Chương 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
3.2. Phân tích tiên nghiệm
a. Phân tích tình huống theo chu trình học tập trải nghiệm của D. Kolb
Trải nghiệm cụ thể
Pha 0
Lấy cơ sở là kiểu nhiệm vụ T21: Gấp hình khối theo hình mẫu đã cho trước bằng hình vẽ, pha 0 được xây dựng cho HS được trải nghiệm tự gấp hình lăng trụ đứng và nhận diện hình lăng trụ đứng. Các bài tập ứng với kiểu nhiệm vụ này thường yêu cầu HS tự cắt hình khai triển theo hình mẫu, hình mẫu sẽ được đánh dấu sẵn các cạnh nào bằng nhau. Tuy nhiên, khác với S8, chúng tơi lựa chọn hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác đã được cắt sẵn, có kèm thêm đánh dấu màu sắc khác nhau cho từng mặt. Hình được cắt sẵn nhằm tạo thuận lợi cho HS thao tác nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Mục đích của việc đánh dấu màu sắc các mặt của hình là để HS tập trung sự chú ý vào các mặt của hình khối, dễ dàng trong các thao tác gấp hình mà khơng cần hướng dẫn chi tiết của GV. Quan trọng hơn, pha 0 được xây dựng như bước khởi động, là “chất liệu” được đem vào sử dụng cho các hoạt động tiếp theo của pha 1.
Phân tích/ xử lí trải nghiệm
Pha 1
Trong pha này học sinh sẽ kết hợp mơ hình vừa làm với 10 đa giác được đánh số từ từ 1 tới 10 để trả lời bốn câu hỏi có trong phiếu số 1.
Với câu hỏi số một, HS cần kiểm tra các độ dài các cạnh và số đo các góc ở một số hình thì mới có thể phân loại chúng vào các nhóm. Do đó, các dụng cụ mà các em được nhận trong pha này gồm một thước thẳng và một eke. Chúng tơi lựa chọn thước thẳng có vạch chia nhằm giúp các em thực hiện các thao tác “đo” để so sánh độ dài giữa các cạnh (kiểm tra xem chúng có bằng nhau hay khơng), cịn thước đo độ sẽ được dùng đo góc (kiểm tra góc vng, góc bằng nhau).
Với câu hỏi số hai, chúng tơi dự đốn đa phần HS chỉ cần thao tác quan sát và đặt các đa giác được đánh số lên các hình có được đánh dấu màu sắc (mặt bên và mặt đáy của hình lăng trụ đứng) để kiểm tra xem hai hình có trùng khớp hay không để đưa ra kết luận.
Với câu hỏi số ba và số bốn, sau khi đã có sự phân loại 10 đa giác và chọn được hình trùng khớp với các mặt bên và mặt đáy, HS sẽ có sự chú ý nhiều hơn vào hình dạng của các đa giác và dễ dàng đưa ra đặc điểm chung của các mặt bên và đặc điểm chung của mặt đáy trong một hình lăng trụ đứng.
Mục đích của pha 1 là giúp HS huy động các kinh nghiệm đã có, cụ thể là các kiến thức về các tứ giác đặc biệt (hình bình hành, hình chữ nhật, ..) đã được học trong năm lớp 8. Đặc biệt, chúng tơi muốn hướng sự chú ý của HS tới hình chữ nhật. Qua các hoạt động quan sát, suy ngẫm và nhận xét, HS sẽ dễ dàng nhận ra đặc trưng của hình lăng trụ đứng: “Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật” và “Hình lăng trụ đứng có hai đáy (là hai đa giác bằng nhau)”.
Pha 2
Cùng một câu hỏi, chúng tôi tổ chức cho học sinh trả lời dưới hai hình thức cá nhân và nhóm. HS sẽ thực hiện yêu cầu trong phiếu số 2 với hình thức làm cá nhân. Mục đích của chúng tơi là muốn HS sử dụng “kết quả” đã có trong pha 0 và pha 1. Từ “kết quả trải nghiệm”, các em sẽ quan sát và tìm ra tính chất đặc trưng của hình lăng trụ đứng. Việc đánh dấu vng góc ở các hình khối a và d theo chúng tơi, có thể tác động tới câu trả lời của HS. Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa hình chữ nhật: “Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vng”, chúng tơi xem việc đánh dấu này như một hợp đồng thể chế mà khi quan sát, HS sẽ dễ dàng đi đến kết luận rằng các mặt bên của hình a và d đều là hình chữ nhật.
