.Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)

2 .Cơ sở thực tiễn

2.2.Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ

2.2.1.Lượng rác thải sinh hoạt

RTSH ở phường Tứ Hạ chủ yếu tập trung tại các chợ, bệnh viện, cơ quan, trường học, các điểm công cộng và từ các hộ gia đình...Các số liệu thống kê chính xác là rất khó thực hiện vì phường Tứ Hạ khơng thể tổ chức thu gom và quản lý toàn bộ RTSH trên địa bàn, có một số hộ dân ở các tổ nằm ở những vùng khó quản lý nên RTSH do người dân tự xử lý tại nơi cư trú đó.Đây là vấn đề nan giải trong cơng tác quản lý RTSH của phường Tứ Hạ.

Bảng 8 :Tổng lượng rác phát sinh của phường giai đoạn 2011- 2013

Năm Tổng lượng rác phát sinh tấn/ngày Tổng lượng rác phát sinh tấn/tháng Tổng lượng rác phát sinh tấn/năm Năm 2011 2.32 69.59 846.33 Năm 2012 2.71 81.15 987.38 Năm 2013 4.48 134.44 1613.33

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Hương Trà

Dựa vào tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà ta thấy lượng rác thải qua các năm đều có sự biến đổi và có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Tổng hợp theo năm, năm 2011 có tổng lượng rác phat sinh ( tấn/năm) là 846.33 tấn; năm 2012 tăng lên thành 987.38 tấn, tăng 141.05 tấn so với năm 2011 còn năm 2013 là năm có tổng lượng rác phát sinh tăng mạnh, 1613.33 tấn, tăng 625.95 tấn so

với năm 2012 và tăng 767 tấn so với năm 2011. Có thể nói, RTSH tăng nhanh như vậy là do tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn nói chung và lượng RTSH nói riêng phát sinh ngày một nhiều; nếu công tác phân loại, thu gom và xử lý rác không tốt sẽ dẫn tới tình trạng tồn đọng rác thải gây ơ nhiễm tới cảnh quan môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan đô thị và chất lượng cuộc sống của con người.

2.2.2. Nguồn gốc phát sinh, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ phường Tứ Hạ

Qua khảo sát hiện trạng, hiện nay rác thải trên địa bàn 11 TDP của phường Tứ Hạ và các cơ quan, doang nghiệp đóng trên địa bàn phường, có thể nhận thấy rằng rác thải phát sinh từ các nguồn chủ yếu là từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, chợ, rác thải y tế. RTSH sinh ra từ các nguồn khác nhau thì thành phần rác thải cũng khác nhau. Hộ gia đình trên địa bàn khá đông và lượng rác phát sinh cũng tương đối nhiều.

-Rác thải từ hộ gia đình: Chủ yếu là rác từ các loại thực phẩm, giấy, túi nylon và nhựa và các dụng cụ trong gia đình đã hư hỏng.

-Rác thải từ cơ quan, trường học: Phường Tứ Hạ có 66 cơ quan, doanh nghiệp. Việc thải rác từ những nguồn này cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Thành phần chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, túi nylon...

-Rác thải từ chợ: Phường có một chợ là trung tâm thương mại nên lượng rác thải ở nguồn này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Các chợ chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng nông, ngư, thủy sản và thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy, một số nhựa, bao bì và túi nylon...

-Rác thải y tế: Địa bàn phường có một bệnh viện thị xã, thành phần chủ yếu là túi nylon, kim tiêm, bệnh phẩm...

Trên thực tế việc thu gom, vận chuyển rác còn hạn chế, hầu hết rác thải chưa được thu gom, vận chuyển theo đúng quy định. Các trường học có tỷ lệ thùng rác để thu gom và phân loại, xử lý cịn ít; rác trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định.

Nhìn chung tổng lượng RTSH tại phường Tứ Hạ trong mỗi ngày là rất lớn, nguồn rác phát sinh chủ yếu là chợ, hộ gia đình...Tùy thuộc vào mùa, khu vực và thời gian, mức sống của người dân mà lượng rác thải tăng hay giảm về trọng lượng và thành phần.

2.2.3.Khối lượng rác thải sinh hoạt của phường Tứ Hạ

Khối lượng RTSH trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình trong tổng số 60 hộ được điều tra có sự khác biệt là do số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân hàng tháng hay nghề nghiệp của mỗi gia đình là khác nhau. Những gia đình có đơng thành viên thì có khối lượng RTSH hàng ngày nhiều hơn những gia đình có ít thành viên hay những gia đình có kinh doanh, sản xuất, bn bán thì khối lượng RTSH có thể nhiều hơn những gia đình khơng kinh doanh, sản xuất. Sự khác biệt về khối lượng rác thải của mỗi gia đình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình điều tra

