(SGV8, 2017, trang 140) Với mục tiêu tìm hiểu hình thức của các hoạt động “quan sát”, “thực hành” cũng như tìm kiếm các yếu tố để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích nội dung S8.
2.2. Phân tích SGK
Trong S8, các đơn vị bài học về chủ đề hình khối được phân vào hai nhóm lớn là là hình lăng trụ đứng và hình chóp đều. Tuy nhiên, hai bài đầu của nhóm hình lăng trụ đứng chỉ mang tính chất ơn tập và tạo tiền đề cho các bài học sau đó. Vì vậy, chúng tơi cho rằng trọng tâm nghiên cứu của từng hình khối sẽ gồm ba bài học chính:
Bài thứ nhất: Giới thiệu khái niệm hình khối thơng qua các đặc trưng của nó.
Bài thứ hai: Tìm hiểu cơng thức tính diện tích xung quanh của hình thơng qua các hoạt động
Bài thứ ba: Tìm hiểu cơng thức tính thể tích hình khối thơng qua các hoạt động hoặc mơ tả kết quả của một thí nghiệm.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, chúng tơi chỉ tiến hành phân tích chi tiết nhóm bài học thứ nhất: “Giới thiệu khái niệm” và nhóm bài học thứ hai: “Tìm hiểu cơng thức tính diện tích xung quanh “ dưới góc nhìn lý thuyết học tập trải nghiệm,cụ thể là đối chiếu với chu trình học tập trải nghiệm của D.Kolb để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã nêu.
Bài thứ nhất: giới thiệu khái niệm hình lăng trụ đứng, cụ thể là bài 4: “Hình lăng trụ đứng” được chia thành hai phần:
Phần 1: Hình lăng trụ đứng Phần 2: Ví dụ
Qua quá trình xem xét nội dung phần 1, chúng tơi nhận thấy khơng có sự xuất hiện của từ “định nghĩa” trong S8. Hình lăng trụ đứng được giới thiệu thơng qua một hình biểu diễn và các đặc trưng của hình lăng trụ đứng. Các đặc trưng ở đây chính là các “thuộc tính bản chất” của khái niệm “hình lăng trụ đứng”, mà theo Lê Văn Tiến (2005) thì: “Thuộc tính bản chất là thuộc tính gắn liền với đối tượng. Nếu mất thuộc
tính này, thì đối tượng khơng cịn là nó, mà là một đối tượng khác. Thuộc tính bản chất là điều cần để xác định đối tượng.”