.Thực trạng thu gom RTSH

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 54)

2 .Cơ sở thực tiễn

2.3.1.2.Thực trạng thu gom RTSH

Bên cạnh việc phân loại rác thải ngay trong gia đình là rất cần thiết và cần thường xuyên thực hiện thì việc thu gom rác cũng khơng kém phần quan trọng ,vì việc thu gom rác cũng là một bước quan trọng phục vụ cho công tác xử lý rác tiếp theo .Vì vậy tơi đã tiến hành điều tra đối với vấn đề thu gom rác tại phường Tứ Hạ và thu được những kết quả sau :

 Đơn vị thực hiện thu gom rác thải là Uỷ Ban Nhân Dân phường Tứ Hạ, đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom và chuyển đến bãi xử lý rác thải ở chân núi Thế Đại.Việc thu gom rác thải sinh hoạt được thực hiện vào các buổi sáng hoặc buổi tối trong ngày.

 Cơ sở vật chất phục vụ thu gom rác thải sinh hoạt : Việc đầu tư mua trang thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng thu gom .Công tác thu gom muốn đạt hiệu quả cao thì phải có trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho công tác này . Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu gom rác thải sinh hoạt ở phường là khá đầy đủ và được thực hiện ở bảng sau :

Bảng 13: Số trang, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom.

STT Trang, thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Găng tay Đơi/người 14

2 Áo quần bảo hộ Bộ/người 14

3 Khẩu trang Chiếc/người 14

4 Ủng Đôi /người 14

5 Chổi Cái/người 14

6 Mũ Cái/người 14

Nguồn: UBND phường Tứ Hạ năm 2014

 Lực lượng thu gom, vận chuyển: Hiện nay phường Tứ Hạ đã thành lập được đội thu gom rác gồm 16 người, địa bàn tổ chức thu gom 11/11 tổ dân phố; tổng lượng rác thải hiện nay bình quân ngày đêm khoảng 4.145kg/ ngày đêm (trong đó hộ dân cư 2.645kg, tổ chức và chợ 1.500kg).

Điểm riêng của phường Tứ Hạ là có đội thu gom rác thải sinh hoạt riêng gồm 16 người và được chia thành ba tổ :

+ Tổ 1: Tổ thu gom gồm 11 nhân công ( trong đó có một lái xe ). + Tổ 2: Tổ vệ sinh môi trường gồm 3 người.

+ Tổ 3: Tổ QLĐT phường gồm có 3 cán bộ.

 Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt: Ở phường Tứ Hạ, rác thải được thu gom bằng xe ô tô chuyên dụng loại 0,4m3 nén trên các tuyến đường chính và các kiệt thuận lợi cho xe đi qua, cịn các hẻm nhỏ thì được thu gom bằng xe đẩy rác chuyên dụng . Rác được thu gom với tần xuất 2 lần/ ngày vào khoảng thời gian ( buổi sáng

bắt đầu từ 5h30, buổi chiều bắt đầu từ 15h30’ ) . Qua điều tra ba tổ dân phố là tổ dân phố 5, tổ dân phố 7, tổ dân phố 8 thì cơng tác thu gom được tiến hành vào buổi sáng .

Kết quả thu gom: Hiện nay công tác thu gom tại địa bàn phường Tứ Hạ đã triển khai 11/11 tổ dân phố; kết quả thu gom lượng rác thải ngày đêm khoảng 3.352kg (trong đó các hộ dân cư 1.852kg, các tổ chức 1.500kg).

Bảng 14: Lượng rác phát sinh và thu gom được tại phường Tứ Hạ

Năm Tổng lượng rác phát sinh (tấn/tháng) Tổng lượng rác được thu gom (tấn/tháng) Tỷ lệ ( Thu gom/phát sinh) 2011 69.56 48.69 70% 2012 81.15 64.92 80% 2013 134.44 121 90%

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Hương Trà.

Qua bảng số liệu về tỷ lệ thu gom RTSH tại phường Tứ Hạ giúp ta thấy được tỷ lệ thu gom rác hàng tháng tăng lên do có sự quan tâm của các cơ quan quản lý và sự đầu tư trang thiết bị. Tuy nhiên lượng RTSH chưa được thu gom vẫn còn lớn đòi hỏi cần có sự quản lý tốt hơn nữa tiến tới một trong những phường khơng cịn lượng RTSH không được thu gom, tạo mơi trường sạch sẽ và giữ gìn mơi trường trong lành cho thế hệ tương lai.

