KHỔNG TỬ VỚI TƢ TƢỞNG "HỮU GIÁO VÔ LOẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng giáo dục của khổng tử (Trang 27)

1. Khổng tử đã là ngƣời đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới "Chuyển nền văn hóa

từ trên xuống dưới và nâng trình độ dân trí từ dưới lên". Nói cách khác, Khổng tử đã Bình

dân hóa giáo dục.

Là ngƣời đầu tiên mở trƣờng tƣ và mở với quy mơ lớn, có chỗ nội trú và phịng đọc sách cho học trị, Khổng tử ln mở rộng cửa trƣờng đón nhận mọi ngƣời với quan điểm cực kỳ tiến bộ :

"Hữu giáo vô loại" - quyền được giáo dục là quyền của mọi người, không phân biệt đẳng cấp, thành phần xã hội (LN . XV. 38).

Với chúng ta hiện nay, điều này q bình thƣờng, nhƣng thời Khổng tử thì đó quả là một quan điểm cách mạng tận nền móng. Ngay ở Âu Mỹ mà mãi đến 1850 mới mở cửa giáo dục cho toàn dân [8, 30]. Ngay trong thời đại của mình, nghĩa là cách chúng ta 2500 năm

"Khổng tử đã sớm nhìn thấy mối quan hệ giữa ba hiện tượng xã hội phức tạp : dân số (thứ), kinh tế (phú), giáo dục (giáo). Trong khi chăm lo cho dân đơng, dân giàu thì đồng thời phải

lo giáo dục dân. Nói cách khác, Khổng tử đã chủ trƣơng Bình dân hóa giáo dục, tức là biến giáo dục từ chỗ là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trỊ thành quyền lợi của mọi ngƣời. Cái mà hàng nghìn năm sau ơng, J. A.Komenski cịn mơ ƣớc "dạy mọi điều cho mọi người".

Nhƣ vậy, theo quan điểm của Khổng tử, văn hóa vốn nằm "trên chóp cao" của xã hội mà chỉ tầng lớp quý tộc thời bấy giờ mới đƣợc hƣởng, đã chuyển xuống cho mọi tầng lớp xã hội, bằng con đƣờng giáo dục.

Và bằng con đƣờng giáo dục theo quan điểm bình dân hóa ấy, trình độ dân trí đƣợc nâng lên.

Trên thực tế đã có những học trị nghèo khó đến xin học, Khổng tử đều nhận dạy. Ơng khơng phân biệt ngƣời giàu kẻ nghèo, ai xin học, muốn dâng vật gì làm lễ nhập mơn, dù chỉ là một chục chiếc nem, ông cũng vui nhận. (LN VII. 7)

Khổng tử cũng không để ý đến quá khứ của ngƣời học. Một thanh niên ở làng Hồ hƣơng đến xin học, ông nhận; các mơn sinh cũ có vẻ ái ngại, vì làng ấy nổi tiếng là "khó dạy". Khổng tử bảo với môn sinh: "Người ta lấy lịng trong sạch mà đến với mình thì mình vì tấm lịng đó mà thu nhận người ta. Còn việc cũ của người ta ra sao, đừng nghĩ tới". (LN VII.

27)

Trƣớc Khổng tử, trong mỗi xóm hai mƣơi lăm nhà có một trƣờng học, gọi là "thục" ; mỗi thị trấn gồm 500 nhà có một trƣờng học cao hơn gọi là "tường"; trong mỗi châu gồm 2500 nhà có một trƣờng cao hơn nữa gọi là "tự"; tại kinh đơ mỗi nƣớc có một trƣờng cao hơn cả gọi là "học". Đó là những trƣờng công lập; thầy giáo cũng do triều đình bổ nhiệm, học sinh đa số là con em tầng lớp quý tộc. Trong lịch sử, trƣớc thế kỷ VI TCN khơng thấy có một trƣờng học nào thu nhận học sinh từ mọi tầng lớp xã hội khác. Khổng tử là ngƣời đầu tiên làm việc đó. Và ơng đã thành cơng trong quan điểm bình dân hóa giáo dục ấy: lập trƣờng tƣ để dạy học, Khổng tử chủ trƣơng bất kể là quý tộc hay bình dân, bất kể là tộc Hoa hay Di Địch, đều có thể nhập học để đƣợc giáo dục. Đề xuất tƣ tƣởng Hữu giáo vô loại (đƣợc giáo dục khơng kể hạng ngƣời gì) là một cống hiến vĩ đại của Khổng Tử đối với nền giáo dục cổ đại.

