3.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý của VirginiaWoolf
3.3.1. Thời gian vật lý
Thời gian vật lý ở đây chính là thời gian vật chất, chảy trôi theo quy luật tự nhiên, được đo bằng nhịp sinh học. Thời gian vật lý tuân thủ lối viết truyền thống, theo trình tự thời gian, trật tự diễn biến cốt truyện. Thời gian hiện thực được đo bằng đồng hồ với thời gian định lượng giờ, phút, giây. Con người đã luôn luôn bị ám ảnh bời sự kiểm soát và thống trị của thời gian.
Trước hết đó là thứ thời gian độc đốn, áp đặt, bất khả vãn hồi. Trong
Bà Dalloway, nó được đánh dấu bằng tiếng chuông của Big Ben. Tiếng chuông Big Ben vang lên suốt tác phẩm nhắc nhở con người về sự chuyển động liên tục, sự mất mát của thời gian. Sư nhắc nhở liên tục của Big Ben làm cho các nhân vật ý thức được thời gian trôi qua nhanh, vô tình, một đi khơng trở lại như thế nào. Bước chân của thời gian được nhắc đến đầu tiên khi Clarissa đang đi mua hoa cho bữa tiệc. “Kia rồi! Nó đã trầm trầm vang dội. Đầu tiên là một âm thanh cảnh báo, như âm nhạc, rồi tới thời khắc, bất khả
vãn hồi” (Virginia Woolf. 1925, tr.17). Tiếng chuông uy nghi, đường bệ, trang nghiêm như sức mạnh của tự nhiên trước sức lực mong manh, nhỏ bé của con người. Cùng với tiếng chng là những đường trịn âm thanh xám xịt, nặng nề tan lỗng trong khơng khí, giống như thời khắc của con người tan loãng giữa vơ thường. Điệp khúc: những vịng trịn xám màu chì tan lỗng giữa khơng trung lặp đi lặp lại mỗi lần tiếng chuông Big Ben xuất hiện như tâm trạng nặng nề u ám con người đầy bất lực, không ngăn cản nổi bước chân thời gian. Nhân vật bà Dalloway ln có cảm giác hồi hộp khó tả mỗi khi Big Ben đổ chuông. Đồng hồ Big Ben ngự trị, len lỏi vào cuộc sống của bà như một lời hối thúc về khoảng thời gian sẽ mất. Woolf dùng hình ảnh những vịng trịn màu xám chì để miêu tả âm thanh đồng hồ Big Ben gợi liên tưởng đến màu của tro tàn, tan biến, hư vô.
Bảng khảo sát tiếng chuông đồng hồ Big Ben
Giờ Bối cảnh Chương Trang
Clarissa đi mua hoa 1 17
11 giờ rưỡi Peter rời nhà Clarissa sau chuyến thăm bất ngờ khi vừa Ấn Độ trở về
3 86
12 giờ Clarissa sửa xong chiếc váy, vợ chồng Septimus bước xuống phố Harley
5 153
3 giờ chiều Richard tặng hoa cho Clarissa sau khi dự tiệc nhà phu nhân Bruton về
6 188
Chuông nửa giờ
Cô Kilman và Elizabeth đi tới các cửa hàng Quân đội và Hải quân
7 201
Cách miêu tả tiếng chng Big Ben chính xác nhưng lại gián đoạn này đúng tinh thần của thi pháp hiện đại và càng tô đậm sự vội vã của thời gian. Tiếng chng Big Ben ngắt qng dịng suy nghĩ và ký ức của nhân vật, kéo họ trở lại hiện tại, biến hiện tại thành quá khứ.
