Lượng rác phát sinh và thu gom được tại phường Tứ Hạ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

Năm Tổng lượng rác phát sinh (tấn/tháng) Tổng lượng rác được thu gom (tấn/tháng) Tỷ lệ ( Thu gom/phát sinh) 2011 69.56 48.69 70% 2012 81.15 64.92 80% 2013 134.44 121 90%

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Hương Trà.

Qua bảng số liệu về tỷ lệ thu gom RTSH tại phường Tứ Hạ giúp ta thấy được tỷ lệ thu gom rác hàng tháng tăng lên do có sự quan tâm của các cơ quan quản lý và sự đầu tư trang thiết bị. Tuy nhiên lượng RTSH chưa được thu gom vẫn cịn lớn địi hỏi cần có sự quản lý tốt hơn nữa tiến tới một trong những phường khơng cịn lượng RTSH không được thu gom, tạo mơi trường sạch sẽ và giữ gìn mơi trường trong lành cho thế hệ tương lai.

Lượng RTSH chưa được thu gom chủ yếu là do quá trình vận chuyển rơi vãi, lượng rác thải cịn sót lại các điểm tập kết tạm thời vì lẫn cùng với đất đá. Và ý thức của người dân chưa cao, đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, đổ rác tại vườn nhà mình và tại các ao hồ gây khó khăn cho q trình thu gom của cơng nhân mơi trường. Ngồi ra, tại các khu dân cư chưa có thùng chứa rác, lượng rác thải sinh hoạt của người dân được đựng vào túi nylon và vứt bên vỉa hè rất dễ phát tán khi có gió và động vật tha đi.

Lượng rác phát sinh và lượng rác thải thu gom mỗi ngày tùy thuộc vào từng thời điểm, thời tiết và những ngày lễ tết, hội hè mà lượng rác thải phát sinh cũng như lượng rác thu gom sẽ thay đổi.

 Công tác vận chuyển : Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom thì đem đến xử lý ở bãi chôn lấp nằm ở khu vực chân núi Thế Đại ,thuộc phường Hương Vân Thị xã Hương Trà ,Thừa Thiên Huế , cách phường Tứ Hạ 10,5 km theo hướng Tây Nam . Trung bình mỗi ngày vận chuyển khoảng 2 đến 3 chuyến ( kể cả rác thải ở chợ ).

Phương tiện, công cụ thu gom và vận chuyển gồm có: -1 xe ơ tơ chun dụng loại 04 m3

-10 xe cải tiến.

-275 thùng rác loại 240 lít

-3 xe rùa và các dụng cụ khác: cuốc, xẻng, chổi...

 Công tác quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp rác nằm ở khu vực chân núi Thế Đại với quy mô 10.000m2 để giải quyết việc thu gom rác thải tại phường Tứ Hạ và một số phường phụ cận .Đây là một vùng đất đỏ bazan , có các đường phân thủy không liên hệ với các nguồn nước mặt xung quanh, cách xa khu dân cư.

-Quy mơ bãi chơn lấp: Tồn bộ khu vực khoanh vùng xử lí rác thải khoảng 10.000m3 trong đó :

+ Bãi đổ, quay xe, bãi chứa rác trung gian :3500m2

+ Bãi chôn lấp rác (60m x50m):3000m3

-Dung tích chứa của bãi rác: 12.000m2. -Thời gian lấp đầy bãi: 15 -18 năm.

Theo như điều tra được từ các cán bộ kỹ thuật thuộc bộ phận tổ quản lý đô thị của phường Tứ Hạ cho biết: Số lượng bãi chơn lấp rác cịn hạn chế và quy mơ cịn nhỏ không đáp ứng được với lượng rác thực tế ngày càng lớn nên hiện tượng rác thải vẫn cịn tràn lan , khơng thể xử lý hết được gây mất cảnh quan khu phố, ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân.

2.3.2. Thực trạng xử lý RTSH

Xử lý rác thải trong sinh hoạt hàng ngày đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là vấn đề tổng hợp liên quan cả về kĩ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Xử lý rác thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nhất nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

Rác thải của người dân ở Việt Nam chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp ủ sinh học ( Ở nước ta, việc chế biến RTSH thành phân hữu cơ compost mới chỉ làm thí điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Và hiện nay phần lớn RTSH hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và tương lai vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và đặc biệt là phù hợp với điều kiện cũng như chi phí của nước ta cịn nghèo nàn, cơng nghệ lạc hậu.

Việc xử lý RTSH đối với người dân ở phường Tứ Hạ đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết. Quá trình xử lý RTSH của người dân bao gồm các giai đoạn : Phân loại, thu gom và xử lý . Người dân ở phường thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom RTSH của gia đình cịn cơng việc xử lý rác sau đó là nhiệm vụ của chính quyền và cơ quan có trách nhiệm của phường. Có một số hộ nằm sâu trong các con hẻm nhỏ sẽ tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn nhà của gia đình. Và hiện nay việc xử lý rác của các cơ quan chính quyền phường cịn gặp nhiều khó khăn vì khâu phân loại của người dân ít thực hiện và trong q trình thu gom cũng cịn nhiều hạn chế.

Trong quá trình điều tra và khảo sát, công việc xử lý rác thải của các hộ dân chủ yếu là do chính quyền địa phương và các cơ quan có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)