Tổ chức kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 117 - 188)

3.3. Vai trị yếu tố văn hóa dân gian trong tổ chức giọng điệu và kết cấu

3.3.2. Tổ chức kết cấu

Trong Lí luận văn học (tập 2) do Trần Đình Sử chủ biên có đưa ra khái niệm kết cấu như sau: “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng

nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình.” (Trần Đình

Sử et al., 2010). Kết cấu truyện của Bình Nguyên Lộc nhìn chung là đơn giản, linh hoạt, theo trình tự thời gian như các câu chuyện trong tự sự dân gian. Điểm nhìn của người kể chuyện chủ yếu ở ngôi thứ ba để dễ dàng bao quát tất cả các sự kiện, tình tiết, nhân vật. Đặc điểm này cũng do tính truyền thống của văn xi Nam Bộ và văn hóa vùng miền này. Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ phát triển sớm nhưng lối viết còn ưa dài dịng. Trước 1954, xu hướng chính là viết các bộ tiểu thuyết dài như Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu. Sau 1954, xu hướng viết ngắn nổi lên và có chất lượng nghệ thuật cao hơn giai đoạn trước. Sự thay đổi này đã đem đến màu sắc mới cho văn xuôi Nam Bộ. Tuy nhiên, lối viết đơn giản, hồn nhiên, dung dị vẫn là điểm nổi bật của văn xi nghệ thuật vùng đất này. Bình Ngun Lộc là một trong những tác gia lớn với 52 quyển tiểu thuyết, xuất bản 20 quyển nhưng viết khơng dài. Ơng cũng sáng tác khoảng 1.000 truyện ngắn, trong đó có nhiều truyện rất ngắn như truyện Má ơi, má!, Không

một tiếng vang, Nhốt gió, Người chuột cống, Mưa thu nhớ tằm… Những câu văn của

thuộc nhưng cách đặt vấn đề và kết truyện lạ, bất ngờ, nên vẫn tạo được sự kết hợp khá tốt giữa truyền thống và hiện đại.

Điểm nổi bật trong kết cấu của Bình Nguyên Lộc là sử dụng nhiều chất liệu ngữ văn dân gian. Từ cách đặt nhan đề đến nội dung văn bản tác phẩm, tác giả sử dụng chất liệu ngữ văn dân gian đa dạng trên nhiều góc độ, bình diện. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức sự kiện, cốt truyện của tác phẩm. Một số nhan đề được đặt từ những câu tục ngữ như Gieo gió gặt bão, Cái nết đánh chết cái

đẹp, Lá rụng về… ngọn. Có nhan đề được gợi lên từ câu chuyện cổ tích Từ Thức về trần đó là tiểu thuyết Khi Từ Thức về trần. Đặc điểm chung của hầu hết các nhan đề

này là thâu tóm nội dung và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Bà Nho (Gieo gió gặt

bão) vì gieo gió vào gia đình mình nên cuối cùng gặt lấy kết quả cay đắng khi mất

chồng, đứa cháu mà bà trăm mưu ngàn kế gài bẫy khi biết sự thật đã trả thù lại bà. Sở (Khi Từ Thức về trần) sau khi hồi phục trí nhớ trở về nhà thì ơng đã trở nên xa lạ ngay trong chính gia đình của mình. Lá cuối cùng khơng trở về cội mà trở về với ngọn, về với tình cảm yêu thương của tình mẫu tử (Lá rụng về… ngọn). Cái nết lúc nào cũng hơn cái đẹp và Sanh (Cái nết đánh chết cái đẹp) đã rút ra được bài học sau những trải nghiệm cay đắng của chính mình trong tình u. Cách đặt nhan đề này đã mang lại hiệu quả nghệ thuật khá thú vị. Người đọc vừa được sống trong khơng khí dân gian, vừa hiểu được ý tình cũng như nội dung tác giả muốn hướng tới, vừa cảm thấy được khơi gợi cảm xúc và sự tò mò.

Về nội dung văn bản, người viết nhận thấy ở thể loại tiểu thuyết, năm tác phẩm

Đị dọc, Khi Từ Thức về trần, Xơ ngã bức tường rêu, Gieo gió gặt bão, Tì vết tâm linh

có 89 chất liệu ngữ văn dân gian được sử dụng. Ở thể loại truyện ngắn, tác giả vận dụng yếu tố ngữ văn dân gian cũng nổi trội hơn so với các yếu tố khác. Từ 7 tập truyện ngắn với 104 tác phẩm, tác giả đã thu được kết quả đáng chú ý như sau:

