Văn hóa dân gian và văn học viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 26 - 32)

1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết

1.2.2. Văn hóa dân gian và văn học viết

Khi văn học viết hình thành, bộ phận văn học này đã mở ra một thời kì lịch sử mới. Đó là kết tinh của nền văn học dân tộc, là kết quả của phân định văn - sử - triết và là văn học của giới tri thức, quý tộc. Thời kỳ đầu của văn học viết, ba dòng tư tưởng Nho - Phật - Lão đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo. Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng

là thi liệu quen thuộc trong thi ca với nhiều chất liệu cao nhã. Khi chữ Nôm được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ XVIII thì văn học viết bắt đầu thâm nhập sâu vào cuộc sống đời thường. Xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến những vần thơ chân chất, mộc mạc. Khi chữ quốc ngữ ra đời, văn học viết chịu ảnh hưởng của văn hóa Đơng – Tây. Văn học hiện đại hóa từ hình thức, thể loại đến tư tưởng, nội dung sáng tác. Sau hơn mười thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và hòa nhập với văn học thế giới. Trong tiến trình lịch sử như vậy, văn hóa và văn học viết ln gắn bó mật thiết với nhau. Mối quan hệ biện chứng, hai chiều tương tác qua lại của văn hóa và văn học đã làm giàu thêm cho văn học, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đồng thời, nó là mối quan hệ sáng tạo có tính qui luật, diễn ra hết sức độc đáo và là cơ sở để cắt nghĩa một số hiện tượng văn học cụ thể.

Trong lịch sử phát triển văn học dân tộc, văn hóa dân gian chính là cội nguồn ni dưỡng văn học viết. Chính vì có lịch sử lâu đời, sự ảnh hưởng rộng lớn, văn hóa dân gian trở thành nguồn tư liệu phong phú của văn học. Với vai trị là mơi trường của văn học viết, nó đã tác động sâu sắc đến chủ đề, đề tài, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ… cho đến các biện pháp nghệ thuật cấu thành nên tác phẩm. Thậm chí, văn hóa dân gian cịn ảnh hưởng đến phong cách tác giả và quá trình tiếp nhận văn học viết. Tác giả, vốn được xem là chủ thể sáng tạo trong văn học, cũng là một sản phẩm văn hóa. Các hiện tượng văn học như sách Nam dược thần diệu của Tuệ Tĩnh, Truyện Kiều của

Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến, Tú Xương thể hiện rất rõ sự tác động đó. Ngồi ra, sự dung hợp về các thể loại khác nhau trong cùng văn bản là phương pháp mà các tác giả văn học muốn tạo sự đa dạng, độ mở, tính chất liên văn bản như sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo…Văn hóa dân gian thậm chí tham gia vào q trình định hình phong cách cá nhân tác giả khi quy trình vận dụng được lặp lại với tần suất cao như Tố Hữu, Nguyễn Bính, Kim Lân, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc… Chúng ta thấy rằng khi tác giả có sự gắn kết mạnh mẽ với văn hóa truyền thống thì ngay trong lúc hình thành ý thức sáng tác đã chịu sự quy định của văn hóa, tạo thành thế giới quan trong sáng tạo văn học.

Điểm qua một số giai đoạn văn học tiêu biểu, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian trong suốt tiến trình lịch sử của văn học viết. Thời kì văn học Lý Trần, nguồn cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc giữ vai trò chủ đạo. Thơ văn thời kỳ này thường nóng bừng nhiệt huyết đấu tranh xây dựng đất nước tự chủ, tự cường như Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Thế nhưng, những vần thơ mộc mạc, quê mùa vẫn thấm đẫm nỗi lòng của người con xa xứ.

Lão tang diệp lạc tàm phương tận Tảo đạo hoa hương giải chính phì Kiến thiết tại gia bần diệc hảo Giang Nam tuy lạc bất như quy

(Quy Hứng - Nguyễn Trung Ngạn)

Dâu già, lá rụng, tằm vừa chín Lúa sớm, bơng thơm, cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt Dẫu vui đất khách chẳng bằng về.

