Tri thức dân gian và ngữ văn dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 73)

2.3.1. Tri thức dân gian

Văn hóa dân gian là kho tri thức về đời sống của nhân dân được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thời còn cổ sơ, con người đã tận dụng những cái có sẵn trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống. Các vỏ cây, lá cây dùng làm trang phục. Các hang động, khe đá để ở và sinh hoạt. Họ dùng cây để đâm cá, đá ném chim, tìm trái rừng… để ăn. Khi tư duy con người phát triển hơn, họ biết sử dụng các điều kiện sẵn có trong tự nhiên làm vật liệu phục vụ cuộc sống, đối phó với thiên tai, xây dựng nhà cửa, mở mang đường xá… Tri thức dân gian từ đó được tích lũy dần qua q trình lao động sản xuất, q trình thích nghi với thế giới tự nhiên và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội.

Trong các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, tri thức dân gian được thể hiện qua

kinh nghiệm. Từ kinh nghiệm truyền đời, họ xử trí các vấn đề trong cuộc sống, tích

lũy các kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, các kinh nghiệm về thế giới tự nhiên. Những kinh nghiệm mà dân gian có được trong q trình sống, trải nghiệm và quan sát thế giới xung quanh đã giúp người bình dân có nhiều vốn sống dựa trên quy luật tái diễn nhiều lần. Vốn sống đó, xét về mặt khoa học, có thể đúng hoặc sai nhưng đều được dân gian truyền miệng nhau để có tri thức xử lý các sự việc tương tự. Trong Đơi

bạn mắc hoa vơng, ổ chó của nhà hàng xóm ơng ngoại cơ Tư bị trấn nước chết. Lí do

là vì sinh vào tháng giêng, tháng hoa vơng trổ. Chó sinh vào tháng này hay bị bệnh dại nên họ gọi “bệnh dại là chứng bệnh mắc hoa vơng” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002).

Ngun nhân chính chó dại là do tháng giêng thời tiết rất nắng. Vì thế, bất kì con chó nào sinh vào tháng này chưa cần biết có bị bệnh hay không, họ đều trấn nước cho chết. Những người đi săn bắt cọp (Săn cọp Đồng Nai) để biết cọp có gần mình khơng họ dựa vào kinh nghiệm dân gian truyền lại như sự thính mũi của bị hay sự xuất hiện của chim đỗ quyên. Đây là những dấu hiệu cho thấy cọp rất gần đây.

Mùi khét của cọp tỏa ra rất rộng. Bằng như mũi của ta q kém thì bị nó sẽ báo động cho ta, vì bị thính hơi cọp hơn ta, hễ đánh hơi được cọp là nó sợ, nhất định khơng kéo xe đi tới nữa, đánh nó bao nhiêu nó cũng sẽ bất kể. Bằng như chính bị cũng mắc chứng nghẹt mũi như con người thì sẽ có một tình báo khác thơng tin cho thợ săn biết rằng quanh họ, đang có cọp đi chơi đêm.

Có một lồi chim mà lâm dân người mình gọi là chim từ quy. Nó chỉ là con chim đỗ quyên chứ chẳng có gì lạ. Người thợ dân miền Nam gọi đùa con chim từ quy là chim “xỉa răng cọp”. Nó đi theo cọp suốt ngày đêm, đợi khi cọp nằm nghỉ, há miệng ra để nó ăn thịt thúi ở các kẻ răng cọp. Cọp rất khoái từ quy, vì thuê chuyên viên xỉa răng khỏi tốn tiền mà! Hễ vào đâu mà nghe đỗ quyên kêu thê thảm là chắc chắn gặp ơng ba mươi rồi.

(Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002)

Cô Tư (Lá rụng về…ngọn) sau khi cho con biết sự thật về cha đã trở nên có khoảng cách với con. Chi muốn được rút vào người mẹ thì cơ Tư lại lách mình ra xa. Kiểu ứng xử này Bình Ngun Lộc ví như kiểu gà mẹ và gà con “Khi gà mẹ và gà con

vừa mặc áo lá: mẹ cắn đuôi con để rã bầy, con luyến tiếc mẹ mà chẳng dám chạy theo” (Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002). Cách liên tưởng, so sánh dân gian này, chúng

ta còn thấy trong nhiều tác phẩm khác của Bình Nguyên Lộc như “chạy vịng vịng

quanh nhà như gà mắc đẻ” (Đơi bạn mắc hoa vông), “Chạy như giông” (Săn cọp Đồng Nai), “lặn giỏi như con rái”, “mạnh như con trâu cổ” (Khơng một tiếng vang), “chó cái cứ dẫn đực cả bầy về nhà làm rùm như chó tháng bảy” (Chó điên)… Qua đây,

người đọc thấy một vốn liếng kinh nghiệm về lối so sánh dân gian khá phong phú của Bình Nguyên Lộc.

