Vai trị của yếu tố văn hóa dân gian trong tái hiện khơng gian văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 98)

3.2.1. Không gian sinh hoạt

Không gian trong các sáng tác của Bình Ngun Lộc khơng xuất hiện cây đa, bến nước, con đò…như trong ca dao xưa. Khơng gian ở đây là những hình ảnh thân thuộc gắn với cuộc sống của những người bình dân. Đấy chính là những “chân trời

quen thuộc” mà ông nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong tác phẩm của mình. Trong Những mảnh ghép văn hóa, R. Aileau đã nhận định rằng “…mỗi nền văn hóa phải thích nghi với một mơi trường tự nhiên nhất định, theo một truyền thống riêng hợp với các điều kiện sinh tồn riêng biệt của nền văn hóa ấy.” (Đồn Văn Chúc (dịch), 2016).

Sinh ra và trưởng thành ở miền Nam nên Bình Ngun Lộc ln dành nhiều tình u và sự bận tâm cho vùng đất này. Thụy Khuê đã khẳng định tình cảm sâu nặng của Bình

Nguyên Lộc với vùng đất là ơng đã “…trình bày một diện mạo rất lạ về vùng đất mới,

bằng cái nhìn “ngây thơ” vào đời, cái nhìn “biết người biết ta” của thằng nhỏ năm tuổi, cái nhìn khơi ngun của một nhà thơ vừa khám phá ra vũ trụ: đất nước và con người” (Thụy Khuê, 2007). Võ Phiến thì cho rằng Bình Ngun Lộc ln quan tâm

đến “mảnh đất và con người Nam Bộ” (Võ Phiến, 2007). Từ những mối bận tâm ấy, sáng tác của Bình Nguyên Lộc luôn hướng tới một “chân trời quen thuộc” nơi mà ông gửi gắm “muôn thương cùng vạn nhớ”, gửi gắm tình yêu với cội nguồn dân tộc qua những hình ảnh đã trở nên gần gũi, thân thuộc khơng thể lìa xa của những người lao động “chân lấm tay bùn”.

Nam Bộ chính là nơi cư trú đa dạng, phong phú của các quần thể thực vật như mắm, đước, tràm...; động vật như cá, tôm, rùa, rắn, chim… Vùng đất từng đi vào ca dao Việt Nam với nhiều đặc sản, nguồn lợi tự nhiên vùng miền “Ai ơi về miệt Tháp

Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, “Bến tre nước ngọt lắm dừa,/Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tơm”, “Biên Hồ bưởi chẳng đắng the/Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh ”, “Cám ơn hạt lúa nàng co/ Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng”, “Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời” (Bảo Định Giang, Nguyễn

Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, 1984). Trong tác phẩm Rừng mắm, Bình Nguyên Lộc cũng miêu tả sự trù phú này như “rừng tràm dày mịt, chằng chịt những

dây bòng bong, dây choại bò từ thân cây này sang thân cây khác”, “rùa nhiều như kiến”, “chim cao cẳng đủ loại đáp đầy trong cỏ” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002).

Đây là nơi có điều kiện tự nhiên ưu đãi cả về nguồn lợi động thực vật và khí hậu ơn hòa. Những con người đi tiên phong đã chinh phục, cải tạo môi trường tự nhiên vừa hoang sơ khắc nghiệt, vừa phì nhiêu màu mỡ để sinh tồn, phát triển. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Trong việc ứng xử với mơi trường tự nhiên có

thể xảy ra hai khả năng: những gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, cịn những gì có hại thì con người phải ra sức ứng phó” (Trần Ngọc Thêm,

1997). Những con người ở vùng đất khẩn hoang này đã linh hoạt ứng xử và ứng phó với mơi trường tự nhiên, với các mối quan hệ xã hội để góp cơng sức của mình tạo nên vùng đất Nam Bộ trù phú với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo. Nguyễn Q. Thắng, người có cơng tuyển chọn và giới thiệu về Bình Nguyên Lộc, đã nhận định:

Trong từng trang viết, ông làm sống dậy trong tâm thức người đọc cái hồn nhiên dung dị, chân chất mà đầy tình nghĩa của con người sinh trưởng tại miền đất mới... Tác phẩm của ông là một phần khơng nhỏ của tiến trình văn học Việt Nam; nhất là làm sống dậy và lớn lên cái tinh thần chiến đấu hăng say, lạc quan của nhân dân ta nơi vùng đất mới này”

(Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002).