(Hứng trở về - bản dịch Hoàng Việt)

Hình ảnh quen thuộc của tuổi thơ trong kí ức tác giả hiện lên với cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bơng thơm, cua béo… Đó là tình u với q hương, bản qn mà ta từng gặp trong câu ca dao quen thuộc.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Ca dao)

Sang thế kỷ XV, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc, lời ăn tiếng nói hằng ngày, thành ngữ, tục ngữ làm cho thơ ơng trở nên bình dị, gần gũi. Những thành ngữ, tục ngữ như: ở bầu thì trịn, ở ống thì dài; Ở gần nhà giàu

như, nếp sống, tập quán truyền thống, lời giáo huấn của cha ông đã đi vào thơ ông thật dung dị, tự nhiên mà rất sâu sắc.

Ở bầu thì dáng ắt nên trịn, Xấu tốt đều thì rắp khn. Lân cận nhà giàu no bữa cám, Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.

(Báo kính cảnh giới, 21)

Ở thế kỷ XVIII, nhiều tác giả văn học trong giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian. Truyện Kiều là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm được “dân gian hóa” độc đáo. Những hiện tượng văn hóa phổ biến từ Truyện Kiều như tập Kiều, bói Kiều đến ngày nay vẫn còn phổ biến. Với tác phẩm này, thể thơ lục bát của dân tộc đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Vì thế, nhiều câu thơ đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật. Giáo sư Mai Quốc Liên từng nói Kiều là “kì quan của nền văn hóa Việt Nam”. Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự kết tinh của thơ ca dân gian, của nếp sống, lối nghĩ mang đậm chất dân gian Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng ta cịn thấy cả bức tranh văn hóa dân gian trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố, trò chơi…), một nếp sống làng quê nhiều phong tục tập quán trong thơ Nguyễn Khuyến, những thành ngữ, tục ngữ sáng tạo trong thơ Tú Xương…

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trơng. Trai co gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng.

(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa cơng đứa ở, nửa th bị. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

(Thú quê – Nguyễn Khuyến)

Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Thương Vợ - Trần Tế Xương)

Sự ảnh hưởng, tác động của văn hóa dân gian vẫn diễn ra sâu sắc kể cả khi văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học, văn hóa phương Tây. Ngay trong phong trào Thơ mới, bên cạnh những nhà văn, nhà thơ có những cách tân táo bạo như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… vẫn có những tác giả chịu ảnh hưởng rõ nét từ nền văn hóa dân gian như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đồn Văn Cừ. Những cánh đồng, lũy tre, cây đa, bến nước, cánh cò; những phong tục cưới xin, lễ tết, hội làng hay những đặc trưng của lối sống sinh hoạt, ngôn ngữ làng quê… được tái hiện chân thật, sinh động trong thơ của các tác giả:

Quanh bếp ấm, nồi bánh chưng sùng sục Thằng cu con dụi mắt cố chờ ăn,

Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen nhức, Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm.

(Đêm ba mươi tết – Anh Thơ)

Hôm nay xác pháo đầy đường

Ngày mai khói pháo cịn vương khắp làng Chuyến này chị bước sang ngang

Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây.

(Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)

Mùa xn ấy ơng tơi lên tận tỉnh Đón tơi về xem hội ở làng bên

Suốt ngày đêm chiêng trống đánh vang rền.

(Đám hội – Đoàn Văn Cừ)

Như vậy, nước ta mặc dù phải trải qua nhiều biến cố, nhiều sự tiếp biến văn hóa ngoại lai thì văn học viết vẫn ảnh hưởng sâu đậm từ văn hóa dân gian. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết là mối quan hệ mang tính quy luật, rộng khắp, biện chứng, có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Văn học là một thành tố quan trọng

của văn hóa, vừa chịu sự tác động của văn hóa dân tộc vừa tác động trở lại đối với văn hóa. Với tư cách chủ thể tiếp nhận văn hóa đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà văn chính là người lưu trữ qua văn chương mình những đặc trưng của văn hóa dân tộc và văn hóa dân tộc là nơi ươm mầm những tài năng văn học sau này. Huỳnh Như Phương trong Văn học và văn hóa đã khẳng định: “Có thể nói nhà văn đích thực là nhà hoạt

động văn hóa, tác phẩm văn học là sản phẩm của văn hóa và người đọc là người thụ hưởng văn hóa”.