Trong quá trình sinh sống, tri thức dân gian sẽ có vai trị quan trọng trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt của con người. Để nói về việc ni tằm, Bình Ngun Lộc thể hiện một vốn hiểu biết sâu rộng về nghề truyền thống này. Tác giả đã miêu tả tới q trình ni tằm lớn đến khi nhả tơ rất sinh động. Trong Mưa thu nhớ tằm, nhân vật tôi ghé thăm bác Y. Bác kể cho nghe q trình tằm chín trong nỗi nhớ tằm của mình.

Thầy có thấy tằm “hén” chín đỏ bao giờ chưa? Trời, nó khéo và nó dễ thương làm sao! Hén ngủ “thức lớn” rồi hén thức chơi với mình suốt bảy ngày, rồi hén “chộ”. Xong là hén chín. Ban đầu một vài con, rồi cả nong đều chín đỏ như người bạn trung thành đang đau khổ dồn hết bao nhiêu máu huyết lại để chuẩn bị nhả tơ cho ta dùng. Thương biết bao nhiêu.

(Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002)

Trong Người đàn ơng đẻ, cơng việc ni và chăm sóc tằm được miêu tả chi tiết. Các bước vòng đời của tằm được tác giả đặt trong câu chuyện hoàng hậu Ái Mỹ đi cắt dâu và mang một con tằm đen về ni. Tằm sợ nước và cần được chăm sóc kĩ. Nó lớn sáu ngày thì ngủ giấc ăn mốt, hôm thứ tám dậy ăn dâu. Tằm ăn bốn ngày thì chiều thứ tư ngủ giấc ăn hai. Ngủ một ngày một đêm rồi dậy ăn bốn ngày rồi ngủ ăn ba. Tằm thức bốn ngày rồi ngủ giấc lớn. Sau đó, tằm thức bảy ngày đến ngày thứ bảy đỏ ối, ngày thứ tám tồn thân đỏ, phóng uế rồi nhả tơ. Tằm đã trải những đau khổ qua bao ngày để nhả tơ quý cho đời. Bình Nguyện Lộc đi sâu vào miêu tả nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm của dân tộc Việt. Cách miêu tả cụ thể, sinh động việc chăm sóc cho tằm nhả tơ khiến người đọc hiểu biết sâu hơn về q trình ni tằm. Đồng thời, ta thấy trân quý sự cần mẫn, chăm chỉ, khéo léo của người nuôi tằm để có những tấm lụa đẹp.

Bình Ngun Lộc còn đem đến cả kho tri thức thú vị, những kinh nghiệm quý về trị bệnh như “Phúc thống phục nhơn sâm… tắc tử” (Tre phải tàn). Cứu người chết đuối bằng cách “xốc nước” (Không một tiếng vang, Tiếng vang trễ muộn). Ngày xưa,

ai bị chết đuối đều được người làng cấp cứu bằng cách này. Những tên ăn trộm chó thì “khơng bao giờ dám ăn thịt chó”. Bởi theo kinh nghiệm thì ai ăn thịt chó đi ngang qua sẽ bị sủa vì chó đánh hơi rất nhạy. Bên cạnh đó có cả những hiểu biết thú vị về ẩm thực như “lịng chó đùm lá bạc hà”, “chem chép đùm lá chuối” (Chó điên). Theo kinh nghiệm dân gian, những thứ đó kết hợp với nhau mới tạo nên được hương vị và độ ngon của món ăn. Trong tác phẩm này, tác giả cịn đề cập đến kinh nghiệm nhìn người “Người uống rượu càng uống càng xanh người như thế sâu hiểm lắm”. Đây là cách người bình dân “nhìn mặt mà bắt hình dong”, nhìn bề ngồi để đánh giá tính cách con người. Tác giả còn thể hiện vốn hiểu biết về kĩ thuật đi ăn trộm của mấy tên trộm đêm. Thơng qua lời nói của ơng Nam Thành (Đò dọc), Bình Nguyên Lộc miêu tả kinh nghiệm đi ăn trộm ở vùng quê thật độc đáo và đúng chất người bình dân xưa:

Gắn cây đèn cầy cháy trên lưng con cua rồi thả con cua vào nhà. Cua bò qua lại trong nhà soi sáng cả mọi vật… Dùng một que tre thật nhỏ, thật dài để quơ trước mặt. Que đụng phải cột, báo chúng biết để tránh mà không khua động… Hốt gạo có sẵn trong túi mà ném tứ tung ra. Gạo chạm vào đồ đồng, đồ thau kêu leng keng nho nhỏ, dẫn dắt chúng lại chỗ cất đồ quý.