STT TẬP TRUYỆN Số

lượng tác phẩm

Tác phẩm có yếu tố văn hóa

dân gian

Tác phẩm có yếu tố ngữ văn dân gian/ tác phẩm có

yếu tố văn hóa dân gian

1 Thầm lặng 15 11/15 6/11

2 Nhốt gió 13 9/13 6/9

3 Mưa Thu nhớ tằm 17 13/17 11/13

4 Ký thác 16 9/16 8/9

5 Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc

17 13/17 9/13

6 Cuống rún chưa lìa 17 17/17 7/17

7 Ma rừng 9 5/9 2/5

TỔNG CỘNG 104 78/104 49/77

Bảng thống kê yếu tố ngữ văn dân gian

trong các tập truyện ngắn, tạp văn của Bình Nguyên Lộc

Qua bảng thống kê, tác giả nhận thấy các yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn, tạp văn của Bình Nguyên Lộc. Trong 78/104 tác phẩm có yếu tố văn hóa dân gian thì 49/78 có yếu tố ngữ văn dân gian với 128 chất liệu ngữ văn dân gian được sử dụng. Việc sử dụng chất liệu ngữ văn dân gian thể hiện mục đích hướng tới của Bình Nguyên Lộc là sự nhất quán trong việc khẳng định giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa dân tộc, văn hóa cội nguồn là điểm nổi bật trong các sáng tác của ông. Để khẳng định giá trị văn hóa truyền thống, bên cạnh các thủ pháp nghệ thuật dùng để khắc họa hiện thực đời sống, các yếu tố ngữ văn dân gian được vận dụng nhằm thể hiện mối quan hệ giữa con người với văn hóa dân gian.

Trong tác phẩm, yếu tố ngữ văn dân gian như là ca dao thường gắn với hình thức diễn xướng như câu hị của đơi nam nữ trong rừng mắm “Hò ơ… tháng ba cơm

gói ra hịn / Muốn ăn trứng nhạn phải lòn hang mai.”, câu hát ru cao hứng của ông

Nam Thành (Đò dọc) khi nhặt xác mấy con côn trùng “Đời người như kiếp phù du,/

Sớm cịn tối mất cơng phu lỡ làng”. Có khi, câu ca dao chỉ xuất hiện trong suy nghĩ

của nhân vật như anh Tư Được (Người đẹp ven sơng). Khi nhìn thấy tấm hình cơ gái trên biển hiệu quảng cáo, anh đã đối thoại với tấm ảnh “Sông dài cá lội biệt tăm/ Phải

duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ”. Trong Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, các bài ca dao xuất hiện khá nhiều trong hai tác phẩm Âm thanh bí mật, Vắng bia đá thì hỏi bia miệng. Đặc biệt tác phẩm Vắng bia đá thì hỏi bia miệng

xây dựng trên khung kết cấu đối đáp giữa kẻ lang thang và bia miệng Sài Gòn để tái hiện lại bức tranh đô thị miền Nam đương thời và những địa danh quen thuộc lưu dấu tích trong ca dao “Bắp non mà nướng lửa lò,/ Đố ai ve đặng con đò Thủ Thiêm”. Mỗi câu hò, câu hát ru xuất hiện ở các vị trí khác nhau, sự kiện khác nhau trong các tác phẩm khiến tác phẩm mang màu sắc, âm điệu dân gian.

Các yếu tố ngữ văn dân gian như thành ngữ, tục ngữ xen vào lời nói nhân vật hay người kể chuyện thì đều được sử dụng để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của người kể chuyện về sự việc, tính cách nhân vật (Gieo gió gặt bão, Mấy vụ quật mồ bí

mật, Rung cây dừa), cách các nhân vật bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, thế giới nội tâm hay

nhìn nhận, đánh giá người khác (Đị dọc, Tì vết tâm linh, Lá rụng về ngọn…). Trong tác phẩm ngồi lời của nhân vật thì lời của người kể chuyện cũng đan xen các câu thành ngữ, tục ngữ để thể hiện quan điểm của mình về các quan niệm, triết lý trong cuộc sống. Trong Ba con cáo, ngưỡi dẫn chuyện đã nhận xét về Sáu Sửu, một tay giang hồ về ở ẩn trốn chính quyền, là một tên “bán trời không mời thiên lôi”. Sáu Sửu vốn dĩ không sợ ai nhưng giờ lại sợ trước không gian tối tăm, tù đọng, lạnh lẽo của nghĩa địa nơi hắn chọn để lẩn trốn.

