.Thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)

2 .Cơ sở thực tiễn

2.3.Thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở Thừa Thiên Huế

Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp 70 tỷ đồng, còn lại là vốn từ ngân sách Nhà nước. Thừa Thiên Huế là địa phương xác định đúng yêu cầu kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và lợi ích đời

7 Viện chiến lược chính sách (2010), Đề cương chi tiết báo cáo tình hình phát triển ngành TN & MT và xây dựng chiến lược phát triển ngành TN & MT NĂM 2011 – 2020.

sống cộng đồng. Tỉnh đã tăng cường cơng tác giáo dục và triển khai có kết quả bảo tồn thiên nhiên, nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của địa phương; ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường trên địa bàn.

Nhờ làm tốt cơng tác xã hội hóa việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải nên thành phố Huế đang là 1 trong 10 đô thị sạch nhất của nước do Hiệp hội các đơ thị Việt Nam bình chọn. Cơng ty MTĐT đã có nhiều sáng kiến làm sạch đơ thị, tỉ lệ thu gom rác thải đạt 80% khối lượng trở lên/ngày, hè phố được lát gạch hoặc bê tơng hóa đạt tỉ lệ từ 70% trở lên…Công ty Môi trường và Cơng trình đơ thị Huế đã phối hợp với các xã, phường tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đơ thị, giữ gìn vệ sinh mơi trường, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; đặt thêm 180 thùng rác trên các tuyến phố trung tâm . Cơng ty đã tính tốn xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý cho từng tổ đội, và cá nhân để thu gom và vận chuyển hết lượng rác thải trên 377 km đường phố với tổng lượng rác thải khoảng 4.258 m3/ngày đem; đồng thời quản lý và vận hành 247,3 km đường điện chiếu sang, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Nhưng bên cạnh đó, cùng với q trình phát triển nhanh về nhà ở, các cơng trình xây dựng mới, các làng nghề, gia tăng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý...đã gây quá tải đối với hệ thống thoát nước, cây xanh bị chặt phá nhiều và môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước, đất và khơng khí. Cụ thể như: Khu cơng nghiệp Phú Bài đi vào sản xuất chưa có hệ thống xử lý chất thải hồn thiện đã gây ơ nhiễm nghiêm trọng, nước thải khu cơng nghiệp cịn khiến 100% giếng nước của người dân trong khu vực bị nhiễm độc nên khơng thể sử dụng. Nhiều hộ dân đã tính bỏ làng đi nơi khác vì cuốc sống hiện tại đang đi vào ngõ cục; các ngành đúc đồng và sản xuất vơi hàu hoạt động trong tình trạng cơng nghệ sản xuất thủ cơng, lạc hậu, khơng có hệ thống xử lý khói, bụi hợp quy chuẩn. Các cơ sở này sử dụng cao su, lốp xe hỏng, dầu nhớt phế thải để đốt lò nên người dân xung quanh vùng cịn phải đối mặt với khói đen và mùi cao su cháy khét. Làng bún Vân Cù thì hầu như rác và chất thải từ các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp ra ngoài, kể cả sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Hay là bãi rác ở Thủy Phương gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng do sự rị rỉ nước thải từ hệ thống xử lý rác thải tập

trung tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện còn một số cơ sở sản xuất khác như: Nhà máy chế biến cao su tại Nam Đông và Phong Điền, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Phong An, Nhà máy xi măng Long Thọ… gây ô nhiễm nặng nề mà chưa được xử lý. Việc phân loại rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư, hộ gia đình trong thành phố cũng được tuyên truyền, phổ biến nhưng hiệu quả vẫn cịn thấp.

Vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang cịn nhiều bức xúc nhưng lãnh đạo và nhân dân Thừa Thiên Huế đang dần khắc phục tình trạng này, cụ thể: Tỉnh đã xã hội hóa việc thu gom rác thải, Cơng ty MTĐT Huế thành lập các xí nghiệp thu gom rác thải để vươn ra các khu vực ngoại ô thành phố, đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho các vùng ven và các Phường, thị tứ phụ cận. Mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt đô thị đang được mở rộng. Việc đầu tư thực hiện các bãi chôn lấp rác theo quy hoạch của tỉnh đang được triển khai theo đúng tiến độ. Đặc biệt thời gian tới hai khu liên hiệp xử lý chất thải quy mô ở xã Phú Sơn ( Hương Thủy) và Hương Bình ( Hương Trà) trên tầm quy hoạch của tỉnh được xây dựng sẽ là hướng đầu tư khả thi cho việc xử lý lượng rác thải đang ngày càng gia tăng trên địa bàn. Ngoài ra để phù hợp với từng điều kiện địa hình của từng vùng, cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt được thiết kế theo mô hình bãi chơn lấp chìm áp dụng cho vùng gị đồi và bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi cho vùng đồng bằng ven biển.

Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu phí vệ sinh mơi trường do dân đóng góp đảm bảo 15% nguồn chi phí chung cho cơng tác xử lý vệ sinh môi trường, tăng 5% so với hiện nay.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

Ở PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)