Tổng quát/ khái quát hóa
Pha 3
Trong pha này, GV sẽ tổng kết các hoạt động trước đó ở ba pha đầu. Sau đó, các nhóm sẽ xung phong trình bày câu trả lời trong hoạt động nhóm ở pha 2. GV sẽ hướng dẫn để cả lớp sẽ cùng nhận xét, bổ sung cho đến khi rút ra được kết luận: hình lăng trụ đứng là hình
- Có hai mặt đáy là hai đa giác bằng nhau. - Có các mặt bên là hình chữ nhật.
Ngồi ra, HS cịn phải nhận ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng.
Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực
Pha 4
GV sẽ giao cho HS các vật liệu cần thiết với yêu cầu làm một khung lồng đèn hình lăng trụ đứng bằng ống hút và bìa cứng với mục đích tái sử dụng đồ nhựa. Sau tình huống này, HS sẽ biết sử dụng các đặc trưng của hình khối để xây dưng các đồ vật trong cuộc sống thực tế. Đây là một tình huống mà qua quá trình giải quyết, HS sẽ được vận dụng kiến thức vào thực tế đồng thời kiểm tra tính hiệu quả của các pha đã thực hiện trong tình huống.
b. Biến
V1: Hình thức làm việc của học sinh
Giá trị V1a: hoạt động cá nhân Giá trị V1b: hoạt động nhóm Giá trị V1c: hoạt động tập thể
Với lựa chọn giá trị V1a: hoạt động cá nhân, HS sẽ được trình bày suy nghĩ, tư tưởng của chính mình đối vấn đề đang được đề cập đến. Qua đó, HS có cơ hội để tự tìm hiểu tri thức một cách độc lập. Đồng thời, thông qua quan sát hoạt động cá nhân của HS, GV sẽ đo được mức độ hiệu quả của tình huống dạy học cũng như khả năng của từng HS.
Với lựa chọn giá trị giá trị V1b: hoạt động nhóm. Ưu thế của hoạt động nhóm là HS sẽ được nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, được lắng nghe, đối chiếu và so sánh ý kiến của người khác với nhận định của cá nhân của bản thân. Cách thức tổ chức làm việc nhóm cịn phù hợp với những hoạt động cần sự đóng góp và phối hợp của nhiều người.
Với lựa chọn giá trị V1c: hoạt động tập thể, đây là cách tổ chức để tất cả HS trong một lớp cùng đưa ra ý kiến, nhận xét cho một vấn đề hay sản phẩm. Nếu cách tổ chức làm việc theo nhóm giúp HS được lắng nghe ý kiến một nhóm nhỏ thì làm
việc tập thể sẽ giúp tiếp cận một số lượng lớn hơn các ý kiến khác. Đây cũng là lúc thích hợp để GV khái qt hóa tri thức, chốt lại vấn đề.
Trong thực nghiệm số 1, chúng tôi lựa chọn phối hợp cà ba giá trị trên.
Ứng với pha 0, pha 1 và pha 4, chúng tơi chọn giá trị V1b: hoạt động nhóm, do tính chất của pha 0 và pha 4 là một hoạt động thực hành cần phối hợp nhiều thao tác (quan sát hình mẫu, gấp hình, cắt, dán băng keo, …), chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nên chúng tơi lựa chọn hình thức làm nhóm để tất cả HS đều làm việc. Tương tự, yêu cầu pha 1 là HS phải quan sát và thực hiện nhiều hoạt động như phân loại hình thành các nhóm hay đưa tính chất chung của các hình. Việc đưa ra số nhóm và tiêu chí cho từng nhóm sẽ cần sự thảo luận từ nhiều HS. Để HS đưa ra được câu trả lời đúng với mong đợi của chúng tôi, phải cần sự kết hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa các em.
Giá trị V1a và V1b được chọn trong pha 2. Cùng một câu hỏi, HS sẽ làm việc cá nhân trước trong hoạt động 1 và làm việc nhóm trong hoạt động 2. Mục đích của lựa chọn này là đo mức độ hiệu quả của bước trải nghiệm cụ thể trong pha 0 và pha 1. Ngồi ra, chúng tơi muốn tạo điều kiện để mỗi cá nhân HS tự suy ngẫm và huy động kinh nghiệm đã có từ các bài học trước cũng từ hai pha đầu để tìm hiểu tri thức. Sau đó, các HS mới cùng thảo luận để đưa suy nghĩ của mình và thống nhất một kết luận chung. Do mỗi giá trị V1a và V1b đều ưu thế và hạn chế riêng, nên nếu chỉ chọn duy nhất hình thức làm việc thì có thể sẽ có HS mất cơ hội tự tư duy, suy ngẫm vấn đề hoặc không được nghe ý kiến khác một cách chi tiết.