Rất tiếc sang đêm trƣờng Trung đại, và cả Cận đại, tƣ tƣởng cực kỳ tiến bộ này đã không đƣợc thực hiện. Giáo dục dần dần trở thành đặc quyền, đặc lợi của một số ngƣời.

Cần nhắc lại: trƣớc Khổng tử, thời Chiếm hữu nô lệ, ngƣời nơ lệ khơng có quyền đi học. Ngƣời ta cho rằng nô lệ chỉ là công cụ, dùng là

cơng cụ biết nói. Hoặc quan niệm khác, cũng khơng kém phần tệ hại, cho rằng nơ lệ là con vật, có điều là con vật biết đứng trên hai chân. Mà đã là đồ vật hay con vật thì khơng đƣợc quyền đi học.

Sau Khổng tử, ngay tại Trung Hoa "trong nhiều triều đại, giai cấp thống trị còn ra lệnh cấm các trƣờng tƣ nhận con em tầng lớp lao động vào học; làm trái lệnh sẽ bị xử tử" [24, 18].

Trƣờng tƣ - tƣơng đối mở rộng cửa mà còn nhƣ vậy huống hồ là trƣờng cơng do chính giai cấp thống trị mở ra!

Thế mới biết tƣ tƣởng "Hữu giáo vô loại" của Khổng tử là tiến bộ đến ngần nào! Ngày nay, ta chủ trƣơng "Ngày toàn dân đƣa trẻ đến trƣờng" để mọi ngƣời "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành" theo lời Bác, là tiếp nối tƣ tƣởng tiến bộ của Khổng tử vậy.

2. Chính trị hóa giáo dục : làm cho giáo dục mang lý tƣởng chính tri; và mục tiêu

chính trị đƣợc thực hiện bằng con đƣờng giáo dục.

Về chính trị, Khổng tử chủ trƣơng "Lễ trị" , nghĩa là dùng lễ để trị dân, mà thực chất là dùng đạo đức để cảm hóa con ngƣời, nên cịn gọi là "Đức trị". Mà muốn có lễ trị, đức trị thì phải học, phải đƣợc giáo dục, trƣớc hết là phải tu thân để chính danh: vua ra vua, quan ra quan, cha ra cha, con ra con.

"Nói cho cùng, một ngƣời dốc sức vì sự nghiệp giáo dục, sớm muộn ngƣời đó phải quan tâm đến chính trị. Khổng tử, Chu Văn An, Pythagore, Lomonosov tất cả đều nhƣ vậy. Việc khai sáng trí tuệ thƣờng đồng hành với sự cải cách xã hội" [41, 15]. Giáo dục khơng thể tách rời chính trị.

Về giáo dục, Khổng tử chủ trƣơng học để nên ngƣời có văn, có chất, để làm quan, để mang tài ra giúp nƣớc, xây dựng một xã hội có tơn ty trật tự. Nghĩa là mục đích cuối cùng của sự học là để tham gia chính trị. Do vậy mà Khổng tử ln chú trọng đến sự học để cứu đời, cốt đào tạo những con ngƣời có đức hạnh, có đầu óc sáng suốt, có liêm sỉ để làm chính trị, cải tạo xã hội. Đồng thời, Khổng tử phê phán lối học thốt ly cuộc sống, học khơng vì đời là cái học vơ ích "Học hết ba trăm bài Kinh Thi, được vua giao cho việc trị dân mà không được việc, sai sứ đi bốn phương mà khơng biết ứng đối, thì tuy học nhiều mà có ích gì đâu?".

(LN XIU. 5). Trái lại phải biết hành đạo, giúp đời!