Khi văn hóa dân gian xâm nhập và ảnh hưởng đến văn học viết thì bản thân văn học viết cũng tác động đến sự tồn tại và phát triển của văn hóa dân gian. Có khi chúng được chuyển tải thành những hình tượng văn học đặc sắc, vừa lưu giữ nét dân gian vừa đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại. Trong truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Trương Chi khơng mang tính lý tưởng, có tình u thủy chung, tâm trạng tuyệt vọng với nàng Mỵ Nương nữa. Thay vào đó, hình ảnh Trương Chi mang tâm thức thời hiện đại. Đó là hình ảnh con người tự đối diện với nỗi cô đơn của chính mình, mang nỗi mặc cảm, sự hồi nghi đối với thân phận, tình yêu. Nhân vật Mỵ Nương trong Sự tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang lại có một tình cảm kì lạ với Thủy Tinh. Thủy Tinh ở đây lại là một chàng trai biết suy nghĩ, có một trái tim nồng ấm, chân thành. Sự sáng tạo này làm cho các nhân vật dân gian trở nên sinh động và có sức sống lâu bền trong tâm thức người dân Việt.

Một trong những quy luật chi phối quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học là quy luật kế thừa và sáng tạo. Là thành viên của cộng đồng văn hóa, nhà văn tiếp nhận những giá trị, lối tư duy, nếp nghĩ, ứng xử… của văn hóa truyền thống. Vì thế, dù sáng tạo đến đâu thì trong tác phẩm vẫn thể hiện tâm thái văn hóa của dân tộc mình. Văn học nghệ thuật cách tân và sáng tạo nếu được nảy nở trên nền của truyền thống văn hóa thì sẽ trường tồn theo thời gian và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của dân tộc mình. Q trình kế thừa đó làm cho văn học phát triển mà vẫn không đứt đoạn với truyền thống, làm nên truyền thống văn học của từng dân tộc. Những tín ngưỡng, phong tục dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tục thờ thần Chó đá, thần Cây đa, thần Thành hoàng, cảnh

lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…) đã làm nên bản sắc văn hóa Việt trong sáng tác của ông.

Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết còn thể hiện qua sự xâm nhập lẫn nhau. Có khi một tác phẩm văn học của một tác giả cụ thể được yêu thích và lưu hành rộng rãi trong nhân dân theo phương thức truyền miệng. Qua nhiều thời gian, tác phẩm văn học viết trở thành gia tài chung của nhân dân như bài thơ Trong đầm gì

đẹp bằng sen của Bảo Định Giang, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa..của các

nhà nho tài tử. Nhiều tác phẩm văn học viết đã len lỏi vào nếp sống, tập quán, ăn sâu vào tâm hồn những người nông dân và trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của nhân dân lao động.

Tóm lại, mối quan hệ giữa văn hóa với văn học nói chung, văn hóa dân gian với văn học viết nói riêng là mối quan hệ mang tính quy luật tất yếu. Văn học và văn hóa là hai mặt tồn tại song song của hình thái ý thức xã hội. Văn học chẳng những là một bộ phận quan trọng của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa mà cịn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa hữu hiệu nhất. Văn học vốn chịu sự chi phối ảnh hưởng từ truyền thống văn hóa và mơi trường văn hóa của dân tộc. Chính vì điều đó, văn hóa và văn học khơng nằm ngồi quỹ đạo chung là hướng tới sự phát triển một cách tồn diện, có mơi trường sống năng động, lâu bền trong suốt tiến trình dài của lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 26 - 32)