1.2. Tiểu thuyết tâm lý hiện đại phương Tây đầu thế kỷ XX
1.2.3. Woolf và quá trình cách tân tiểu thuyết tâm lý
Cuộc đời sáng tác của Woolf là một hành trình khơng ngừng nỗ lực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tập tiểu luận Modern Modernelsels (1919, sửa lại thành Modern Fiction vào năm 1925), Woolf đã phê phán những nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực chỉ quan tâm đến hiện thực bên ngoài và áp đặt quan điểm của mình vào tiểu thuyết. Bà cho rằng các tiểu thuyết truyền thống là giả tạo và không đủ độ chân thật. Woolf cho rằng Chủ nghĩa hiện đại cải tiến phong cách viết của thời đại trước. Các nhà văn hiện đại nhấn mạnh vào tinh thần của tiểu thuyết. Viết hiện đại phải dựa vào kinh nghiệm chủ quan và những ấn tượng mà tâm trí thu nhận được nên sẽ không bị bất cứ một giới hạn, cản trở nào trong phản ánh hiện thực. Bà tâm đắc một loại tiểu thuyết thoát khỏi quy ước cũ, theo diễn trình thời gian, sử dụng con mắt nội tại, một thứ tác phẩm của mỹ học mới.
Nếu một nhà văn là một con người tự do, không phải là người nô lệ, nếu hắn ta có thể viết điều hắn chọn, khơng phải điều hắn bị buộc phải làm, nếu hắn có thể xây dựng tác phẩm trên cảm giác riêng, chứ không phải quy ước, sẽ khơng có mưu cấu, cốt truyện, khơng hài kịch, khơng bi kịch, khơng mời gọi ái tình hay đại họa theo kiểu thức được chấp nhận, và có lẽ khơng một hạt nút rời nào theo kiểu thức các tay thợ may Phố Bond sẽ chấp nhận. Đời sống không phải là một dãy chuỗi những đèn màu xếp đặt chân phương; mà là một hào quang đượm sáng, một bầu khối trịn nửa trong nửa đục ơm
lấy chúng ta từ khởi thuỷ ý thức cho tới chung cuộc. Công tác của người viết tiểu thuyết có phải chăng là chuyển đạt tinh thần bay nhảy thay đổi biến thiên kỳ ẩn này, bất kể nó phức tuế và có thể trật lệch ranh giới tới đâu ở chỗ nó hiện hình, với càng ít hỗn hợp cái xa lạ và cái bên ngoài càng tốt? (Dẫn theo Thường Quán, 2003).
Woolf rõ ràng là đề cao sự khai phá phần mật thiết bên trong, vốn có, lại ln ln đổi thay linh động. Khơng phải chỉ là thay đổi cách ý thức, về xã hội hay những tương quan con người, mà là thay đổi một ý nghĩa, một cảm quan, một mỹ học mới về đời sống.
Woolf yêu cầu quan sát cuộc sống và nắm bắt tất cả các trạng thái của “Hãy kiểm tra một chút tâm trí bình thường vào một ngày bình thường” (Virginia Woolf, Modern Fiction, tr.2150). Nếu tiểu thuyết là để dự đoán
cuộc sống, nó “khơng thể được sắp xếp đối xứng hoặc có một cốt truyện nhất định” (Virginia Woolf, Modern Fiction, tr.2150). Khi tinh thần bên trong
được nắm bắt, bất kỳ phương pháp hay kỹ thuật nào cũng có thể đạt được điều này, mở ra giới hạn vô biên cho Chủ nghĩa Hiện đại. Woolf chịu ảnh hưởng của nhiều triết gia và trí thức thời đó. Là một thành viên của Tập đoàn Bloomsbury, bà đã tiếp cận sâu sắc với nhiều suy nghĩ và ý tưởng mới: triết lý về thời gian của Henri Bergson, phân tâm học của Freud. Woolf cũng say mê văn học Nga đến mức bà học tiếng Nga để đọc các tác phẩm bằng bản gốc. Trong bài tiểu luận Quan điểm của người Nga, bà đã xem Chekhov,
Dostoyevsky và Tolstoy là những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất. Woolf coi nhiều quan điểm, cách viết của họ như là tun ngơn nghệ thuật của mình.