Lượng RTSH chưa được thu gom chủ yếu là do quá trình vận chuyển rơi vãi, lượng rác thải cịn sót lại các điểm tập kết tạm thời vì lẫn cùng với đất đá. Và ý thức của người dân chưa cao, đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, đổ rác tại vườn nhà mình và tại các ao hồ gây khó khăn cho q trình thu gom của công nhân mơi trường. Ngồi ra, tại các khu dân cư chưa có thùng chứa rác, lượng rác thải sinh hoạt của người dân được đựng vào túi nylon và vứt bên vỉa hè rất dễ phát tán khi có gió và động vật tha đi.

Lượng rác phát sinh và lượng rác thải thu gom mỗi ngày tùy thuộc vào từng thời điểm, thời tiết và những ngày lễ tết, hội hè mà lượng rác thải phát sinh cũng như lượng rác thu gom sẽ thay đổi.

 Công tác vận chuyển : Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom thì đem đến xử lý ở bãi chôn lấp nằm ở khu vực chân núi Thế Đại ,thuộc phường Hương Vân Thị xã Hương Trà ,Thừa Thiên Huế , cách phường Tứ Hạ 10,5 km theo hướng Tây Nam . Trung bình mỗi ngày vận chuyển khoảng 2 đến 3 chuyến ( kể cả rác thải ở chợ ).

Phương tiện, công cụ thu gom và vận chuyển gồm có: -1 xe ơ tơ chun dụng loại 04 m3

-10 xe cải tiến.

-275 thùng rác loại 240 lít

-3 xe rùa và các dụng cụ khác: cuốc, xẻng, chổi...

 Công tác quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp rác nằm ở khu vực chân núi Thế Đại với quy mô 10.000m2 để giải quyết việc thu gom rác thải tại phường Tứ Hạ và một số phường phụ cận .Đây là một vùng đất đỏ bazan , có các đường phân thủy khơng liên hệ với các nguồn nước mặt xung quanh, cách xa khu dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Quy mơ bãi chơn lấp: Tồn bộ khu vực khoanh vùng xử lí rác thải khoảng 10.000m3 trong đó :

+ Bãi đổ, quay xe, bãi chứa rác trung gian :3500m2

+ Bãi chơn lấp rác (60m x50m):3000m3

-Dung tích chứa của bãi rác: 12.000m2. -Thời gian lấp đầy bãi: 15 -18 năm.

Theo như điều tra được từ các cán bộ kỹ thuật thuộc bộ phận tổ quản lý đô thị của phường Tứ Hạ cho biết: Số lượng bãi chơn lấp rác cịn hạn chế và quy mơ cịn nhỏ không đáp ứng được với lượng rác thực tế ngày càng lớn nên hiện tượng rác thải vẫn cịn tràn lan , khơng thể xử lý hết được gây mất cảnh quan khu phố, ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân.

2.3.2. Thực trạng xử lý RTSH

Xử lý rác thải trong sinh hoạt hàng ngày đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là vấn đề tổng hợp liên quan cả về kĩ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Xử lý rác thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nhất nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

Rác thải của người dân ở Việt Nam chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp ủ sinh học ( Ở nước ta, việc chế biến RTSH thành phân hữu cơ compost mới chỉ làm thí điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Và hiện nay phần lớn RTSH hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và tương lai vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và đặc biệt là phù hợp với điều kiện cũng như chi phí của nước ta cịn nghèo nàn, cơng nghệ lạc hậu.

Việc xử lý RTSH đối với người dân ở phường Tứ Hạ đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết. Quá trình xử lý RTSH của người dân bao gồm các giai đoạn : Phân loại, thu gom và xử lý . Người dân ở phường thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom RTSH của gia đình cịn cơng việc xử lý rác sau đó là nhiệm vụ của chính quyền và cơ quan có trách nhiệm của phường. Có một số hộ nằm sâu trong các con hẻm nhỏ sẽ tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn nhà của gia đình. Và hiện nay việc xử lý rác của các cơ quan chính quyền phường cịn gặp nhiều khó khăn vì khâu phân loại của người dân ít thực hiện và trong q trình thu gom cũng cịn nhiều hạn chế.

