rác một cách triệt để, nâng cao hiệu quả thu gom xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế. Phát huy hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế việc chôn lấp làm ảnh hưởng quỹ đất và hạn chế gây ô nhiễm mơi trường do rác thải gây ra.

-Xã hội hóa cơng tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn 11 TDP, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư vào công tác thu gom và xử lý rác thải theo mơ hình dịch vụ.

-Nâng cao nhận thức của người dân và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phân loại, thu gom và xử lý rác thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững.

3.2. Đề xuất một số giải pháp

3.2.1.Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt

Tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Hiện nay công tác quản lý rác thải trên địa bàn phường Tứ Hạ chủ yếu là UBND phường Tứ Hạ. Để thực hiện việc quản lý về phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường trong những năm tới đạt hiệu quả tốt và mục tiêu đề ra. UBND phường phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, TDP như sau:

Tổ quản lý đô thị

- Phối hợp với Ban tư pháp chuẩn bị nôi dung tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về BVMT và thu gom, xử lý rác thải phù hợp cho từng địa bàn TDP. Phối hợp với các

đoàn thể, đài truyền thanh phường xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân trên địa bàn.

-Rà soat, đề xuất UBND phường về đặt vị trí thùng rác, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thu gom. Đề xuất hợp đồng lao động có trách nhiệm phục vụ cho công tác thu gom.

-Tham mưu UBND phường lập phương án xử lý triệt để các ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.

-Tiếp tục phát huy vai trò trong việc quản lý, điều hành trực tiếp Tổ thu gom và Tổ vệ sinh môi trường ngày một tốt hơn.

-Chỉ đạo HTX Phú Ốc và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, tránh tồn dư.

Ban Văn hóa – xã hội

-Chủ trì, phối hợp với tổ QLĐT tăng cường viết bản tin, bài về lĩnh vực môi

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w