Ngay từ năm 1908, Woolf đã dự định sáng tác cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình lấy tên là Melymbrosia, nói về mọi khía cạnh của cuộc sống và sẽ thoát khỏi phong cách của tiểu thuyết thế kỷ XIX. Dù giai đoạn này sức khỏe tâm thần không ổn định nhưng bà vẫn tiếp tục viết và hoàn thiện cuốn tiểu thuyết với tên mới là The Voyage Out (1915). Nhân vật trong tiểu thuyết này
dựa trên các nguyên mẫu ngoài đời thực: các anh chị em, bạn bè của bà và chính bản thân bà. Điểm mới của câu chuyện là tường thuật dịng ý thức, khơng có người kể chuyện cố định. Cuốn tiểu thuyết tập trung vào kinh nghiệm của một phụ nữ 24 tuổi tên Rachel Vinrace khi cô đi từ London đến Nam Mỹ trên một chiếc thuyền. Trong chuyến đi cô gặp rất nhiều người với một loạt các cuộc trò chuyện. Điều đó cho thấy sự phức tạp của những mối quan hệ con người. Sau khi trở về Rachel đã mắc một căn bệnh kỳ lạ, rơi vào mê sảng và chết.
Mặc dù cịn mang tính chất tường thuật nhưng điểm thú vị của câu chuyện là nó miêu tả hoạt động bên trong của tâm trí. Woolf đã mô tả sự phức tạp của suy nghĩ thông qua những giấc mơ, những cơn mê sảng và thế giới siêu thực của Rachel. Câu chuyện về chuyến đi của nhân vật cũng chính là thời điểm tiểu thuyết Woolf vượt ra khỏi quy ước của chủ nghĩa hiện thực.
Những lo lắng về sự thất bại của cuốn tiểu thuyết đầu tay cộng với tình trạng tâm thần suy nhược đã khiến Wollf chìm trong trạng thái đau khổ, thường xuyên mê sảng và cố gắng tự tử. Cuối năm 1915, Woolf đã vượt qua được những ám ảnh tệ hại nhưng đã bị căn bệnh trầm cảm đeo đuổi suốt đời.
Năm 1917, Woolf cùng chồng đã thành lập nhà xuất bản Hogarth, nơi xuất bản hầu hết các tác phẩm của bà. Năm 1919, bà cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ hai “Night and Day”. Cuốn tiểu thuyết nói về các mối quan hệ
giữa tình u, hơn nhân, hạnh phúc và thành công. Mặc dù sự mô tả những suy nghĩ bên trong với hành động bên ngoài ở cuốn sách này là khá cân bằng nhưng nó cũng đề cập nhiều đến sự trải nghiệm, suy nghĩ, suy luận, tưởng tượng của các nhân vật với cuộc sống xung quanh. Cuốn tiểu thuyết bùng nổ với kinh nghiệm của con người về thực tế, tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ.
Năm 1921, bà bắt đầu một cuốn tiểu thuyết mới mà bà dự định nó sẽ khơng giống hình thức tiểu thuyết thơng thường. Nó sẽ khơng tường thuật các sự việc mà chỉ là một tập hợp của những ký ức, cảm xúc. Đó chính là tiểu
thuyết thứ ba Căn phòng của Jacb(Jacov’s Room) ra đời năm 1922. Câu chuyện mơ hồ, xung quanh câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính Jacob Flanders. Một căn phòng trống rỗng và những đồ đạc vô nghĩa. Nhân vật không tồn tại như một thực thể mà chỉ được chắp nối thông qua những suy nghĩ, ấn tượng của những người phụ nữ liên quan đến anh ta. Motif của sự trống rỗng và vắng mặt tạo ra sự ám ảnh về những mất mát của chiến tranh.
Dù có những thể nghiệm gây ấn tượng nhưng hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Woolf xuất hiện vào năm 1915 và 1919: The Voyage Out và Night
and Day vẫn giống như những cuốn tiểu thuyết thông thường hơn. Nó vẫn
nghiêng về miêu tả hành động và tường thuật sự việc. Căn phòng của Jakob
được tổng hợp từ hai truyện ngắn trước đó của Woolf là Ngơi nhà ma ám và
Tiểu thuyết không viết mà trong đó đã thể hiện dấu ấn cách viết mới của
Woolf. Căn phòng của Jakob được xem là một văn bản hiện đại quan trọng,
một sự thử nghiệm tiến bộ, sáng tạo trong phong cách viết. Cuốn tiểu thuyết đánh dấu một bước ngoặt trong sự hiện đại hóa tiểu thuyết của bà. Vào tháng 3 năm 1923, một năm sau khi Jacob's Room được xuất bản, Arnold Bennett trong một bài báo trên Tuần báo của Cassell đã gọi đây là tiểu thuyết phân rã. Như chính bà đã thổ lộ, nhìn nhận về sự trưởng thành của mình sau khi ra mắt tiểu thuyết Căn phịng của Jakob: “Tơi đã khám phá ra bằng cách nào để bắt đầu nói được điều gì bằng giọng riêng của mình.”