Trong truyện ngắn, cấu trúc tác phẩm thường đơn giản, các sự kiện khơng nhiều, rất ít tình tiết có tính cao trào cho nên người đọc dễ hiểu ý nghĩa thâm trầm bên trong. Điều này do tác giả ảnh hưởng từ cái tánh hồn nhiên khả ái, phóng khống, bộc trực của người Nam Kỳ. Chính tính cách này đã ảnh hưởng đến nhiều cây bút gốc Nam Kỳ chứ khơng riêng gì Bình Ngun Lộc. Tình tiết truyện đơn giản. Tác phẩm cũng không tập trung miêu tả sâu tính cách hay số phận nhân vật. Tác giả thường đi vào những đặc điểm phong tục tập quán văn hóa vùng miền gắn liền với lịch sử di dân đến miền đất mới. Trong tiểu thuyết Đị dọc, ơng Nam Thành đưa cả gia đình về quê sinh sống. Cuộc sống ban đầu khó hịa nhập với thơn quê khiến họ thấy lạc lõng nhưng rồi họ cũng dần thích nghi với lối sống làng quê, với các trị chơi, các phong tục của “tình làng nghĩa xóm”. Trong tác phẩm, người đọc thấy vừa có diễn xướng hát ru trong sinh hoạt gia đình, vừa có tri thức thực tiễn về ăn trộm ở quê, vừa dùng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp, vừa giữ những tục lệ như cúng giỗ…

Trong kết cấu truyện, Bình Nguyên Lộc hay “chêm xen” vào mạch truyện một cách ngẫu hứng khi ơng muốn giải thích phong tục, tín ngưỡng hay tri thức dân gian

nào đấy. Đây là đặc điểm lối nói ưa rề rà của người Nam Bộ vừa thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ơng thường khơng coi trọng giới hạn của thể loại. Truyện của ông luôn tự nhiên, sống động, chân chất như con người và vùng đất Nam Bộ. Như trong Đò dọc, nhà văn viết xen vào trong đoạn gia đình ơng Nam Thành đang dùng cơm là đoạn giải thích tục đặt tên con của người miền Nam.

Người miền Nam ta có nhiều lối đặt tên con rất ngộ nghĩnh. Có lối đặt liền với tên cha, hễ cha tên Sang thì con phải tên Trọng, cha tên Phú thì con phải tên Q, cha tên Sâm thì con phải tên Nhung. Có lối đặt liền với nhau. Thí dụ bốn đứa thì đặt: Nết, Na, Đằm, Thắm, năm đứa thì đặt: Cửu, Hạn, Phùng, Cam, Võ. Ông Nam Thành đặt tên con một cách đặc biệt hơn ai cả, ông dựa theo năm chữ nhạc đầu trong điệu Bình bán vắn mà quyết định giọng của chữ tên của con ông: Hương, Hồng, Hoa, Quá, Thơm. Ý ơng muốn nói: cái hương của hoa hồng thơm q ! Mà nói bằng điệu câu Bình Bán vắn câu đầu. Cứ theo ý chí đó thì ơng mà có đặt như vầy cũng vẫn ổn.Con, Cị, Ma, Ốm, Thay! Hoặc: Tao, Mầy, Đi, Tắm, Chơi !

(Bình Nguyên Lộc (tập 3), 2002)

Trong Bảo mật, tác giả cũng dừng lại để giải thích về nghề làm đường phổi gia truyền của làng Bình Thới:

Đường phổi khơng phải là đường. Thật ra nó chỉ là một thứ quà ngọt chế tạo bằng đường cát trắng, tròng trắng trứng gà và một vài chất khác mà nhà nghề giữu kín cho đến mãi ngày nay. Miếng đường phổi mang hình dạng một lá phổi mà bên trong nó có hang, lỗ y như phổi người. Đó là lễ phẩm người dân Đồng Nai dùng cúng tổ tiên ngày Tết. Thành phần hóa học của đường phổi, và cách chế tạo nó, những nhà nghề trên ấy thọ lãnh của tổ tiên ngoài Quảng Ngãi, Quảng Nam khi bỏ làng di cư vào Đồng Nai, cách đây trên ba trăm năm.

Trong Tiếng vang trễ muộn, tác giả ra khỏi mạch truyện đang diễn để miêu tả kinh nghiệm dân gian trong cứu người bằng xốc nước.

Xốc nước là một công việc rất mệt nhọc, phải khỏe mạnh như trâu mới làm nổi. Người xốc nước cõng ngược kẻ chết đuối trên lưng họ, đầu kẻ này lộn xuống đất cho nước ở bụng họ dễ chảy ra miệng họ, cõng như vậy mà chạy khắp làng năm bảy vịng, để sự nhồi lắc làm cho nước thốt ra.

(Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002)

Trong Đôi bạn mắc hoa vông, tác giả đang kể chuyện cô Tư xin nuôi con Ma- Lên. Con Ma-Lên vì sợ nó bị mắc hoa vơng mà chủ định nó trấn nước cho nó chết. Tác giả đang kể thì dừng lại lí giải ngun nhân của căn bệnh hoa vơng này.