Giá trị V1c được chọn trong pha 3, đây là pha thể chế hóa nên việc sử dụng hình thức làm việc tập thể sẽ phù hợp để GV và HS cùng khái quát hóa tri thức.
V2: Cách đánh số 10 đa giác bằng bìa cứng
Giá trị V2a: đánh số thứ tự sao cho những hình thuộc cùng nhóm (trong câu trả lời mong đợi của chúng tôi) đứng cạnh nhau.
Giá trị V2b: đánh số thứ tự sao cho những hình thuộc cùng nhóm khơng đứng cạnh nhau
Trong yêu cầu số 1 của pha 1: phân loại 10 đa giác thành các nhóm, chúng tơi lựa chọn giá trị V2b thay vì V2a. Do nếu đánh số những hình thuộc cùng một nhóm
đứng cạnh nhau (ví dụ bốn hình chữ nhật đều được đánh số 1, 2, 3, 4) thì HS chỉ cần đốn mà khơng cần sử dụng chiến lược đo đạc. Trong khi đó, mục đích của pha này là cho HS trải nghiệm cụ thể và còn huy động kinh nghiệm đã có (kiến thức về các đa giác đã học).
V3: Cách cho các đa giác
Giá trị V3a: các đa giác có sẵn số đo góc và cạnh
Giá trị V3b: các đa giác khơng có sẵn số đo góc và cạnh
Chúng tơi lựa chọn V3b trong tất cả các pha, để hướng HS sử dụng chiến lược đo đạc
c. Chiến lược Pha 1, câu 1
Chiến lược S1a: Đo đạc
Chiến lược đo đạc đã quen thuộc với HS, các em sử dụng kiến thức về tính chất của các đa giác đã học ở lớp 8 kết hợp đo cạnh và góc để phân loại.
Chiến lược S2a: Quan sát hình dạng
Do 10 đa giác được cho là các đa giác quen thuộc với các em trong chương trình Tốn 8, HS có thể nhìn hình dạng mà dự đốn.
Pha 1, câu 2
Chiến lược S1b: Đặt chồng hai đa giác
HS đặt chồng hai đa giác lên nhau để kiểm tra xem chúng có trùng khớp với nhau khơng. Căn cứ vào lựa chọn của biến V5, chiến lược S1b
Chiến lược S2b: Đo đạc
HS đo các cạnh để kiểm tra xem chúng có bằng nhau.
Pha 2
Chiến lược so sánh
HS quan sát, tìm điểm chung ở mặt bên của các hình và điểm chung về mặt đáy của các hình.
d. Câu trả lời mong đợi
Câu 1:
Mục đích của chúng tơi khi đặt ra yêu cầu này là mong muốn HS lọc ra được nhóm hình chữ nhật bao gồm các hình số hai, ba, bốn, năm và chín. Việc cho thêm các hình khác là nhằm tạo sự khác biệt giữa hình chữ nhật và các hình khác, cũng như phục vụ cho các yêu cầu tiếp theo trong tình huống dạy học. Vì vậy, trong câu này, dự đoán của chúng tơi là các nhóm HS sẽ ghi được nhóm hình chữ nhật gồm các hình: 2, 3, 4, 5, 9.
Câu 2:
Đa giác có chấm trịn màu xanh dương trùng với hình số: 2 Đa giác có chấm trịn màu vàng trùng với hình số: 4
Đa giác có chấm trịn màu đỏ trùng với hình số: 9
Đa giác có chấm trịn màu xanh lá trùng với hình số: 10 Đa giác có chấm trịn màu đen trùng với hình số: 8
Câu 3:
Cả 3 đa giác có chấm trịn mày xanh dương, màu vàng và màu đỏ đều là hình chữ nhật
Câu 4
Cả 2 đa giác có chấm trịn màu xanh lá và màu đen đều là hai tam giác bằng nhau.
Pha 2
4 hình a, b, c, d đều có các mặt bên của là hình chữ nhật 4 hình a, b, c, d đều có hai mặt đáy là hai đa giác