Tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 59 - 64)

2.1. Phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian

2.1.2. Tín ngưỡng dân gian

Trong Hệ giá trị trong văn hóa truyền thống của người Việt, Chu Xuân Diên nhấn mạnh: “...Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, người Việt phụ thuộc

vào tự nhiên, nương nhờ tự nhiên hơn là chiếm lĩnh, làm chủ tự nhiên. Khuynh hướng đó trong ý thức thể hiện thành sự tôn trọng, sùng bái tự nhiên…” (Chu Xuân Diên,

1999). Vì thế, trong lịch sử di dân vào phương Nam của dân tộc Việt “Từ thuở mang

gươm đi mở cõi,/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ), hành

trang người Việt mang theo là tục thờ cúng tổ tiên, là những tập quán nghìn đời đã ăn sâu vào tâm thức. Con người trong cuộc “cộng sinh” ở môi trường mới luôn sống với tinh thần cởi mở, chịu khó tiếp thu và học hỏi. Đặc biệt, họ có khả năng chung sống với nhiều tôn giáo mới. Người Nam Bộ coi các thần thánh đều linh thiêng, tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ. Họ khai thác thiên nhiên và thờ cúng nhiều con vật họ cho là linh thiêng như rắn, hổ… Điều họ làm là mang đến cho vùng đất phương Nam này sự đa dạng về tín ngưỡng.

Cũng như phong tục tập qn, tín ngưỡng là một yếu tố của văn hóa dân gian. Tín ngưỡng dân gian khá phong phú, đa dạng. Tín ngưỡng chính là niềm tin, sự ngưỡng mộ với một đối tượng siêu nhiên, những điều linh thiêng hoặc những sức mạnh huyền bí, vĩ đại nào đó. Các tín ngưỡng đa dạng như tơn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nước, mưa, gió, sấm, chớp…), tơn sùng các loại cây trồng và vật ni (bầu, bí, lúa, ngơ, đậu, trâu, bị, lợn…), tơn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây…), tôn sùng tổ tiên (Quốc tổ, Thành hồng, tổ tiên, ơng bà…), tơn sùng Mẫu (các nữ thần, Bà chúa xứ…), tôn sùng các anh hùng lao động, người anh hùng dân tộc, người có cơng với nước (Thánh Gióng, Bà Trưng…). Tín ngưỡng có sự ảnh hưởng, chi phối đến đời sống tinh thần, đời sống sinh hoạt của con người. Như vậy, tín ngưỡng thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa con người với đối tượng được thờ cúng. Tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền nhân. Từ tâm thức sùng bái, tín ngưỡng, cộng đồng hình thành các phong tục tập quán, nghi lễ thờ cúng gắn liền với thói quen, nếp sống sinh hoạt của nơi họ cư trú.

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Việt. Theo A.A.

tiên, một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất của nhân loại”. Ông cha ta quan niệm

“Sống Tết chết giỗ”. Vì thế, Tết và giỗ trở thành những dịp đặc biệt quan trọng trong gia đình. Các gia đình thường hay cúng kiếng và tập hợp các thành viên vào những dịp này. Thờ cúng tổ tiên không chỉ trở thành phong tục truyền thống của gia đình người Việt mà cịn trở thành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh. Những ngày Tết đến, giỗ chạp, cưới hỏi, rằm… trong mỗi gia đình lại nghi ngút khói hương với mâm cơm thịnh soạn trên bàn thờ gia tiên. Người Việt luôn quan niệm ông bà tổ tiên luôn linh thiêng và ngầm giúp đỡ con cháu vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Từ thờ cúng Quốc tổ đến gia tiên đều được tiến hành với nghi thức trang trọng, thành kính trong khơng khí thiêng liêng. Tín ngưỡng dân gian trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc cũng thể hiện rõ qua việc thờ cúng tổ tiên. Trước hết là trong các dịp Tết cổ truyền. Tết cổ truyền trở thành ngày lễ quan trọng trong năm và in sâu vào tâm thức của dân tộc Việt. Tết là dịp để con cháu nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Đây cũng là dịp gia đình sum họp, hàn huyên, chia sẻ, chiêm nghiệm về những điều trong cuộc sống. Chiều ba mươi Tết, khơng khí thiêng liêng và mâm cơm cúng gia tiên của gia đình Tồn (Cuốn gia phổ) đã làm cho cái Tết trở nên ấm cúng. Khoa cũng nhận thấy rằng “Con người hay bám níu vào những hình ảnh, những màu sắc, những mùi

vị quen thuộc lắm, bám víu vào rồi thấy nó là thiêng liêng khơng rời được nữa. Đất, mồ mả, gia đình, cái gì cũng thiêng liêng tuốt.” (Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002).