Khối lượng rác thải (kg) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

< 1kg 21 35,0 1kg – 2kg 27 45,0 2kg – 3kg 9 15,0 3kg – 4kg 2 3,33 > 4kg 1 1,67 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Trong 60 hộ gia đình điều tra trên địa bàn phường Tứ Hạ, khối lượng RTSH trung bình hàng ngày của mỗi gia đình chủ yếu là 1 – 2 kg/ngày, có 47 hộ và chiếm 45,0%. Các hộ gia đình có khối lượng rác dưới 1kg/ngày là có 21 hộ chủ yếu là những hộ làm nghề nơng hay khơng có hoạt động kinh doanh,sản xuất, chiếm 35%; 2 – 3kg là có 9 hộ chiếm 15,0% cịn 3 – 4kg/ngày chỉ có 2 hộ, chiếm 3,33%; trong khi đó chỉ có 1 hộ duy nhất có lượng rác thải bình qn hàng ngày là > 4kg, chỉ chiếm 1,67%. Sự khác biệt này chính là do sự khác nhau về số thành viên trong gia đình và thu nhập bình quân hàng tháng giữa các hộ.

Trong những năm gần đây, phường Tứ Hạ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều hộ gia đình (đặc biệt là các hộ gia đình ở gần đường chính) kinh doanh qn ăn, nhà hàng, bn bán, dịch vụ..kèm theo có đó đường quốc lộ 1A đi qua nên việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi làm cho khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình hàng ngày

tại các hộ cũng có sự gia tăng. Đó là những ngày bình thường cịn theo như điều tra thực tế, trong những ngày nghĩ, ngày lễ thì khối lượng rác có thể lớn hơn nhiều.

Như vậy, khối lượng RTSH của mỗi gia đình phụ thuộc vào các yếu tố: mức thu nhập, số thành viên trong gia đình. Khi thu nhập của gia đình tăng, họ sẽ có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn, tiêu dùng thoải mái hơn, các hộ gia đình có xu hướng chuyển từ việc sử dụng các sản phẩm tươi sống sang các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Mặt khác, những hộ có số thành viên trong gia đình nhiều thì sẽ tiêu dùng, chi tiêu ăn uống hàng ngày nhiều hơn so với những hộ gia đình có ít thành viên hơn, dẫn tới khối lượng rác thải từ những hộ này tăng lên. Điều này làm cho khối lượng rác thải hàng ngày ngày càng tăng lên và ngày càng phong phú, đa dạng hơn về chủng loại cũng như thành phần trong rác thải.

2.3. Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý RTSH của các hộ điều tra sống trên địa bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà

2.3.1.Thực trạng phân loại, thu gom RTSH

2.3.1.1. Thực trạng phân loại RTSH

Với một thị xã đang trong q trình cơng nghiệp hóa – đơ thị hóa, dân cư ngày càng đơng, việc phân loại RTSH trong các hộ gia đình ở thị xã Hương Trà nói chung và phường Tứ Hạ nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết.

Việc phân loại RTSH tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra, phân loại rác tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác, giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do RTSH, góp phần bảo vệ mơi trường sống.

Kết quả khảo sát 60 hộ về thực trạng phân loại RTSH của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau và được thể hiên ở bảng sau:

STT Đánh giá việc phân loại rác thải Số hộ (hộ ) Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 4 6,67 2 Cần thiết 35 58,33 3 Bình thường 21 35,0 4 Không cần thiết 0 0 5 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Từ bảng trên cho thấy người dân ở phường Tứ Hạ đánh giá khá cao về sự cần thiết của việc phân loại rác trước khi xử lý. Có tới 35 hộ đánh giá việc phân loại là cần thiết, chiếm tỷ lệ cao nhất 58,33%; và có 21/60 hộ là có đánh giá bình thường về việc phân loại rác trước khi xử lý, chiếm 35,0%; còn mức đánh giá cao nhất là rất cần thiết thì có 4 hộ, chiếm 6,67% và đặc biệt là khơng có hộ nào đánh giá là việc phân loại rác khơng cần thiết.

Như vậy, có thể nhận định rằng người dân trong phường Tứ Hạ có kiến thức và đã hiểu được sự cần thiết của việc phân loại rác thải sinh hoạt, điều này cũng chứng tỏ rằng là người dân đã được cơ quan, chính quyền địa phương ở phường tuyên truyền, nâng cao ý thức của việc phân loại, thu gom rác sinh hoạt. Tuy nhiên có một thực tế khi được hỏi 60 hộ gia đình có phân loại rác trước khi thu gom và xử lý hay khơng thì nhận được một kết quả không trùng khớp lắm với sự đánh giá của người dân. Qua quá trình khảo sát tại địa bàn phường, kết quả cho thấy, việc phân loại RTSH tại các hộ gia đình hiện nay chưa được thực hiện triệt để được thể hiện qua bảng số liệu từ kết quả khảo sát sau:

Bảng 11: Số hộ phân loại RTSH hàng ngày trước khi xử lý.