Và để tái hiện cái tinh thần lạc quan ấy, tác giả đã dựng lên không gian sinh hoạt với những lễ hội, trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian. Người miền Nam rất thích hị, hát ru. Vì thế, trong các tác phẩm, Bình Nguyên Lộc hay miêu tả thói quen gắn với đời sống lao động của người bình dân. Đó là câu hị của ơng nội thằng Cộc (Rừng mắm) mở ra cả lịch sử khai khoang vùng đất mới “Hò... ơ... Rồng

chầu ngoài Huế,/ Ngựa tế Ðồng Nai./ Nước sơng trong sao cứ chảy hồi,/ Thương người xa xứ lạc lồi đến đây.” (Bình Ngun Lộc (tập 2), 2002). Đó cũng là câu hị

vang vọng của cơ Út (Thí một con chốt hốt một con xe) “Hị…ơ…Nước xi chạy gió

buồm mềm/Muốn vơ làm bé, biết có bền hay khơng” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002)

gợi lên cuộc sống kinh doanh của những ghe thương hồ ở vùng sơng nước. Đó là câu hát ru của bà Nam Thành (Đị dọc) khi thấy cảnh các con về nơng thôn kéo nước giếng chưa quen “Lấy chồng ở miệt Tân Ninh,/ Kéo dây giếng ba mươi sải, thất kinh ơng

bà” (Bình Ngun Lộc (tập 3), 2002). Đó cũng là tiếng hát ru ở đâu đó vọng lại khiến

nhiều người khách trên chuyến xe lửa cuối cùng thấy nao nao “Ù…ơ…Đại mộc lưu

giang bất đắc hồi cố dã/ Cây ngã trôi sơng/Đâu cịn mong trở lại/Anh thuận gió xi buồm…” (Bình Ngun Lộc (tập 2), 2002). Ngồi ra, lễ hội đua ghe (Đồng đội) trên

sông Đồng Nai khu trước chợ Biên Hòa cũng gợi ra cả không gian sinh hoạt đặc trưng vùng sông nước. Từ màu sắc rực rỡ của mấy mươi chiếc ghe “Xanh, trắng, đỏ, vàng

pha trộn với nhau trên màu bạc của mặt nước phản chiếu ánh mai, lóng lánh như cá ngũ sắc trong một chiếc bồn khổng lồ nào.” đến nhịp hô “hè…phèng…” rồi “mấy mươi người dân bơi giống hệt như người gỗ được cột dính với nhau, rồi một bàn tay bí mật vơ hình nào đó giựt dây cho họ cử động” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Các ghe

đua nhau về nhất để giành giải thưởng và khẳng định sức mạnh của làng mình. Cuộc đua ghe hằng năm trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống, vui chơi, thi tài của các làng sau mỗi năm làm việc vất vả. Các trò chơi dân gian như hát nối (Đò dọc) “Bậu lỡ

thời như ớt chín cây,/ Ớt chín cây người ta cịn hái;/ Bậu lỡ thời như nhái lột da,/Nhái lột da người ta còn bắt;…” ; trò cút bắt, trò chùm nụm “chùm nụm, chùm niệu, tay bí, tay tiên, đồng tiền, chiếc đũa…”, trò thầy bắt rắn “Mạnh thầy thầy ăn, mạnh rắn rắn ăn nè..è..è” (Qua lối cũ) cũng đã tái hiện sinh động, phong phú không gian sinh hoạt,

vui chơi của con người Nam Bộ.