Cũng chính vì “bám níu” q hương, người đàn bà trong Chiêu hồn nước vất vả nghìn dặm về Việt Nam chỉ để hưởng chút khơng khí đêm ba mươi. Thời gian ở lại khơng có là bao nhưng cơ vẫn chuẩn bị một khơng khí tết tươm tất tại căn phịng nhỏ th tại chung cư Cửu Long. Cơ đã “...trang hồng như một căn nhà bình dân với nào tranh

gà, tranh lợn, tranh Tàu trên vách, đặc biệt nhất là một bàn thờ tạm dọn trên chiếc bàn con với gần đủ đồ thờ, bình hương, độc bình, đèn, nhang.” (Bình Nguyên Lộc (tập

2), 2002). Cơ vẫn ln hồi niệm về Tết xưa:

Nàng nhìn vào khoảng khơng, rồi say sưa nói to lên một mình: “Mai thui... ba chặt cành mai vào giữa tháng chạp, ba thui cành ấy nơi bị chặt, ba chặt lá, rồi ba cắm trong độc bình có chứa nước...”.

thờ vàng óng. Nó bền và đẹp hơn hoa nở sẵn trên cành bị cắt ngang, rồi... rồi ba...

(Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002)

Rõ ràng, người đàn bà này dù đi đâu, làm gì, dù sống ở phương trời nào… nhưng những cái thuộc về hồn cốt dân tộc thì khơng thể thay thế.

Ngày giỗ của ông bà, tổ tiên được người Việt chuẩn bị cũng rất chu đáo. Ông cụ anh Sáu Nhánh (Phân nửa con người) dù lưu lạc trên ghe thương hồ vẫn muốn cúng giỗ to để mời các ghe hàng xóm đến dự cho có khơng khí làng mạc, q hương. Ông cụ thèm cái mùi của đất liền, của tình chịm xóm vào những ngày có giỗ gia tiên. Dịng họ Tơn (Tre phải tàn) mỗi dịp có giỗ là con cháu dịng họ bốn đời tề tựu đơng đủ về nhà thờ họ để thực hiện các lễ nghi thờ cúng theo truyền thống dòng họ.

Tổ tiên và tục thờ cúng tổ tiên không chỉ ở mối quan hệ huyết thống gia tộc. Tổ tiên của người Việt còn ở các tiền nhân, thần thánh và các lực lượng siêu nhiên có liên quan đến cội nguồn và có vai trị quan trọng trong cuộc sống của con người. Các nghi lễ thờ cúng này thường diễn ra trong chùa của làng. Đó là những nghi lễ rất trang trọng và linh thiêng. Đặc điểm của làng xóm Việt Nam có kết cấu chặt chẽ. Mỗi làng có vị Thành hồng riêng gắn với lịch sử vùng đất. Thờ cúng tổ tiên là ý thức hướng về nguồn cội “chim có tổ, người có tơng” của gia đình, dịng họ. Trong khi đó, thờ cúng Thành hồng gắn liền với những cơng sức mà vị thần ấy đem lại cho làng thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Trong Mẹ tôi tái giá, lời Tư Hậu nói với Xi- lăng-ba thể hiện con người rất tin vào thế lực thiên nhiên che chở cho họ “Anh ta nghĩ

rằng rừng thiêng ắt hẳn phải được thần rừng bảo vệ, mà Tây Tà ngang ngược, phá rừng mà khơng cúng vái tạ lễ thì thần rừng đâu có dung tha, họ phá hại sự trồng tỉa, đó là họ nhẹ tay lắm đa, thường thì họ vật chết toi kẻ cả gan dám xúc phạm đến địa hạt của họ”. Và ở làng họ sống có một miễu “Ơng”. Đây là đình thờ Thành hồng làng

Chánh Hưng. Vị Thành hoàng này là “…dân địa phương biết tên họ, chức tước, chớ

không phải như những ơng Thần nặc danh của bao nhiêu đình làng khác”. Thành

hồng làng này là “một danh tướng Nam-kỳ đã quyết liệt kháng Pháp trong thời ta bị

chinh phục. Thua trận mãi, vị danh tướng ấy triệt thối về cái làng cuối cùng nầy để kiên thủ, nhưng rồi Pháp cũng truy kích ơng, và ơng tử tiết nơi đây” (Bình Nguyên

Lộc (tập 1), 2002). Có lẽ vì niềm tin tâm linh về tín ngưỡng, Tư Hậu cho rằng sở dĩ cây cao su mới trồng được mấy ngày thì vài ba hơm sau cây rũ ra mà chết cũng do làng có Thành hồng che chở. Cho dù, lão Xi-lăng-ba có tốn kém nhiều tiền bạc để thuê các nhà khoa học nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu hay trồng thay cây giống thì cây khơng sống được. Dân làng ở đây tin chính vì Thành hồng ghét Tây, che chở cho dân làng nên lão Xi-lăng-ba thất bại trên đất của họ.