Ở nhà q, chó tháng giêng hay hóa dại vì thời tiết nóng q. Nhơn tháng ấy là tháng hoa vông trổ, người ta lầm lẫn sự trùng phùng ấy với nguyên nhơn bệnh dại, nên gọi bệnh dại ấy là bệnh mắc hoa-vơng. Chó lớn thì họ cịn để sống vì cịn cần, chớ chó mới đẻ là họ trấn nước chết hết kẻo chúng nó mắc hoa-vơng mà khốn!

(Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002)

Những đoạn văn mở rộng, những liên tưởng ngẫu hứng có thể làm cấu trúc và nội dung tác phẩm thiếu tính nhất quán. Thế nhưng, cuộc sống người dân Nam Bộ được lí giải sâu sắc ở mọi mặt, từ cuộc sống đời thường đến các phong tục, tập qn, kinh nghiệm sống.

Chính vì các yếu tố ngữ văn dân gian nói riêng và yếu tố văn hóa dân gian nói chung khiến tác phẩm Bình Nguyên Lộc được xem như truyện phong tục. Điểm nhìn từ hiện thực nhưng các mối quan hệ xã hội, mâu thuẫn trong cuộc sống được tác giả soi chiếu từ kinh nghiệm, vốn sống hay tập quán lâu đời của dân tộc. Điều này tạo nên chất văn hóa truyền thống đậm nét trong sáng tác của ơng.

Như vậy, kết cấu truyện đơn giản, thể hiện rõ nét chân dung của con người văn hóa thơng qua việc xây dựng tình huống, sự kiện đậm chất “cảm hồi” gắn với phong

tục trong cuộc sống của người lao động. Lối kết cấu độc đáo vận dụng nhiều yếu tố ngữ văn dân gian trong lời thoại, trong sinh hoạt, trong cách đánh giá của tác giả góp phần làm cho tác phẩm giàu chất văn hóa, đậm tính dân tộc.

Tiểu kết

Nhìn từ phương diện nghệ thuật, yếu tố văn hóa dân gian có vai trò quan trọng trong cách xây dựng nhân vật, tổ chức giọng điệu, kết cấu của tác phẩm, tái hiện khơng gian văn hóa Nam Bộ. Đây là ba khía cạnh cơ bản, nổi bật mà nhà văn Bình Nguyên Lộc dùng để thể hiện phong cách nghệ thuật và quan điểm sáng tác hướng về “nguồn cội” của mình. Trước tiên, về mặt xây dựng nhân vật, các yếu tố văn hóa dân gian đã giúp khắc họa rõ hơn chân dung của những con người mang bản sắc văn hóa Nam Bộ. Ở họ từ tính cách, khí chất, ngoại hình đều tốt lên vẻ đẹp của một vùng đất mới với lịch sử còn non trẻ. Các nhân vật trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc là hiện thân của những phẩm chất, tính cách, khí tiết con người Nam Bộ. Đó là những con người gắn với cội nguồn tâm thức cộng đồng; con người kiên trì, bộc trực, lạc quan tích cực.

Yếu tố văn hóa dân gian cịn có vai trị quan trọng trong tái hiện lại khơng gian văn hóa Nam Bộ. Văn chương của Bình Ngun Lộc gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của những người lao động cần lao. Chính vì thế, hình ảnh trên các trang văn của ông thường thuộc về “chân trời quen thuộc” mà ông từng sống và gắn bó. Đặc biệt là hững hình ảnh gắn liền với tâm thức cộng đồng như lửa, đất, nước vừa gợi về “hồn nước” vừa nhắc nhở cội rễ của dân tộc.

Tác phẩm của Bình Ngun Lộc ln đậm chất vùng miền. Đó là giọng điệu tự nhiên, chân chất, giản dị, mộc mạc như con người và vùng đất Nam Bộ. Về kết cấu truyện thường đơn giản, ít sự kiện và tình huống cao trào. Sự kiện hay tình huống xây dựng dựa trên sự cộng hưởng với yếu tố văn hóa dân gian để hướng vào làm rõ chân dung nhân vật hoặc làm rõ tâm lý nhớ quê hương, bản quán. Điểm nổi bật là truyện có nhiều chất liệu của ngữ văn dân gian làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, sinh động và hấp dẫn người đọc.

KẾT LUẬN

Bình Nguyên Lộc là nhà văn Nam Bộ. Qua sáng tác của ông, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước một vốn liếng văn hóa dân gian phong phú, đa dang được ơng vận dụng thành công trong các tác phẩm. Với vị trí “tam kiệt”, Bình Ngun Lộc đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong văn xi đơ thị miền Nam giai đoạn 1954

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 117 - 188)