Không gian sinh hoạt hằng ngày cũng được tái hiện qua những đặc trưng vùng đất, những tập tục làng xã, những kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sản xuất. Đó là tục ghi tên tráng đinh ở làng (Tiếng vang trễ muộn); tục la làng của thôn quê (Lại

mẹ tôi tái giá); tục con trai không được cưới gái làng khác (Bảo mật); tục thuê người

khóc mướn đám ma (Bí mật của chàng); tục lên bùa dựng nêu ngày Tết (Quyển gia

phổ); tục ghi chép gia phả dòng họ (Tre phải tàn); tục chửi mất trộm ở thơn q (Ma ném đá, Đị dọc)… Đây là những tập tục mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt.

Không những thế, những kinh nghiệm trong bắt trộm bị đêm (Đành cam vào khám

với tình… bị), đi ăn trộm vào ban đêm (Đò dọc), cứu người chết đuối bằng xốc nước

(Không một tiếng vang, Tiếng vang trễ muộn) vừa thể hiện vốn kinh nghiệm phong phú của người Việt vừa tái hiện không gian sống của người lao động.

Trong ca dao xưa, khi nói về nỗi nhớ nhà họ thường gắn với những thói quen, hương vị quen thuộc trong tập quán ăn uống của vùng miền, với những con người mà đi đến đâu họ cũng mang theo cả tình yêu và nỗi nhớ bản quán: “Anh đi anh nhớ quê

nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dải nắng dầm sương/Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao). Quê hương trong ơng là gắn liền với những kí ức

lưu dấu những nếp sống quen thuộc, mùi vị ẩm thực và những cảnh vật quen thuộc có sức gợi nhớ. Nguyễn Thị Thu Trang trong Con người và văn hóa Nam Bộ trong truyện

ngắn của Bình Nguyên Lộc đã nhận xét “Bình Nguyên Lộc tái hiện những con người mộc mạc gắn liền với đất đai quê kiểng, gắn với tự nhiên hoang sơ và tập quán nông nghiệp lâu đời cùng với sự tồn tại của những giá trị tinh thần, truyền thống văn hóa mang tính căn bản và truyền thống” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2007). Đó là khơng gian

của bữa cơm gia đình quyện mùi của hương hành kho (Hương hành kho) trong nỗi nhớ của Côn “Mùi đặc biệt của hương hành lá pha với mùi nước mắm của một trách

cá kho nào vừa sơi” (Bình Ngun Lộc (tập 2), 2002) khiến ông Vĩnh Xương thấy

chàng xứng đáng trở thành con rễ của mình. Người phụ nữ trong Chiêu hồn nước nhớ bản quán đến nỗi “… thèm khát quê hương… Thèm như thèm một món cá nướng chấm

mắm nêm. Thèm hương bưởi, thèm tiếng chuông chùa ngân nga vào buổi hồng hơn, thèm cảnh cấy mạ vào đầu mùa lúa” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Minh (Lửa tết)

lại nhớ khôn nguôi một thuở được ngửi hương thơm cây cỏ tiết ra từ khói bếp, được nghe tiếng nổ lách tách trong lò. Con Tám Cù Lần (Con Tám Cù Lần) nhớ quay quắt mùa ốc gạo, những bữa cơm gia đình. Chị Mùi (Về làng cũ) muốn về làng để được gần với ruộng, với trâu bị, được trồng rau, gần mồ mả ơng bà. Đó là khơng gian đời sống của những “chân trời quen thuộc”, nơi “màu sắc, âm thanh, mùi vị mà tuổi thơ

quen thấy, quen nếm, quen nghe” (Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002). Quê hương ấy

cũng có những vựa trái cây đặc sản của quê hương như thúng sa – bô – chê của cô gái trong Lại mẹ tôi tái giá, các ghe kinh doanh, các chợ bn bán dưa hấu trong Thí một

con chốt hốt một con xe… Đây là không gian sống, không gian sinh hoạt gắn liền với

nếp sống, tập quán, phong tục của người bình dân Nam Bộ.