(Bình Nguyên Lộc (tập 3), 2002)

Cách họ đi ăn trộm cũng mang tính đặc thù của nông thôn Việt Nam. Họ dùng cua, dùng que, dùng gạo là những vật dụng có sẵn trong nhà để làm dụng cụ hành nghề. Những kinh nghiệm hành nghề ăn trộm này được người bình dân tích lũy và truyền tai nhau. Dân trong nghề dùng đi ăn trộm còn dân bị trộm để họ biết cách phịng chống.

Khơng chỉ là kinh nghiệm đi ăn trộm mà Bình Nguyên Lộc cũng chỉ ra cách đi bắt trộm bị của dân làng. Nóp (Đành cam vào khám với tình… bị) vì thương con bị bị ông Cả đem bán nên đã lần theo đường mà người mua bò đi mua hồi chiều. Khi vào nhà ông Muôn, chui vào chuồng bò và gặp hai con bị của mình. Thế nhưng, Nóp bị bắt. Trong tác phẩm, Bình Nguyên Lộc đã miêu tả cảnh bắt tên trộm bị của người nơng dân.

Người nơng dân nghe động, nhứt là ngồi chuồng bị, họ lặng lẽ mở cửa để đi rình, chớ khơng thắp đèn đi rọi mà nó biết thật nguy để mà giơng.

Vì thế mà khi ơng Mn hơ lên một tiếng thì cả nhà đã vây quanh chuồng bị đâu từ hồi nào, và nó mà có cánh cũng khơng bay thốt được.

Bấy giờ người ta mới đốt đuốc lên, và chó mới ráp nhau mà sủa. Hàng xóm cũng đốt đuốc chạy tới vì nghe ồn, biết có biến: họ hành động đúng như tình đồn kết ở thơn q.

(Bình Ngun Lộc (tập 1), 2002)

Người nơng dân rất có kinh nghiệm trong việc đi bắt những tên trộm bò đêm. Họ hành động cẩn thận, lặng lẽ và không thắp đèn. Chỉ khi đến sát bên, họ mới hô lên, áp sát tên trộm. Trộm lúc này mọc cánh cũng khơng thể thốt được. Đặc biệt, kinh nghiệm bắt kẻ ăn trộm bò này gợi lên khơng gian văn hóa làng xã, tính cố kết cộng đồng cao. Tâm lý của người nơng dân khi hàng xóm có chuyện là họ kéo qua để hỗ trợ và giúp đỡ theo nếp sống “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.

Tri thức dân gian thể hiện ở các quan niệm như gia đình nào có “mã chửa

hoang” (Lá rụng về… ngọn) thì truyền đời sẽ có người bị như thế; con gái tuổi dần thì

sát chồng (Đơi bạn mắc hoa vơng) và vì thế con gái tuổi này thường rất khó lấy được chồng; khi chọn vợ thì phải để ý dòng giống “mua heo chọn nái, cưới gái chọn dịng” (Tì vết tâm linh); gái một con thì thường rất đẹp (Gieo gió gặt bão); con trai sinh năm Nhâm Dần, tháng Nhâm Dần, ngày Nhâm Dần, giờ Nhâm Dần sau này sẽ làm vua (Lữ

bất vi nguyên tử). Chính những tri thức đúc kết từ thực tiễn như vậy nên người bình

dân dễ rơi vào đời sống tâm linh và suy nghĩ, làm theo những điều ông cha cho là đúng. Những quan niệm như khi trẻ con mếu trong lúc ngủ là do “Bà mụ đánh, ai biểu

làm biếng học” (Gieo gió gặt bão), hay “Đừng đùa giỡn với bóng, khuya ngủ, nó dồi chết” (Đò dọc) trong lời bà Nam Thanh mắng con gái út khi đêm mà vẫn còn giỡn lại

là sự lí giải thế giới xung quanh bằng các liên tưởng thú vị của người bình dân xưa. Như vậy, tri thức dân gian là vốn kinh nghiệm của ông cha ta được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong sáng tác của mình, Bình Nguyên Lộc thể hiện vốn hiểu biết

phong phú về kho tàng tri thức dân gian và góp phần lưu giữ vốn tri thức của ông cha để lại cho thế hệ sau.