Năm 1925, Woolf xuất bản cuốn tiểu thuyết được cho là nổi tiếng nhất
Bà Dalloway. Đây được xem là một trong những tác phẩm kinh điển, vĩ đại
của chủ nghĩa hiện đại nói riêng, văn học thế giới nói chung. Tiểu thuyết được tạo thành từ hai truyện ngắn Bà Dalloway ở phố Bond (Mrs Dalloway in Bond
Street) và Thủ tướng (The Prime Minister) còn dang dở. Câu chuyện xoay
quanh một ngày trong cuộc đời Clarissa Dalloway, một người phụ nữ thượng lưu có chồng là một nghị sĩ, và đó là ngày mà bà tổ chức một bữa tiệc của mình. Virginia Woolf đã theo dõi và tái hiện tất cả những suy nghĩ, cảm xúc,
hồi ức, trải nghiệm của nhân vật chính trong suốt một ngày ở London vào năm 1923. Qua dòng suy nghĩ của nhân vật mà Woolf thể hiện sự khám phá, phát hiện về xã hội London đương thời. Tiểu thuyết đề cập đến rất nhiều chủ đề: đam mê, hạnh phúc, cái chết, hậu quả của chiến tranh, nữ quyền và đồng tính… Đây là một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết hiện đại từ kết cấu cho đến kỹ thuật thể hiện. Với tiểu thuyết này, Woolf đạt đến một trong những phát kiến vĩ đại của tiểu thuyết hiện đại là kỹ thuật dòng ý thức. Ý nghĩ và hành động của các nhân vật đan xen nhau như mạng nhện từ quá khứ sang hiện tại, rồi lại từ hiện tại sang quá khứ, với rất nhiều hình ảnh ẩn dụ. Vì là tác phẩm thử nghiệm đầu tiên, bút pháp chưa thật nhuần nhuyễn, số lượng nhân vật cũng q nhiều, có nhân vật chỉ thống xuất hiện rồi biến mất nhưng tác phẩm đã được đánh giá là cuốn sách có sự hồn hảo về hình thức, sự chặt chẽ, sự khắc họa nhân vật sống động mạnh mẽ.
Với Bà Dalloway, Woolf, cùng với James Joyce, được xem như đã cách mạng hóa hình thức tiểu thuyết hiện đại. Tháng 10 năm 2005, Bà Dalloway đã được tạp chí Time bình chọn vào Danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất được viết từ năm 1923.
Năm 1927, Woolf sáng tác cuốn tiểu thuyết lừng danh thứ hai Đến ngọn hải đăng. Đây được xem là một tiểu thuyết bước ngoặt của Chủ nghĩa
hiện đại cao độ. Đến ngọn hải đăng tiếp nối và phát huy truyền thống của các nhà văn hiện đại như Marcel Proust và James Joyce, cốt truyện chỉ là thứ yếu, chủ yếu là quan sát và miêu tả thế giới nội tâm, tâm lý, lời văn khá phức tạp, khó theo dõi. Cuốn tiểu thuyết chỉ có rất ít lời đối thoại và hầu như không miêu tả hành động; phần lớn câu chuyện kể về những suy nghĩ và quan sát của các nhân vật. Phần lớn tác phẩm không mô tả nhân vật một cách trực tiếp mà đào sâu vào nhận thức, tình cảm, suy nghĩ của họ trong khi họ quan sát. Để có thể cảm nhận được, như Woolf đã tiết lộ trong nhật ký của mình, bà đã phải dành thời gian để lắng nghe, kiểm nghiệm trong chính tâm trí mình. Tác
phẩm hồn tồn thiếu vắng bóng dáng của người kể chuyện tồn tri vốn nắm được tất cả mọi tình tiết và suy nghĩ của nhân vật, khơng có một sự định hướng rõ ràng nào cho người đọc và tất cả chỉ có thể theo dõi qua sự phát triển tâm lý nhân vật.
Khi tiểu thuyết ra đời, bản thân Woolf cho rằng đây là cuốn hay nhất của bà, chồng bà gọi đây là một kiệt tác. Cuốn sách được in tại nhà xuất bản của hai vợ chồng bà - Hogarth - với số lượng sách bán ra vượt qua tất cả các tiểu thuyết trước đó của Woolf. Vào năm 1998, Thư viện hiện đại (Modern Library) đã xếp Đến ngọn hải đăng ở vị trí thứ 15 trên danh sách 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất của thế kỷ 20. Năm 2005, tạp chí Time bình chọn cuốn sách là một trong số 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 đến nay. Như nhận xét của Louis Kronenberger trên tờ New York
Times
“…Đến ngọn hải đăng là một bản phân tích đầy tham vọng, xuất sắc về tâm lý gia đình…Đến ngọn hải đăng khơng có sự hồn hảo về hình thức, sự chặt chẽ, sự khắc họa nhân vật sống động mạnh mẽ như cuốn bà Dalloway. Nó có chút ít thất bại trong đó. Nó kém hơn cuốn bà Dalloway về mức độ mục tiêu mà nó sẽ đạt được, nhưng tốt hơn cuốn bà Dalloway về tầm rộng lớn của những mực tiêu kia. Bởi nó miêu tả cuộc sống ít trật tự hơn, phức tạp hơn, dễ nổi đóa hơn, nó gióng lên một nốt nhạc quan trọng hơn và nó cho ta một tầm nhìn ln nổi bật trong các tác phẩm của Virginia Woolf.” (Louis Kronenberger, 1925).