Khổng tử chú trọng đến sự học để cứu đời, cốt đào tạo những con ngƣời có đức hạnh, có đầu óc sáng suốt, có liêm sỉ để làm chính trị, cải tạo xã hội.

3. Đạo đức hóa giáo dục: làm cho giáo dục thống nhất với đạo đức.

Khổng tử muốn xây dựng một xã hội có tơn ty và cái tơn ty đó dựng trên một nền tảng đạo đức, trƣớc hết là ngƣời trên phải làm gƣơng cho kẻ dƣới: "quân quân, thần thần ; phụ phụ, tử tử; phu phu, thê thê"

Ngay chữ "quân tử" trong quan niệm của Khổng tử cũng đã mang một nội dung mới, khác hẳn nghĩa thông dụng thời bấy giờ. Quân tử, theo Khổng tử, là ngƣời có tài, có đức, chứ khơng phải chỉ là ngƣời có địa vị cao nhƣ ngƣời ta thƣờng nghĩ.

Ở một góc độ nào đó, có thể nói Khổng tử muốn thực hiện một thứ bình đẳng dựa trên chân - giá - trị - của - con - ngƣời. Cái quyết định địa vị mỗi ngƣời chính là giá - trị - thực - có của ngƣời đó.

Khổng tử tin rằng ngƣời dân một nƣớc mà biết hiếu đễ - quan hệ xã hội đầu đời giữa ngƣời với ngƣời - thì nƣớc đó sẽ có trật tự. trị an. Cho nên ơng rất chú trọng đến chữ hiếu. Khổng tử quan niệm chữ hiếu có nhiều nội dung mà tùy theo trình độ của mỗi ngƣời, ơng giảng giải một cách khác nhau.

"Nhà sƣ phạm chân chính, khơng chấp nhận một xã hội khơng có kỷ cƣơng" [41,15]. Giáo dục trƣớc hết là đức dục.

... Ngoài xã hội, Khổng tử dạy phải lấy lòng nhân ái mà đối đãi với mọi ngƣời; phải cẩn thận và thành thực, thƣơng yêu mọi ngƣời và gần gũi ngƣời nhân đức! (LN. I. 6)

Khổng tử chủ trƣơng trƣớc hết phải tu thân rồi mới tề gia, trị quốc... Nghĩa là phải có đạo đức đã rồi mới làm chính trị. Ơng nói: "Để hết tâm trí vào đạo lý, cố giữ đức hạnh, theo

điều nhân ái... còn việc học lục nghệ là phụ". (LN. VU .6)

Ơng địi hỏi học trị phải ln ln tự xét mình, làm chủ lấy mình: Ngƣời qn tử có 9 mối xét nét để tự tu sửa bản thân (LN. XVI, 10). Và tu thân là nhiệm vụ trọng yếu cơ bản của mỗi ngƣời không phân biệt đẳng cấp hay địa vị xã hội "tự thiên tử dĩ chí ƣ thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản"

CHƢƠNG III. KHỔNG TỬ VỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG MẪU NGƢỜI QUÂN TỬ

Đối với Khổng tử:

1. Học trƣớc hết là để biết, để làm - ngƣời - có - tri - thức.

Ơng nói:

"Ngọc bất trác bất thành khí Nhân bất học bất tri đạo"

Ngọc không mài giũa không nên vật trang sức quý; Ngƣời khơng học khơng có tri thức (đạo thời bấy giờ là tri thức, là hiểu biết quy luật vận hành của vạn vật). Tức là thành ngƣời trí thức (TRÍ). Muốn vậy phải tìm hiểu cho thấu triệt ngọn nguồn sự vật (cách vật trí tri). Có tri chân mới có thể hành thiện. Đó là chữ trí. Bên cạnh chữ Trí, Khổng tử còn nhấn mạnh đến chữ NHÂN.