2.3.2. Ngữ văn dân gian

Trong các yếu tố văn hóa dân gian thì yếu tố ngữ văn dân gian được tác giả sử dụng với tần số nhiều nhất. Ngữ văn dân gian được xem là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian. Ngữ văn dân gian là kho tri thức về tự nhiên, xã hội; là đời sống vật chất và tinh thần; là tiếng lịng, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Ngữ văn dân gian gồm có các thể loại như thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca… Ngồi ra, ngữ văn dân gian cịn có mối quan hệ gắn bó với phong tục tập qn, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật… và sinh hoạt trong đời sống xã hội. Bình Nguyên Lộc sử dụng các yếu tố ngữ văn dân gian trong các sáng tác như là cách để ông trở với cội nguồn văn hóa dân tộc, trở về với sợi dây kết nối giữa truyền thống và hiện tại. Nguyễn Q. Thắng, người bỏ ra nhiều công sức sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đã khẳng định: “Ơng có cơng sưu tầm được hàng chục

nghìn câu ca dao và có chú thích về từng đặc trưng của nó” (Nguyễn Q. Thắng, 1999).

Các yếu tố ngữ văn dân gian trở thành nguồn mạch chuyên chở tình nghĩa sâu nặng, tha thiết của ơng với q hương.

Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã thống kê tần số xuất hiện yếu tố ngữ văn dân gian trong bốn tập tuyển chọn và giới thiệu của Nguyễn Q. Thắng về Bình Nguyên Lộc như sau:

Thể loại Tần số xuất hiện các yếu tố ngữ văn dân gian

Tiểu thuyết 89

Truyện ngắn 95

Tạp văn 33

Tổng cộng 217

Bảng thống kê các yếu tố ngữ văn dân gian trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc

Các tiểu thuyết Đị dọc, Khi Từ Thức về trần, Xơ ngã bức tường rêu, Gieo gió

gặt bão, Tì vết tâm linh có 89 chất liệu ngữ văn dân gian. Trong truyện ngắn, 87 tác

phẩm khảo sát với 95 chất liệu ngữ văn dân gian được sử dụng. Trong tạp văn Những

chất liệu ngữ văn dân gian được sử dụng. Như vậy, xét trên yếu tố này, người đọc sẽ thấy việc sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân từ tục ngữ, thành ngữ, ca dao… trở thành chất liệu khơng thể thiếu trên trang văn của Bình Nguyên Lộc. Trong ngữ văn dân gian thì thành ngữ, tục ngữ, ca dao chiếm phần lớn. Đó là những đúc rút kinh nghiệm gắn liền với cuộc sống, với các tín ngưỡng, phong tục tập quán, sinh hoạt dân gian… Ngoài ra, sự xuất hiện của những tri thức dân gian và những câu chuyện cổ tích trong tác phẩm của ơng đã đem đến cho người đọc vốn hiểu biết phong phú, thú vị về văn hóa dân tộc.

Trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc, về mặt tự sự dân gian và câu nói dân gian, ơng chủ yếu sử dụng thành ngữ, tục ngữ và một số các tích truyện. Thành ngữ và tục ngữ được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói của dân tộc Việt, nhất là người bình dân. Họ “Rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón; hoặc để

diễn đạt cho sinh động”, bởi vì “Khẩu ngữ ít nhiều “phóng túng” về mặt chuẩn tắc”

(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2000). Khảo sát đặc điểm sử dụng chất liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc, tác giả thấy thường nội dung thường quy về các vấn đề chính như thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá hay bộc lộ thái độ, tình cảm của các nhân vật trong các mối quan hệ xã hội; sự đánh giá của tác giả (người kể chuyện) trước sự vật, hiện tượng hay tính cách nhân vật. Chính vì ưa dùng cách nói chuyện bằng ngơn ngữ bình dân, Bình Ngun Lộc đã sử dụng thành ngữ và tục ngữ với số lượng khá nhiều và bối cảnh vận dụng khá linh hoạt.

Trong truyện ngắn và tạp văn, Bình Nguyên Lộc sử dụng khoảng 69 câu thành ngữ, tục ngữ. Mỗi thành ngữ, tục ngữ được vận dụng linh hoạt khéo léo để thể hiện những triết lý hay những khái quát về cuộc sống. Khi Dừa (Cây đào lộn hột) có bầu với văn sĩ Thanh, nó nhất định khơng chịu khai ra ai là chủ nhân của bào thai trong bụng mình. Dừa bị ba má nó đánh. Các thành ngữ liên tục được nhắc đến để nói tình cảnh Dừa bị đánh “nhất sanh nhứt tử” vì cái tội mà ba má mắng nó là “hư thân mất nết”. Ba nó nói má nó “Con hư tại mẹ”, má nó lại nói nó tính y như ba nó “rau nào sâu nấy”, và mình đã vất vả “mang nặng đẻ đau”. Hồng (Đứa con đủ tháng) xinh đẹp mà phải đi lấy một bang già người Triều Châu. Vợ chồng nhân vật tơi thấy tình cảnh Hồng như “bông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)