Lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 71 - 73)

2.2. Nghệ thuật dân gian và lễ hội dân gian

2.2.2. Lễ hội dân gian

Lễ hội - nhìn từ lí thuyết folkore Đơng Á, Kiều Thu Hoạch đã nhận định lễ hội

“…là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp/ phức hợp có tính chu kỳ và

tính phong tục của một cộng đồng người” (Kiều Thu Hoạch, 2014). Beverly J.Stoeltje

trong Lễ hội đã định nghĩa “Lễ hội là những hiện tượng có tính tập thể và phục vụ cho

những mục đích đã ăn sâu vào cuộc sống…”. Các thành viên khi tham gia lễ hội đều

có mục đích và động lực. Động lực cho sự tham gia đó là:

…sự thể hiện các cam kết tơn giáo, sự phơ diễn hoặc sự đạt được uy tín xã hội, sự phát biểu cơng khai các tình cảm chính trị, sự tham gia vào các cuộc thi tranh tài hoặc sự thể hiện những kĩ năng đặc biệt, và để thực hiện các mối tương tác xã hội mà sẽ trợ giúp việc thăm dò và thương lượng nhiều mối quan hệ.

(Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan, 2005).

Như vậy, có thể hiểu lễ hội là một hoạt động kỉ niệm định kì, có tính tập thể, có mục đích thể hiện thế giới quan của một nền văn hóa vùng hoặc quốc gia. Các hoạt động hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống trở thành hoạt động chủ yếu của lễ hội.

Lễ hội là một trong những yếu tố của văn hóa dân gian, thể hiện văn hóa tinh thần, văn hóa cộng đồng của dân tộc. Lễ hội gồm hai phần “lễ” và “hội”. Lễ hội có vai trị ni dưỡng đời sống tinh thần, duy trì truyền thống văn hóa cộng đồng. Lễ thuộc phần nghi thức nên rất thiêng liêng, trang trọng. Hội là các hoạt động, trò chơi nên nhộn nhịp, tưng bừng. Lễ hội vừa là nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng vừa để gắn kết cộng đồng. Trong sáng tác của Bình Ngun Lộc, ơng chỉ giới thiệu một lễ hội đua ghe bơi trên sông Đồng Nai, khúc sông trước chợ Biên Hịa. Đó là cuộc thi tài được tổ chức hằng năm.

Trong tác phẩm Đồng đội, tác giả không miêu tả phần lễ mà chủ yếu đi vào

phần hội. Nơi tổ chức hội là con sông Đồng Nai. Người đứng ra tổ chức hội đua ghe là ông Tỉnh trưởng, đảng viên của một Đảng trụ cột của Đệ Tam Cộng hịa Pháp. Ơng tổ chức “ăn lễ Cát-to-ru-dết thật rình rang”(Cát-to-ru-dết: Quốc khánh nước Pháp). Vì thế, ông yêu cầu ghe làng nào cũng phải tham gia bất kể làng ấy trong năm có bội

thu hay thất mùa, làng yên ổn hay bị bịnh truyền nhiễm. Cách tổ chức hội đua ghe cũng rất bài bản. Một không gian rực rỡ sắc màu lễ hội văn hóa, gợi nhắc triều đại nhà Tùy, vua Lê, Chúa Trịnh, xứ Thái, xứ Miên.

Đứng ở bờ sông trước dinh ơng Chánh mà ngó lên Cồn Gáo, người xem có cảm giác như lạc vào miền lạ nào. Màu sắc hực hỡ của mấy mươi chiếc ghe mới sơn, với đầu rồng, đầu phụng của nó gợi hình ảnh cuộc nam du của vua nhà Tùy, nhắc nhở những thuyền rồng vua Lê, những hành cung của chúa Trịnh.

Những đuôi rồng, đuôi phụng cong quớt lên, lại gợi hình ảnh xứ Thái, xứ Miên với những chiếc ghe hình rắn Na-Ta.

(Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002)

Hội được tiến hành theo các bước quy định sẵn. Đầu tiên, một hồi trống mấy mươi chiếc ghe “chuyển mình, lượn tới” để xếp hàng. Tiếp sau, một tiếng súng, mấy mươi chiếc phèn la “đánh lên một lượt”, mấy trăm tiếng người cũng “hô lên một lượt” để ra hiệu khởi hành. Để về tới đích, dân bơi thường dùng “giầm” mà chém vào tay nhau. Trận thủy chiến này có thể làm cả hai bên đều bị chậm lại phía sau. Vào đợt đua nước rút, cuộc đua càng hào hứng. Kết thúc cuộc đua, ghe thắng sẽ đưa ba mươi chiếc giầm sơn đỏ lên một lượt để chào quan khách và “Khán giả có ấn tượng như thấy một

con rít tới đó rồi ngã lăn đùng ra, đưa mấy trăm chân lên trời.”. Dân tham gia hội đua

đứng hai bên bờ sơng hị la vang dậy như lời khen và chúc mừng chiến thắng.

Điểm chú ý của hội đua ghe là âm thanh “hè” và “phèng”. Tiếng phèng la dùng để “chỉ định thời gian hạ giầm”. Tiếng hè xác định rõ thêm thời gian hạ giầm. Việc làm này giúp dân đua ghe hạ giầm ăn rập với nhau, mấy mươi người đều cúi rạp xuống cùng một lúc và bơi “giống hệt như người gỗ được cột dính với nhau”. Trong truyện, tác giả có nhiều liên hệ thú vị từ hình dáng như “Mấy mươi chiếc ghe bơi, trông đàng

xa, như mấy mươi con thủy quái thời tiền sử”, hoạt động “Chúng trườn tới trên mặt sóng như những con giao long hồ Động Đình”, màu sắc “Xanh, trắng, đỏ, vàng pha trộn với nhau trên màu bạc của mặt nước phản chiếu ánh mai, lóng lánh như cá ngũ sắc trong một chiếc bồn khổng lồ”.

Hội đua ghe là hội truyền thống của các làng ven sông Đồng Nai. Đây là cơ hội cho các làng thể hiện sức khỏe dẻo dai, độ khéo léo, khả năng phối hợp đồng đội và sức mạnh của tập thể. Ghe nào thắng trong cuộc đua ghe sẽ đem lại niềm tự hào về sức mạnh của làng mình. Đây cũng là dịp cho các làng gặp gỡ nhau, thể hiện tinh thần cộng đồng.

Như vậy, yếu tố về nghệ thuật dân gian và lễ hội dân gian trong các sáng tác của Bình Nguyên Lộc tuy chưa phong phú và đa dạng trên nhiều mặt nhưng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tái hiện nét văn hóa đặc sắc của nghệ thuật dân gian và lễ hội dân gian của dân tộc, lưu giữ nét văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 71 - 73)