2. Học để làm ngƣời - có lịng nhân:

Hạt nhân trong tƣ tƣởng của Khổng tử là "Nhân ". Nhân là quan hệ lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời trong sinh hoạt xã

hội. Chữ nhân gồm chữ nhân bên trái là người, và chữ nhị bên phải là hai, tƣợng trƣng cho số nhiều… Vậy là nhân là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong cộng đồng xã hội. Nội dung của chữ Nhân bao hàm cả: Hiếu, đễ và trung, thứ. Ơng nói: "Hiếu, đễ là cái gốc để làm người "

Học trị ơng lại nói: "Tư tường của thầy nói tóm lại một từ, chẳng qua là TRUNG THỨ mà thôi". TRUNG biểu đạt tình cảm chân thành xuất phát từ trong lịng mình. Theo

Phan Bội Châu thì chữ TRUNG bao gồm chữ Trung là trong trên chữ Tâm là lòng." Nghĩa là nhất thiết xử việc, tiếp người, đều móc ở trong lịng mình ra, khơng một tí gì

dối lịng, ấy là TRUNG, là cái "thể" của chữ NHÂN" [2]. Nghĩa là hết lịng, nghĩa là "qn mình" vì ngƣời, là TRUNG THÀNH vậy.

Còn chữ Thứ viết chữ "như" ở trên chữ "tâm ở dƣới, nghĩa là ứng phó với nhất thiết ngƣời nào tất thảy xem ngƣời nhƣ mình. Suy ở trong lịng mình mà đo lƣờng đến lòng ngƣời thời biết đƣợc lòng ngƣời cũng nhƣ lịng mình mà đối đãi bằng một cách bình đẳng, bác ái. Ấy là nghĩa chữ THỨ mà chính là cái "dụng" của chữ NHÂN vậy (1). Nói cách khác, theo lời Khổng tử "thứ" là "việc mà mình khơng thích, chớ áp đặt cho người ".

Nhƣ vậy, mục tiêu giáo dục của Khổng tử là đào tạo con ngƣời vừa DŨNG, vừa TRÍ, vừa NHÂN - ngƣời quân tử. Theo Vũ Đại Quang thì:

"Bồi dưỡng những chí sĩ thương người có tiết tháo cao thượng và những quân tử Nho gia có tri thức uyên bác, đó là mục đích giáo dục mà Khổng tử rất nhấn mạnh" [25, 232]

Ơng cho rằng kẻ sĩ phải có chí truy tìm chân lí, khơng xấu hổ vì phải ăn đói mặc rách, ngay cả tính mạng thậm chí cũng có thể coi nhẹ, "sáng nghe được đạo, chiều chết cũng vui ". (LN. IV, 8).

3. Chiều sâu trong mục đích giáo dục theo Khổng tử khơng phải chỉ là "biết" ,

chỉ là Tri thức, mà còn phải "làm ", phải "hành đạo" .

Ngƣời quân tử phải học để thấu đạo (tri đạo). Thấu đạo rồi mới hành đạo, giúp đời, cứu ngƣời. Tri chân, hành thiện: biết cho thấu triệt, sống cho tuyệt vời. Khổng tử phê phán lối học mà không hành: "người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà khơng làm được" (LN. IV, 22)

Tức là tƣ tƣởng chính trị hố giáo dục mà ta đề cập ở phần trên.

Trở lại với khái niệm Trung ở trên ta có thể nói thêm, đối với Khổng tử "Trung " là đạo đức thực hành, vừa hƣớng nội, vừa hƣớng ngoại. Hƣớng nội chỉ sự trung thành, trung thực, trung trinh; hƣớng ngoại chỉ sự hết lịng, hết sức, hết mình, vì ngƣời, vơ tƣ. Nhƣ vậy, để đạt chữ trung, kẻ sĩ khơng thể khơng thực hành. Chính hành động mới bộc lộ lòng trung.

