Văn học thể hiện cuộc sống bằng hình tượng. Hình tượng văn học là sản phẩm của quá trình tư duy nghệ thuật, một quá trình tư duy đặc biệt của người nghệ sĩ. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán định nghĩa hình tượng nghệ thuật là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật. Đó là chất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng; qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm của tác giả”. (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 2006)Trong tác phẩm văn học, hình tượng có nhiều cấp độ, có thể là một cảnh vật, một hình ảnh, một cảm xúc lớn hơn có thể là một cuộc đời, là thế giới xung quanh nó. Bằng chất liệu ngơn từ, hình tượng làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Hình tượng nghệ thuật là một khách thể thẩm mĩ mang tính tinh thần. Hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật, là một giá trị thẩm mĩ mang đến ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của con người.
Hình tượng nghệ thuật mang tính tạo hình và biểu hiện. Tạo hình là làm cho khách thể tinh thần có được một sự tồn tại cụ thể - cảm tính. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một khơng - thời gian, sự kiện, mối quan hệ, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngơn ngữ. Tạo hình nghệ thuật khơng địi hỏi trình bày, kể lể mọi chi tiết của đối tượng. Nó chỉ chọn lọc những chi tiết ít ỏi nhất nhưng giàu sức biểu hiện nhất, tiêu biểu cho một cuộc sống, một tình huống, một tính cách. Giá trị và ý nghĩa của tạo hình là thể hiện chỉnh thể. Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình, là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Biểu hiện giúp hình tượng được cảm nhận một cách toàn vẹn, nhất là việc thể hiện
khuynh hướng tư tưởng, tình cảm của con người, của tác giả trước hiện thực đời sống.
Hình tượng văn học chứa đựng tình cảm xã hội và lý tưởng thẩm mĩ. Hình tượng văn học khơng phải là bê nguyên xi đời sống hiện thực mà còn mang sẵn quan niệm, đánh giá về nó, chứa đựng tư tưởng nhân sinh. Như vậy một hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng vừa quan niệm, tư tưởng vừa thái độ, tình cảm của nhà văn. Tình cảm xã hội trong văn học cao hơn tình cảm thơng thường bởi cội nguồn của nó là nhu cầu tinh thần, lý tưởng, ước mơ. Tình cảm xã hội gắn liền với lý tưởng thẩm mỹ. Đó là những khát vọng cao cả nhất, tích cực nhất, nhân tính nhất của con người về Chân - Thiện
- Mỹ. Do vậy, hình tượng nghệ thuật thường mang những giá trị kết tinh lý
tưởng thẩm mỹ khơng chỉ của tác giả mà cịn của một thời đại, một dân tộc. Văn học bao giờ cũng là chuyện của con người. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Hình tượng nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, khái quát những vấn đề mang tính quy luật của đời sống, thể hiện những hiểu biết, ước mơ và kỳ vọng về con người. Tác phẩm văn học không thể thiếu được nhân vật. Bởi chỉ thơng qua nó, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, con người, mới phản ánh được những đặc điểm về số phận và tính cách của nó. Nhân vật cũng là phương tiện để nhà văn thể hiện sâu sắc tư tưởng, nghệ thuật của mình. Thế giới nhân vật kết tinh năng lực phản ánh hiện thực của nhà văn, góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành công của tác phẩm.
Nếu nhân vật là đối tượng của văn học truyền thống thì tự ngã là mối quan tâm hàng đầu của các tiểu thuyết gia hiện đại. Ở nội dung này, chúng tôi sẽ khảo sát những điểm mới trong cách thiết kế, xây dựng nhân vật của Virginnia Woolf so với tiểu thuyết tâm lý thế kỷ XIX. Trong quá trình tiếp cận, chúng tơi nhận thấy, hình tượng nhân vật của bà có những điểm mới sau.