Ngồi tơn sùng tổ tiên thì tín ngưỡng cịn ở tơn sùng tự nhiên như đất, nước, lửa. Đây là ba hình ảnh gắn liền với tâm thức của người Việt. Việt Nam là đất nước gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và lấy gia tộc làm nền tảng. Chính vì vậy đối với họ ba yếu tố này đặc biệt quan trọng liên quan đến nguồn cội, đến sự sống và giúp con người được “thanh lọc”. Đất là hình ảnh được nhắc đến trong nhiều tác phẩm của Bình Nguyên Lộc ,như: Phân nửa con người, Lửa Tết, Thèm mùi đất, Đất

không chết. Đất gắn liền với đời sống của người nông dân. Đất khiến họ thèm, khiến

họ khát khao trở về. Cha anh Sáu Nhánh (Phân nửa con người) nhất quyết phải về nhà “Tao nhớ đất muốn chết đi lận, nhớ còn hơn nhớ má mầy trong mấy năm đầu tang khó

của bà ấy”. Người thợ nơng nghiệp (Thèm mùi đất) thì “quen ngửi cho đến ghiền, thiếu thì họ thèm”. Bởi đối với họ, đất rất quan trọng. Đất có hồn và “hồn mầy ln gần gũi với hồn đất” (Phân nửa con người). Họ yêu đất và “yêu cho tới mãn kiếp” (Thèm mùi đất).

Ngồi đất, Lửa cũng giữ vai trị quan trọng đối với cuộc sống con người. Nhà văn đã đề cập đến vai trò của lửa và bếp lửa trong việc đem lại niềm vui, đồn tụ gia đình, sự ấm áp và hạnh phúc. Má vợ Minh sống ở thành thị với con nên “nhớ lửa lắm,

thèm lửa lắm”. Lửa trở thành “lửa thiêng” và lửa ấy phải thơm mùi của thảo thụ, “có linh hồn” và “gợi nhớ sự sống”. Nơi mà ngọn “lửa thiêng” ấy ngự trị trong bếp ăn gia

đình. Bếp có than củi lửa thì ln “ấm cúng”. Trong Quyển gia phổ, lửa thì “bao giờ

cũng vui, tiết ra nhiều sinh khí”. Vì vai trị quan trọng của lửa trong đời sống mà dân

tộc Việt rất coi trọng cái bếp của gia đình. Nơi ấy, khi bếp lửa thắp lên, họ quây quần trò chuyện, kể cho nhau nghe về cơng việc, cuộc sống.

Hình ảnh nước trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc gắn liền với những câu chuyện huyễn hoặc, ma mị. Tác phẩm Câu dầm đã gợi lên một thế giới hoang sơ tù đọng của vùng sông nước. Những người đi câu dầm hay gặp ma như việc có người

cõng giúp một bà già tội nghiệp thì sau đó bà biến thành “cỗ hịm lâu đời, mục nát, hơi

tanh”; thằng nhỏ xin theo xách giỏ thì thấy ếch trong giỏ bị mất đầu cịn miệng thằng

nhỏ thì “dính máu tèm lem, túa lụa, cịn lưỡi nó thì le ra dài tới rún”. Họ cịn gặp Thần Cá Bóng. Thần ban cho con chan chan có ngọc để làm của rồi tự nhiên khá lên và khuyên không nên sát cá… Những cảnh sinh hoạt của người lao động gắn với vùng sông nước (Hai buổi giậm cù, Rừng mắm, Người đẹp ven sông, Khơng một tiếng vang). Đất và nước có mối quan hệ với nhau “Đất uống nước thấy mà thèm…Những bờ đất

nhuộm xanh mau trông thấy” (Đất không chết). Đất và nước đem lại cuộc sống tốt tươi

cho những người gắn bó “nước và đất kết hợp thành hoa màu để nuôi dưỡng những

đứa con biết yêu thương nó” (Hai buổi giậm cù). Con người thật sự tin vào đất, vào

nước, vào lửa và giá trị sự sống mà nó mang lại.

