chóp đều
Nhìn chung, bài 8 cũng có cách phân chia nội dung tương tự với bài 4. Bài được phân thành hai phần: cơng thức và ví dụ. Phần ví dụ có cách trình bày như bài 4. Hoạt động tìm hiểu cơng thức của bài 8 có điểm khác với hoạt động ở bài 5, đó là S8 có thêm vào u cầu cắt gấp bìa để tạo hình chóp đều. Tuy nhiên, hoạt động cắt, gấp này lại không hỗ trợ cho các hoạt động sau đó của S8. Ta có thể thấy được HS chỉ cần quan sát, ghi nhận các số đo có sẵn trên hình vẽ (hình 123) là đủ khả năng để thực hiện các yêu cầu như điền số mặt bằng nhau trong một hình chóp đều, tính diện tích mỗi mặt tam giác, …
Nhận xét
Đặt những hoạt động trong các bài học trên dưới góc nhìn của lý thuyết học tập trải nghiệm, chúng tôi sẽ đối chiếu với chu trình học tập trải nghiệm của D.Kolb.
Tổng quát lại, tiến trình S8 đưa định nghĩa hình lăng trụ đứng, hình chóp đều như sau: trình bày một hình biểu diễn có các kí hiệu, sau đó là sự trình bày các đặc điểm của hình (được xem như định nghĩa). Với bài học tìm hiểu cơng thức tính diện tích xung quanh, tiến trình theo thứ tự: quan sát hình vẽ có sẵn số đo và kí hiệu, thơng qua quan sát để trả lời câu hỏi và cuối cùng là ví dụ áp dụng. Tuy nhiên, các câu hỏi mà S8 đưa ra lại không tạo nhiều điều kiện cho người học suy ngẫm, phản ánh nhằm lý giải cho cơng thức tính diện tích xung quanh. Các ví dụ giúp HS áp dụng công thức mà S8 đưa là các bài tốn u cầu tính diện tích xung quanh với các số đo cho sẵn trong hình vẽ. Bên cạnh đó, các hoạt động có tính thực hành như cắt, gấp tạo hình lăng trụ đứng, hình chóp đều mà S8 đưa vào không hỗ trợ người học suy nghĩ, tìm hiểu ý nghĩa tri thức
Tóm lại, các hoạt động cắt, gấp hình khối trong S8 chỉ là một hoạt động thực hành đơn thuần, chưa tạo điều kiện để HS tư duy, khám phá và suy ngẫm để tìm ra tri thức hay giải quyết một vấn đề nào đó. Các hoạt động cắt, gấp, vì lý do này, chưa thể coi là bước trải nghiệm cụ thể trong chu trình học tập trải nghiệm của D.Kolb. Như vậy, sách giáo khoa Toán 8 đã chọn bỏ qua bước trải nghiệm cụ thể và bước quan sát/ phản ánh và đi thẳng vào bước tổng qt/ khái qt hóa trong tiến trình đưa định nghĩa hình khối. Tuy nhiên, các ví dụ áp dụng lí thuyết của S8 chỉ là bài toán thuần túy u cầu sử dụng cơng thức để tính tốn.
2.3. Các tổ chức toán học
Theo SGV8, các “loại bài tập” sẽ được đề cập trong S8 gồm:
- Dạng bài tập nhận dạng và đọc hình khối.
- Dạng bài tập vẽ hình và nhận xét hình.
- Dạng bài tập tính diện tích, thể tích.
- Dạng bài tập vẽ, cắt gấp hình.
(SGV8, 2017, trang 111) Số lượng bài tập thực hành cắt dán hoặc liên quan đến hình ảnh triển khai của hình khối xuất hiện trong hầu hết các bài học
Bảng 2.2.Thống kê số bài tập thực hành cắt dán hình khối ở từng đơn vị bài học thuộc chương IV
Tên bài học Số lượng bài thực hành cắt dán/tổng số bài tập của một bài học Hình hộp chữ nhật 1 / 4 Hình hộp chữ nhật (tiếp) 0 / 5 Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 / 9 Hình lăng trụ đứng 1 / 4
Diện tích xung quanh của
hình lăng trụ đứng 0 /8
Thể tích của hình lăng trụ
đứng 0 / 9
Hình chóp đều và hình
chóp cụt đều 2 / 4
Diện tích xung quanh của
hình chóp cụt đều 1 / 4
Thể tích của hình chóp đều 1 / 4
Kiểu nhiệm vụ này có đặc điểm là hình vẽ được cho sẵn. Hình vẽ ở đây là hình biểu diễn của của các hình khối cơ bản như hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, …). SGK cũng nêu các hình biểu diễn được cho là dạng hình khối nào. Để giải quyết kiểu nhiệm vụ này học sinh cần quan sát, tưởng tượng, dựa vào các khái niệm tính chất đã học để tìm ra đặc điểm, tính chất và mối quan hệ của các yếu tố trong hình.