Còn chữ "thứ"?. Chữ "thứ" cũng đƣợc Khổng tử định ranh giới rõ ràng. Trong Luận ngữ, thiên Vệ Linh Cơng, có đoạn đối thoại lí thú giữa Khổng tử và Tử Cống, học trị của ơng, nhƣ sau: "Tử cống hỏi: Có câu nói nào có thể suốt đời theo đuổi khơng? Khổng tử đáp

rằng: Có. Đó là đạo "thứ" chăng ? Việc gì mình khơng thích, chớ áp đặt cho người" . Tức là

nói đến hành vi việc làm

Chỗ khác, Khổng tử lại nói: "Việc gì mình muốn đạt tới, hãy giúp cho người khác đạt

tới trước; Việc gì mình muốn lập nên, hãy giúp cho người lập nên trước" (LN. VI, 28)

Cũng ám chỉ giá trị ở hành động vậy. Mẫu con ngƣời, mẫu nhân cách mà Khổng tử muốn đào tạo đã đƣợc ơng tóm tắt trong câu nói:

Đó là một mẫu ngƣời hiền tài thực sự, một nhân tài đích thực. Nhân cách ấy phải gồm đủ bốn yếu tố:

- Chí ư đạo: tức là xác định rõ mục đích của cuộc đời, hun đúc một lý tƣởng sống và

vì lý tƣởng ấy mà hiến thân, lập chí.

- Cứ ư đức : tức là căn cứ vào đạo đức mà làm việc, làm việc thực sự và hồn thành

tốt cơng việc trên cơ sở đạo đức.

- Y ư nhân : tức là gần điều nhân, nƣơng theo lòng nhân ái mà làm việc. Thực hiện điều nhân, yêu thƣơng con ngƣời, quan hệ tốt đẹp với con ngƣời và có thái độ đứng đắn với bản thân.

- Du ư nghệ : vui với lục nghệ. Thời Khổng tử, lục nghệ gồm: lễ, nhạc, xạ, ngự, thƣ

(đọc sách và viết chữ) và số (toán pháp). Chủ yếu chỉ những kỹ thuật cụ thể, mà theo Phan Nải Việt so sánh thì:

"... du ư nghệ của Khổng tử theo quan điểm ngày nay mà nói thì, đó chính là chân tài thực học, có kỹ nghệ cao siêu, là chuyên gia giỏi. Đồng thời, “du ư nghệ” cũng phản ánh quan điểm của Khổng tử về nhân tài là cần phải có chun mơn kỹ thuật sâu rộng'' [38, 381]

Trong thiên Vi chính sách Luận ngữ, Khổng tử lại nói:

"Quân tử bất khí" - Ngƣời quân tử khơng phải là khí cụ, mà phải có tài năng đa phƣơng, có thể ứng phó với những nhu cầu đa dạng, trong những tình huống bất ngờ của cuộc sống. Ngày nay ta phát triển thành mẫu ngƣời năng động và sáng tạo, chứ khơng máy móc.

Tóm lại, mục đích giáo dục của Khổng tử là đào tạo con ngƣời tài, đức song toàn để xả thân đem lại an bình cho thiên hạ.

4. Mẫu ngƣời hành -động - vì - đời - mẫu ngƣời quân tử:

là ngƣời rất tốt nhƣ Phan Bội Châu đã phân tích: "vì cớ sao một ngƣời rất tốt gọi là quân tử? Bởi ngƣời ấy đạo đức đã cao, tài năng cũng giỏi, nhân cách lại rất hoàn toàn, nếu

đáng làm một ngƣời chủ, nên có chữ "qn". Qn nghĩa là ơng chủ. Nếu đem ra gánh việc loài ngƣời thời cung cấp đƣợc việc cho loài ngƣời cũng nhƣ con thờ cha, nên có chữ "tử". Tử nghĩa là con. Góp xắp cả hai ý nghĩa nhƣ trên ấy mới đặt tên bằng "quân tử" [2, 28].

Ngày nay, trong tâm thức của nhiều ngƣời, quân tử vẫn là ngƣời mẫu lý tƣởng, tài đức song toàn và phẩm cách cao thƣợng. Có thể so sánh "quân tử" với mẫu ngƣời "đại trƣợng phu" của Mạnh tử.

Để đạt mục đích ấy, Khổng tử đã dạy những gì?

CHƢƠNG IV : KHỔNG TỬ VỚI TƢ TƢỞNG TU - TỀ - TRỊ - BÌNH

Nội dung dạy học và giáo dục của Khổng tử rất phong phú và gắn chặt với tiến trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng giáo dục của khổng tử (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)