Tín ngưỡng thờ cúng ở chùa chiền, đền miếu đã gắn liền với nếp sống, nếp sinh hoạt, phong tục lâu đời của người bình dân. Trong Bà mọi hú, tác giả có nhận xét “Người Á Đông tin rằng ở rừng núi chùa mới linh. Các tín đồ ở tận ngồi sơng cách

đó bảy tám cây số, các sư cũng tìm cách mang vơi gạch đến để cất linh tự.” (Bình

Nguyên Lộc (tập 1), 2002). Niềm tin vào sự linh thiêng của chùa chiền sẽ làm con người có thêm động lực tinh thần để cố gắng. Thể hiện rõ nhất tín ngưỡng mang tính tơn giáo này là tập Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc. Hai tác phẩm Thần thánh Sài Gòn và Chùa chiền, đền miếu chủ yếu được miêu tả ghi chép dưới con mắt của kẻ “lang thang”. Con người Sài Gòn dù cuộc sống còn nhiều lo toan nhưng đối với họ thần thánh “chắc chắn là còn nguyên vẹn trong lòng của những người này cho đến lúc họ xuống mồ”. Họ luôn “giành cho thần thánh một cái bến nho nhỏ gọi là tỏ chút tâm thành”. Người Sài Gòn dù cộng cư của nhiều nơi đến và dù

cuộc sống của họ cịn nhiều khó khăn nhưng do đặc tính “Dân tộc Việt Nam khoan

hồng tín ngưỡng, khơng tơn giáo nào là khơng có đền thờ ở Sài Gịn” (Bình Nguyên

Lộc (tập 2), 2002). Sự đa dạng của chùa như: Ngọc Hồng, Tam Tơng, Kỳ Viên, Xá Lợi, Linh Sơn, Bà Đầm, Bà Đen, Bà La Môn, chùa Bắc, chùa ở đường Hồ Huấn Nghiệp, đạo Baha’I. Văn Miếu Y Tổ (thật ra là cái miễu). Các miễu ở dưới gốc đa trong vườn Tao Đàn tại cửa đường Trương Định, bệnh viện Bình Dân, trên cháng hai của cây vông bên kia đường trước rạp Thành Xương, treo trên lan can bao lơn một dãy

lầu trên đại lộ Trần Hưng Đạo, bàn thờ trong tòa soạn. Sài Gịn trở thành bức tranh của khu đơ thị vừa hiện đại bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ, vừa có đời sống tâm linh, tinh thần phong phú đa dạng. Đây là nơi họ tìm đến để cầu tài, cầu hết bịnh, cầu bình an. Điểm đặc biệt là họ thờ cúng ai thì đó là “chùa”. Đến chùa là cách mà con người tìm được sự thanh thản, bình yên và mong mỏi sự an lành.

Lịch sử khẩn hoang của vùng đất phương Nam là lịch sử đươc viết nên bởi những tiền nhân đi mở cõi. Họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, máu xương để tạo nên vùng đất Nam Bộ. Thế nhưng họ cũng tin rằng, vong linh những thế hệ cha anh, của những người đã khuất sẽ theo chân lớp con cháu mà hỗ trợ để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục và xây dựng miền đất mới này. Tín ngưỡng đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho họ trong cuộc sống.

Như vậy, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Bình Nguyện Lộc. Nó trở thành linh hồn cho các sáng tác của “Nhà văn cội nguồn”. Nó bồi đắp niềm tin, tinh thần, tâm linh cho con người trong cuộc sống. Nó giúp con người thêm nghị lực vượt qua khó khăn, vượt lên hồn cảnh của mình. Trong truyện, Bình Nguyên Lộc tuy có đề cập đến tín ngưỡng nhưng theo ơng tư tưởng hay tinh thần của con người phải luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Tạo (Nhốt gió) đã hiểu hơn suy nghĩ mới của thế hệ con mình. Thầy giáo Lầu (Rung cây

dừa) sau thời gian bỏ quê về vùng Củ Tron cổ sơ đã quyết tâm trở về làng vì nhận ra

rằng khơng thích hợp. Thầy Mười Sảng (Nắng chiều) đã thấy mình lãng phí thời gian làm một việc vơ bổ. Ân (Tre phải tàn) đã bỏ chế tạo chất trường sinh vì nhận thức quy luật của đời người. Cuộc sống luôn thay đổi và buộc con người phải thay đổi. Vì thế, mối liên hệ, ứng xử của người Nam Bộ với tín ngưỡng cũng linh hoạt và phù hợp với điều kiện sống. Họ kế thừa, lưu giữ, bổ sung, phát huy và tạo ra những giá trị mới phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 59 - 64)