Số hộ phân loại RTSH Số gia đình (hộ) Tỷ lệ (%)

Có 24 40

Không 36 60

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Số liệu trên cho thấy trong tổng số 60 hộ gia đình được hỏi trả lời thì có 24/60 hộ, chiếm 40% trả lời có phân loại rác trước khi được thu gom và xử lý. Trong đó có đến 36/60 hộ trả lời là họ khơng phân loại RTSH hàng ngày, chiếm tỷ lệ cao với 60%. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong phường thường có hoạt động phân loại rác sinh hoạt hàng ngày cịn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Qua đây cho thấy việc phân loại RTSH của người dân trên địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn cịn mang tính tự phát và khơng triệt để.

Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao đa số người dân ở đây đánh giá cao về việc phân loại rác là cần thiết nhưng vẫn chưa phân loại rác hàng ngày trước khi thu gom và xử lý thì được kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 12: Nguyên nhân người dân địa phương không phân loại rác

Nguyên nhân người dân địa phương không phân loại rác Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Thiếu thùng rác để phân loại 23 38,33

Thiếu người hướng dẫn và quản lý việc phân loại rác 36 60,0

Địa phương ít quan tâm đến vấn đề này 19 31,67

Người dân chưa được phổ biến về kiến thức phân loại rác 53 88,33

Hạn chế khác 3 5,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 Vấn đề môi trường đang là mối quan tâm của nhiều người. Hầu hết mọi người đều nhận thức được sự cần thiết của việc phân loại RTSH đối với việc bảo vệ môi trường, việc phân loại RTSH hàng ngày được đánh giá ở mức cần thiết. Tuy nhiên việc phân loại rác phần lớn là không thức hiện do nhiều nguyên nhân.

Cụ thể: Qua kết quả khảo sát các hộ điều tra thì đa số hộ cho rằng nguyên nhân chính mà người dân khơng phân loại rác thải là do người dân chưa được được phổ biến về kiến thức phân loại rác với 53 hộ có ý kiến như vậy, chiếm tỷ lệ rất cao 88,33%; nguyên nhân chính thứ hai là do thiếu người hướng dẫn và quản lý việc phân loại rác thải, có 36 hộ cho rằng như vậy và chiếm 60%. Tiếp đến là các nguyên nhân, ý kiến

của 23 hộ thì cho rằng là do thiếu thùng rác để phân loại, chiếm 38,33% ; có 19 hộ cho là do nguyên nhân địa phương ít quan tâm, chiếm 31,67%. Trong khi đó thì có 3 hộ gia đình cho rằng là do những nguyên nhân khác, chỉ chiếm 5%.

Vậy có thể nhận định: Việc phân loại RTSH tại các hộ gia đình ở phường Tứ Hạ chưa được xem trọng và nâng cao. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nêu trên nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là do hai nguyên chủ yếu: Do người dân chưa được phổ biến về kiến thức phân loại (chiếm 88,33%) , thứ hai là do thiếu người hướng dẫn và quản lý việc phân loại rác ( chiếm 60%). Vấn đề phân loại rác chưa được người dân quan tâm nhiều và phải nói đến ở đây, một phần là do các cơ quan chức năng, chính quyền ở đây vẫn chưa quan tâm sâu sắc và đề cao về vấn đề này.

Và nếu như các hộ dân không phân loại rác tại hộ gia đình thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn, lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế và khâu xử lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh là một giải phát hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác. Nhưng để thực hiện được việc này, người ta phải đặt những thùng rác khác nhau tại các địa điểm thu gom rác. Do phát triển lượng thùng rác cũng như lượng xe chở rác đã phân loại, giải pháp phân loại rác tại nguồn làm tăng kinh phí của hệ thống quản lý rác, cho nên việc phân loại rác tại nguồn chưa được ứng dụng rộng rãi . Phân loại rác để tái sử dụng tái chế rác thải sinh hoạt cũng là giải pháp kinh tế hữu hiệu và làm giảm ơ nhiễm mơi trường. Lợi ích của tái chế là tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu được một lượng rác ra mơi trường. Ngồi ra, nó cịn giảm nhu cầu đất đai cần thiết để chôn lấp rác thải. Vì vậy, nếu người dân thường xuyên phân loại rác và phân loại đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2.3.1.2.Thực trạng thu gom RTSH

Bên cạnh việc phân loại rác thải ngay trong gia đình là rất cần thiết và cần thường xuyên thực hiện thì việc thu gom rác cũng khơng kém phần quan trọng ,vì việc thu gom rác cũng là một bước quan trọng phục vụ cho công tác xử lý rác tiếp theo .Vì vậy tơi đã tiến hành điều tra đối với vấn đề thu gom rác tại phường Tứ Hạ và thu được những kết quả sau :

 Đơn vị thực hiện thu gom rác thải là Uỷ Ban Nhân Dân phường Tứ Hạ, đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom và chuyển đến bãi xử lý rác thải ở chân núi Thế Đại.Việc thu gom rác thải sinh hoạt được thực hiện vào các buổi sáng hoặc buổi tối trong ngày.

 Cơ sở vật chất phục vụ thu gom rác thải sinh hoạt : Việc đầu tư mua trang thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng thu gom .Công tác thu gom muốn đạt hiệu quả cao thì phải có trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho công tác này . Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu gom rác thải sinh hoạt ở phường là khá đầy đủ và được

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)