1.1. Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX
1.1.2. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học
Sự sụp đổ của thế giới bên ngoài khiến nhà văn ngày càng chuyển trọng tâm vào thế giới bên trong với những trạng thái cảm xúc, những căng thẳng
tâm lý và các ấn tượng giác quan để rút ra một thực tế: hiện thực chỉ có thể được nhận thức một cách chủ quan.
Chủ nghĩa hiện đại trong văn học có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh trong những thập niên đầu thế kỷ 20, chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ trương phá vỡ cách viết truyền thống, trong cả thơ và văn xuôi. Những nhà văn của chủ nghĩa hiện đại đã thử nghiệm hình thức biểu hiện mới với mong muốn đi ngược lối biểu đạt truyền thống và thể hiện sự nhạy cảm của thời đại mới. Từ đó họ tin rằng tất yếu phải đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, phải dứt bỏ truyền thống của chủ nghĩa hiện thực kinh điển vào cuối thế kỷ XIX mà nguy cơ trở nên cạn kiệt khả năng biểu đạt trạng thái cuộc sống con người ở một thời đại đã đổi khác. Chủ nghĩa hiện đại đại diện cho cuộc cách mạng tư tưởng của thời đại mà cốt lõi của nó là sự chủ quan, vỡ mộng, chống truyền thống và tìm kiếm một thứ “chủ nghĩa hiện thực thực sự”.
Quan điểm thế giới có trật tự, ổn định và có ý nghĩa của thế kỷ XIX đã khơng cịn phù hợp với "bức tranh toàn cảnh mênh mông vô nghĩa và hỗn
loạn của lịch sử đương đại" (T.S. Eliot). Chủ nghĩa hiện đại bác bỏ sự lạc
quan của thế kỷ XIX, họ đã đưa ra một bức tranh bi quan sâu sắc về một nền văn hóa bị xáo trộn, đảo lộn.
Hầu hết tiểu thuyết truyền thống thường có một khởi đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng (hoặc giới thiệu, xung đột và giải quyết), còn câu chuyện hiện đại thường là một dòng ý thức. Người viết thường dùng những nghịch lý, châm biếm và so sánh để chỉ ra những căn bệnh của xã hội. Đối với người đọc hiện đại lần đầu tiên, tất cả có thể cộng lại để cảm thấy như câu chuyện không đi đến đâu. Một cách tự nhiên, hình thức tiểu thuyết luận đề bị thay thế bởi hình thức tiểu thuyết tâm lý.
Trong nỗ lực vứt bỏ sự kìm hãm của quy tắc thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực, những nhà văn hiện đại tiên phong, đặc biệt là những người viết sau Thế
chiến I đã giới thiệu một loạt các kỹ thuật văn học: dòng ý thức, độc thoại nội tâm, trần thật đa quan điểm; tường thuật gián đoạn; cấu trúc phân mảnh, phi tuyến tính, phá vỡ cốt truyện; triệt tiêu tính cách, tâm thức hồi nghi; giọng điệu tự chế nhạo; sự đối lập của ý thức hướng nội với diễn ngôn và khuynh hướng xuyên tạc chủ quan.
Có nhiều người cho rằng phong trào văn học hiện đại bắt đầu từ năm 1910 với tiểu thuyết gia Virginia Woolf. Bà đã từng tuyên bố “Vào khoảng tháng 12 năm 1910, tính cách con người đã thay đổi” (Woolf, 1923, tr320) nhưng có người lại cho rằng chủ nghĩa hiện đại bắt đầu từ năm 1902, với tác phẩm như Heart of Darkness của Joseph Conrad. Rượu vang của Sherwood Anderson (1919) cũng được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa hiện đại với phong cách văn xuôi đơn giản và cái nhìn sâu sắc tâm lý vào các nhân vật.
James Joyce là một nhà văn hiện đại lớn với cuốn tiểu thuyết Ulysses (1922). Tác phẩm mô tả các sự kiện trong khoảng thời gian hai mươi bốn giờ trong cuộc đời của nhân vật chính, Leopold Bloom, qua đó ơng đưa ra cách tiếp cận tiểu thuyết hiện đại. Nhà thơ TS Eliot cho rằng kỹ thuật kể chuyện của Joyce đã tái hiện một bức tranh hỗn loạn của lịch sử đương đại, một sự tan vỡ ảo tưởng của thế hệ hậu chiến. Ngoài ra cịn có rất nhiều nhà văn hiện đại thời kỳ đầu khác, nổi bật như Knut Hamsun, Franz Kafka,…
Vào những năm 1920 và 1930, các tác phẩm nổi bật của chủ nghĩa hiện đại được ra đời bao gồm các tiểu thuyết tiếp theo của Marcel Proust, Virginia Woolf, Robert Musil và Dorothy Richardson. Một dấu mốc lịch sử của tiểu thuyết hiện đại phải kể đến các tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner vào năm 1929.
Vào những năm 1930, ngoài các tác phẩm lớn khác của William Faulkner (As I Lay Dying, Light in August ), Samuel Beckett đã cho ra đời tác phẩm lớn đầu tiên của mình: Murphy vào năm 1938. Trong tác phẩm cuối
cùng của mình, Finnegans Wake (1939), James Joyce đã thực hiện phương pháp dòng ý thức, những ẩn dụ và liên tưởng tự do của Joyce đã bị đẩy đến giới hạn từ bỏ tất cả các quy ước xây dựng cốt truyện và nhân vật bằng một thứ tiếng Anh kỳ dị và tối nghĩa, chủ yếu dựa trên các cách chơi chữ phức tạp. Theo Bách khoa toàn thư Oxford của Văn học Anh, chủ nghĩa Hiện đại kết thúc vào năm 1939 còn Clement Greenberg lại cho rằng chủ nghĩa Hiện đại kết thúc vào những năm 1930.
Thực tế vẫn có một số nhà văn hiện đại sáng tác sau năm 1930. Có thể kể đến các tiểu thuyết gia William Faulkner, Dorothy Richardson, John Cowper Powys… Cuốn tiểu thuyết Dưới núi lửa (1947) của Malcolm Lowry giống với Ulysses cả về thời gian miêu tả gần như trong một ngày của nhân vật chính và tác giả đã dùng độc thoại nội tâm và dòng ý thức để thể hiện cho tâm trí của các nhân vật. Samuel Beckett đã sáng tác từ khoảng năm 1930 đến năm 1980, bao gồm Molloy (1951), Waiting for Godot (1953), Happy Days (1961) và Rockaby (1981)…