Trong quá trình điều tra và khảo sát, công việc xử lý rác thải của các hộ dân chủ yếu là do chính quyền địa phương và các cơ quan có trách nhiệm.

Bảng 15: Cách thức xử lý RTSH của các hộ gia đình.

Cách xử lý rác thải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom 31 51,67

Để vào thùng rác công cộng 29 48,33

Vứt rác ở gần nhà 0 0

Đào hố chôn, đốt 0 0

Cách xử lý khác 0 0

Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua khảo sát 60 hộ gia đình cho thấy ý thức của người dân khá cao trong việc xử lý RTSH, không có một gia đình nào xử lý bằng cách vứt rác ở gần nhà hoặc xử lý bằng cách chôn, đốt hoặc xử lý bằng cách khác mà tất cả các hộ gia đình được điều tra đều xử lý rác theo hai hình thức chính, đó là để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom và để vào thùng rác cơng cộng. Trong đó có 31 hộ là để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom, chiếm 51,67% và có 29 hộ gia đình để vào thùng rác công cộng, chiếm 48,33%.

Theo như điều tra được thì cách đây 3 – 4 năm thì cịn khá nhiều hộ gia đình xử lý rác bằng cách đào hố để chôn, đốt và xử lý theo hình thức này thường là những hộ sống trong ở trong các con hẻm có khu đất rộng, khơng có thùng rác công cộng hay khoảng cách từ nhà đến nơi để rác là khá xa...Chôn và đốt là hai phương pháp truyền thống, cách xử lý này tuy làm giảm lượng rác thải có trong mơi trường, các chất thải sau khi chôn lấp sẽ thối rửa mục nát trong một thời gian ngắn, nhưng những chất vô cơ

như túi nylon, nhựa, thủy tinh, sắt...hàng chục năm cũng khó phân hủy hết, gây ảnh hưởng đến nguồn đất, nước và sẽ là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh. Có thể nói, các loại RTSH có thể đốt cháy sẽ làm giảm lượng rác thải thải ra MT tuy nhiên cũng có những hạn chế. Các loại rác thải sau khi đốt sẽ sinh ra khói bụi độc hại, những chất độc hại sẽ làm ƠNMT, bầu khơng khí và có thể gây ra các loại bệnh cho con người.

Chính quyền ở đây cho biết, RTSH sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển tới bãi chôn lấp nằm ở chân núi Thế Đại để xử lý. Và bãi chôn lấp rác củ phường Tứ Hạ là bãi chôn lấp theo kiểu bãi rác truyền thống chôn lấp lẫn lộn với rác thải đô thị.

Cũng như các tỉnh thành, xã, phường khác thì vấn đề xử lý rác thải của phường Tứ Hạ hiện nay cũng đang trở thành mối lo ngại cho các hộ dân khi mà dân số hiện nay ngày càng gia tăng nhanh chóng và kéo theo đó là lượng thải thải ra ngày càng nhiều hơn, điều này sẽ tác động tiêu cực làm cho môi trường sống của người dân bị đe dọa.

Theo như đánh giá của người dân trong phường thì cơng tác xử lý rác của chính quyền là khá tốt, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 16: Ý kiến của ngời dân về việc xử lý rác của chính quyền địa phương

Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%) Rất tốt 0 0 Tốt 46 76,67 Bình thường 14 23,33 Chưa tốt 0 0 Rất chưa tốt 0 0 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Kết quả điều tra cho thấy, đa số người dân đều thống nhất ý kiến cho rằng, việc xử lý RTSH của chính quyền địa phương là tốt, với 46 hộ, chiếm đến 76,67% và có 14 hộ thì cho rằng cách xử lý ở mức bình thường, chiếm 23,33%. Đặc biệt khơng có một gia đình nào là đánh giá chưa tốt với cách xử lý của chính quyền ở đây. Tuy tình quản lý mơi trường ở đây vẫn còn nhiều hạn chế nhưng về khâu xử lý RTSH thì có nhiều tiến bộ và có thể nói vấn đề này được chính quyền địa phương phường quan tâm đúng mực.