Năm 1928, Woolf xuất bản cuốn thiểu thuyết thứ tư Orlando mang
hình thức tiểu thuyết tiểu sử huyền ảo. Cuốn tiểu thuyết được cho là viết về người tình đồng tính của Woolf, tiểu thuyết gia quý tộc Vita Sackville-West. Tiểu sử giả tưởng về một anh hùng trẻ tuổi phiêu lưu qua ba thế kỷ và thay đổi giới tính, cuốn tiểu thuyết dựa trên cuộc đời và tác phẩm của Vita mà con trai của bà, Nigel Nicholson, gọi nó là “Bức thư tình dài và quyến rũ nhất
trong văn học”. Tờ New York Times đã thừa nhận tầm quan trọng của tác
phẩm như một thử nghiệm cho các hình thức văn học mới, cho rằng một lần nữa Woolf đã phá vỡ truyền thống và quy ước, đặt ra khả năng khám phá mới cho tiểu thuyết. Bà khơng từ bỏ phương pháp "dịng ý thức" mà đưa nó phát triển thêm một mức nữa. Bà nhấn mạnh ý thức gắn liền với khía cạnh thời gian với tất cả những phức tạp của khoảnh khắc vơ hình. Tiểu thuyết khơng dừng lại ở việc trình bày một chuỗi những suy nghĩ và cảm giác đi qua tâm trí mà cho thấy đằng sau những suy nghĩ và cảm giác đó, giá trị của chúng lớn đến mức nào. Với các tình tiết kết nối lỏng lẻo, cốt truyện huyền ảo, kết cấu dịng ký ức, ngơn ngữ tuyệt đẹp, xóa nhịa ranh giới giữa thơ và văn xuôi,
Orlando đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của Woolf. Người đọc cịn u thích nó bởi phong cách trơi chảy, dí dỏm và cốt truyện phức tạp và giọng giễu nhại hài hước của cuốn sách.
Năm 1931, Woolf cho ra đời tiểu thuyết Những đợt sóng. Đây được coi như tác phẩm thử nghiệm mới mẻ nhất của bà. Đan xen giữa những đoạn thơ mộng miêu tả biển và bầu trời từ sáng đến tối là các đoạn độc thoại nối tiếp nhau được nói bởi sáu nhân vật của cuốn sách: Bernard, Susan, Rhoda, Neville, Jinny và Louis. Ngồi ra cịn có một vật thứ bảy là Percival nhưng nhân vật này khơng có lời độc thoại. Người đọc chỉ cảm nhận về nhân vật qua sự mơ tả, suy ngẫm của sáu nhân vật cịn lại. Câu chuyện kể về sáu nhân vật từ thời thơ ấu đến tuổi già, tập trung vào những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của họ trên đường đi. Cuốn tiểu thuyết hịa trộn giữa thơ và văn xi, trong đó Woolf đã đan xen sáu lời độc thoại nội tâm của sáu nhân vật vào nhau, qua đó đan xen dòng ý thức của các nhân vật. Cuốn sách được đánh giá là có phong cách độc đáo, nhận được sự đánh giá tích cực từ giới phê bình.
Mặc dù The Waves không phải là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Virginia Woolf, nhưng nó được đánh giá cao. Trong một cuộc thăm dò năm 2015 do BBC thực hiện, The Waves đã được bầu chọn là cuốn tiểu
thuyết vĩ đại thứ 16 của Anh. Học giả văn học Frank N. Magill đã xếp nó là một trong 200 cuốn sách hay nhất mọi thời đại trong cuốn sách tham khảo của ông, kiệt tác văn học thế giới.
The Years là một cuốn tiểu thuyết năm 1937 của Virginia Woolf, cuốn
cuối cùng cơ xuất bản trong đời. Nó theo dõi lịch sử của gia đình Pargiter từ những năm 1880 đến "ngày nay"- giữa những năm 1930. Mặc dù kéo dài năm mươi năm, cuốn tiểu thuyết không tập trung vào độ dài thời gian, thay vào đó tập trung vào các chi tiết riêng tư nhỏ trong cuộc sống của các nhân vật. Ngoại trừ phần đầu tiên, mỗi phần diễn ra vào một ngày duy nhất của năm, và mỗi năm được xác định bởi một thời điểm cụ thể trong chu kỳ của các mùa. Ở đầu mỗi phần, Woolf mô tả thời tiết thay đổi trên khắp nước Anh,