b) Kết quả: lon nước bị biến dạng.
c) Giải thích: Khi ta úp miệng lon vào thau nước đá, khi đó khí trong lon được giữ
khơng đổi. Khi miệng lon tiếp xúc với nước đá, nhiệt độ khí trong lon lúc này giảm x́ng nhanh, các phân tử khí chuyển động chậm hơn, va chạm vào thành bình ít hơn làm cho áp suất khí giảm x́ng nhanh, sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong lon gây ra áp lực khiến cho lon bị biến dạng.
- Thí nghiệm này có thể được sử dụng trong các giải đoạn làm nảy sinh vấn đề hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề khi dạy học nội dung “Phương trình trạng thái khí lí tưởng”.
- Hành vi năng lực hướng đến:
+ Mơ tả các tình h́ng (hiện tượng, q trình tự nhiên) thơng qua các kiến thức vật lí.
+ Đặt câu hỏi/vấn đề liên quan đến vật lí. - Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ GV phát phiếu học tập, giới thiệu bộ thí nghiệm “lon nước biến dạng” gồm các dụng cụ: lon nước, thau nước đá, lọ cồn, đồ gắp thức ăn. GV mô tả thí nghiệm và biểu diễn thí nghiệm ngay trên lớp.
+ GV yêu cầu HS mô tả hiện tượng mà mình quan sát được.
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
• Em có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm?
• Khi đặt miệng lon nước vơ thau nước đá, lượng khí trong lon có xác định khơng?
• Các thơng sớ của khới khí thay đổi như thế nào? Giải thích?
+ GV quan sát HS làm việc để đánh giá.
+ HS lắng nghe, quan sát GV làm TN.
+ HS suy nghĩ, trả lời: lon nước bị
biến dạng khi nhúng ngập vào nước lạnh.
+ HS suy nghĩ, điền câu trả lời vào phiếu học tập.
- Khi đốt nóng lon nước rồi úp miệng
lon nước vào thau nước đá, ta thấy lon nước bị biến dạng.
- Khi đặt miệng lon nước vào thau nước đá thì lượng khí trong lon xác định.
- T giảm, V giảm, p giảm. Vì:
Khi ta úp miệng lon vào thau nước đá, khi đó khí trong lon được giữ khơng đổi. Khi miệng lon tiếp xúc với nước đá, nhiệt độ khí trong lon lúc này giảm xuống
+ Từ TN trên, em hãy cho cô biết vấn đề mà chúng ta cần giải quyết ở đây là gì?
+ Thớng nhất, điều chỉnh câu trả lời của học sinh.
nhanh, các phân tử khí chuyển động chậm hơn, va chạm vào thành bình ít hơn làm cho áp suất khí giảm xuống nhanh, sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong lon gây ra áp lực khiến cho lon bị biến dạng.
+ HS suy nghĩ, trả lời:
Từ thí nghiệm trên, ta thấy cả ba thơng số của khối khí nhiệt độ, áp suất, thể tích đều thay đổi. Vậy ba thơng số đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?
c.3.2. Dòng nước chảy ngược a) Tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Đặt chai thủy tinh ngập trong thau nước nóng.
- Bước 2: Sau khi chai nóng đều sau một thời gian, ta nhanh chóng dùng nút đậy có gắn sẵn ớng hút bịt miệng chai lại.
- Bước 3: Úp ngược chai và đặt đầu cịn lại của ớng hút vào thau nước màu đã chuẩn bị sẵn (nên dùng bao tay dày hoặc đồ kẹp để không bị phỏng).