Thời gian vật lý âm thầm, êm dịu nhưng tàn nhẫn, vơ tình. Trong Đến
ngọn hải đăng các nhân vật cũng có những cảm nhận rất khác nhau về sự hủy
hoại, tàn phá của thời gian. Trong chương X, bà Ram say nghĩ về Cam và James, hai đứa con út của bà, bà buồn rầu vì việc con sẽ phải lớn lên và sẽ khơng cịn hạnh phúc như thế này nữa. “Hai đứa này bà chỉ muốn chúng y thế, hai con quỷ tinh quái, hai thiên thần vui tươi, bà không muốn thấy chúng lớn lên, biến thành đám qi vật chân dài. Khơng gì bù đắp được mất mát ấy” (Virginia Woolf. 1925, tr.110). Bà luôn cảm thấy vui sướng khi ơm con vào lịng. Bà sẽ vô cùng nuối tiếc nếu các con phải lớn nhanh và đánh mất tuổi thơ. Bà Ramsay đã ý thức được sự lạnh lùng, tàn nhẫn của thời gian. Cuối bữa tiệc của mình, khi ở đầu bàn bên kia, ông Ramsay đang kể một câu chuyện và đọc một bài thơ, bà Ramsay nhìn ra ngồi cửa sổ, bà chỉ cịn nghe thấy giọng nói và tiếng cười của mọi người. Bữa tiệc kết thúc, bà đứng dậy rời khỏi phòng ăn, chân vẫn còn đặt trên ngưỡng cửa, bà đã thấy khung cảnh biến mất ngay trước mắt. “bà biết khi quay lại nhìn qua vai mình lần cuối, khung cảnh đó giờ đã là quá khứ” (Virginia Woolf. 1925, tr.199). Thời gian sẽ biến phút giây hiện tại thành quá khứ, lấy mất đi niềm vui, niềm hạnh phúc của con người. Bà ý thức được quy luật lạnh lùng của thời gian. Bà ý thức được không hạnh phúc nào kéo dài mãi mãi. Ơng Ramsay thì đứng trước biển, nhìn cái mảnh đất đang thu nhỏ dần, cái hòn đảo nhỏ ngày càng bị ăn mịn, bị biển nuốt trọn lấy một nửa. Đó cũng chính là dấu vết của thời gian. Ơng Ramsay bị ám ảnh bởi sự nghiệp trong tương lai. Ông khao khát đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, trở thành một triết gia vĩ đại với những cuốn sách sống mãi với thời gian. Ơng ln rơi vào nỗi lo lắng, tuyệt vọng, sợ rằng không ai
đọc sách của mình sau khi mình đã khuất, ông than phiền các học giả trẻ không đọc sách của ơng vì họ chính là những tên tuổi mới, chủ nhân của những cơng trình vĩ đại trong tương lai. Nỗi đau của ơng chính là nỗi đau về sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời. Lily Briscoe cũng có nỗi bận tâm giống ông Ramsay. Ban đầu cơ cũng lo lắng tranh của mình có đạt được giá trị và có được người đời coi trọng không. Nỗi lo lắng đeo đuổi cô suốt thời tuổi trẻ, khiến cô luôn dằn vặt bản thân. Trong Bà Dalloway, Peter Walsh đang xuôi xuống phố sau khi rời nhà Clarissa, chìm trong bầu thinh lặng của London đã nghĩ: Thời gian vỗ cánh trên cột cờ. Thật khơng có gì êm dịu, âm thầm mà đáng sợ như bước chân của thời gian.
Thời gian vật lý đi đôi với sức tàn phá khủng khiếp, đáng sợ. Các nhân vật chính của Bà Dalloway đều bị ám ảnh về tuổi già. Clarissa khơng ít lần cảm nhận và suy nghĩ rằng mình đã già, thấy đau nhói mỗi khi thấy mình trong gương. Sally mạnh mẽ và rực rỡ là thế, khi gặp lại trong bữa tiệc thì “giọng của cơ ấy đã cạn kiệt sự tươi tắn mê hồn; đôi mắt của cô ấy không sáng ngời như hồi trước” (Virginia Woolf. 1925, tr.282). Peter Walsh cũng phải tự trấn an mình: ơng chưa già; cuộc đời ông chưa kết thúc. Đặc biệt phần hai Thời gian trôi trong Đến ngọn hải đăng đã tái hiện bức tranh sống động
về sự tàn phá khủng khiếp của thời gian. Khơng cịn ngơi nhà mùa hè tươi đẹp, vui vẻ, chỉ cịn một ngơi nhà hoang phế và bị xói mịn theo thời gian. Bóng tối như con quái vật đáng sợ nuốt chửng căn nhà, đồ đạc bị ăn mòn, sách vở bị mục nát, cái chết và sự hủy diệt ngự trị. Thời gian như một kẻ hủy diệt thầm lặng mà kinh khủng.