Tóm lại, RTSH đang ngày nhiều về số lượng và đa dạng về thành phần, tính chất; là hiểm họa đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức xúc trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa hiện nay, từ đó làm thế nào để quản lý và xử lý RTSH một cách hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường , an toàn cho sức khỏe cộng đồng là mục tiêu của các cấp chính quyền. Tuy nhiên để đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác, cần phải thực hiện đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển cho đến xử lý rác. Đây là cơng việc rất khó khăn, cần tun truyền rộng rãi để nhân dân có thể hiểu và thực hiện.

2.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom RTSH 2.4.1.Chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom RTSH

Chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom rác thải tại phường Tứ Hạ được tính dựa trên cơ sở tính tốn của việc lấy từ phí VSMT của các hộ gia đình, các chợ, hộ kinh doanh... trừ đi tồn bộ chi phí từ hoạt động thu gom rác thải:

NB = B – C = B – (CThu gom + Cvận chuyển + CKhấu hao + CQuản lý và khác )

Trong đó: NB: Lợi ích rịng của hoạt động thu gom B: Lợi ích đạt được khi thu gom rác thải

C: Chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động thu gom

Làm thế nào để lượng hóa chính xác giữa lợi ích – chi phí của hoạt động thu gom RTSH là đúng để đảm bảo độ tin cậy cho người ra quyết định. Trên thực tế, lợi ích rịng lớn hơn 0 thì hoạt động thu gom có hiệu quả nhưng đó chỉ là trên quan điểm tài chính. Vì nhà đầu tư ln mong muốn tối đa hóa lợi ích từ việc đầu tư của mình. Cịn đứng trên quanđiểm kinh tế - xã hội thì ngay cả khi NB nhở hơn 0 thì hoạt động thu gom có thể được chấp nhận vì có thể hoạt động đó mang lại những lợi ích lớn nhưng chưa thể lượng hóa được.

Do chưa đầy đủ tất cả các yếu tố và điều kiện cơ sở dữ liệu nên việc đánh giá lợi ích và chi phí của đề tài dựa trên tiêu chí của cá nhân. Vẫn cịn nhiều lợi ích và chi phí khác mà chưa thể lượng hóa thành tiền được. Nó được đánh giá dựa vào các số liệu và dữ liệu của cá nhân nghiên cứu được trên thực tế.

2.4.1.1. Các khoản chi phí

 Chi phí của việc thu gom: CThu gom = ΣMiPi + W

•Lương cho cơng nhân trong lĩnh vực thu gom (W): W = WiNi Với: Wi = 1.150.000 đồng/tháng.

Ni = 14 người

Như vậy: W = 1.150.000 *14 = 16.100.000 đồng/tháng

•Chi phí mua cơng cụ, dụng cụ thu gom ( MiPi )

Để đảm bảo cho công tác thu gom rác thải trên địa bàn, UBND phường Tứ Hạ một năm đầu tư mua những công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc thu gom như: thùng rác, quần áo bảo hộ...Chi phí mua những dụng cụ, công cụ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 17: Chi phí mua cơng cụ, dụng cụ thu gom

dụng cụ mới/tháng TB/1đv

(đồng) (đồng/tháng)

1 Xe cải tiến Xe - 4000.000 4000.000

2 Thùng đựng rác Thùng 3 1.500.000 4.500.000

3 Bảo hộ lao động Bộ/người 14 120.000 1.680.000

4 Dụng cụ lao động Đồng/người 14 450.000 6.300.000

Tổng cộng 16.480.000

Như vậy, ta có tổng chi phí thu gom:

CThu gom = 16.100.000 + 16.480.000 = 32.580.000 đồng/tháng

 Chi phí vận chuyển ( VVC)

Hiện nay ở tại phường có 1 xe ơ tơ chun dụng loại 04 m3 nén, vận chuyển rác. Việc vận chuyển rác thải từ Phường Tứ Hạ đến bãi chơn lấp rác khoảng 10,5 km.

Bảng18: Chi phí vận chuyển của hoạt động thu gom rác thải

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 54)