Vũ Hạnh đã từng nhận xét: “Với Bình Ngun Lộc chúng ta có dịp trở về với

ruộng đồng miền Nam, chui qua cái ngõ ngách của đơ thành, tìm đến những hàng quán cũ, chứng kiến những mẩu sống, những thói tục và những con người khơng thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2015). Trong tác phẩm

của Bình Nguyên Lộc, ơng ln nhớ về một Sài Gịn với “Thổ ngơi thơm phức hồn ma

cũ” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Tất cả những gì về Sài Gịn được tái hiện rõ nét

nhất trong Những bước lang thang của gã Bình Nguyên Lộc. Tạp văn này được xem như là tạp văn viết về phong tục của người Sài Gòn. Sài Gòn thời điểm bấy giờ là trung tâm của bức tranh toàn cảnh miền Nam những năm giữa thế kỷ XX. Sài Gịn đã có lịch sử hơn 300 năm. Theo truyện Cái Bách-xê, Bình Ngun Lộc có đề cập đến dân số Sài Gịn lúc ấy “được cơng bố là một triệu rưỡi” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Đây chính là nơi chứng kiến nhiều biến thiên của lịch sử, trở thành sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại. Sài Gòn lúc này là “hịn ngọc Viễn Đơng” xa hoa, xơ bồ, náo nhiệt.

Tình yêu với mảnh đất Tân Uyên, với thổ ngơi sông Đồng Nai, đã làm cho “gã” Bình Nguyên Lộc phải “lang thang” trên đường phố Sài Gịn tìm chút hương q cịn lẩn khuất đâu đó. Đó là tập tùy bút hồn nhiên, tươi tắn, đậm chất phong vị Sài Gịn. Ơng đã ghi lại mối cảm hồi của mình về những hàng me “Sài Gòn được dịu đi vài

phần khi nhìn những hàng me Nguyễn Du và Hồng Thập Tự ngả màu rồi lại thắm màu”; là món xu xoa mật đường hạ “cứ nghe như là phảng phất đâu đây mùi đồng áng, mùi lị đường tiểu cơng nghệ với những đêm dài nổi lửa đốt lò”; là những xác

diều “không biết nhớ đất hay sao mà cứ thỉnh thoảng chúi mũi toan đâm đầu xuống”; là những hàng sách của Xóm Củi khiến “bạn ngạc nhiên biết bao mà nghe từ dưới ấy

thở lên những làn hơi lành mạnh nó như đưa bạn về những làng xa yên tĩnh, hay về những thời xưa bình dị nào” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Ở đó, Sài Gịn cịn có

cả những mả cũ, hui nhị tì, chùa chiền, đền miếu và của các địa điểm đã bị đổi dời theo thời gian. Những bài ca dao về Sài Gòn cũng giúp khắc họa rõ nét bức tranh của thủ phủ miền Nam lúc bấy giờ với một Sài Gòn ảnh hưởng theo lối sống phương Tây, lòng người nhiều thay đổi “Gái Đàng Mới xem tường không mới,/ Trai Bến Thành xét lại

chẳng thành/ Ngày ngày qua lại em, anh,/ Có xu có túi mới thành ngỡi nhân.”, nhiều

hồi nghi “Bạc lê (nói) vẽ sứa, em giận đứa măng tơ (nói láo)/ Thằng gì mà nghi ngại

bá vơ,/ Sài thành em dạo cảnh, nó nghi ngờ em bán dun.”. Sài Gịn với những cuộc

tranh giành đất kinh doanh “Chợ cũ nay đã tan tành,/ Sài Gòn em ở lại, Bắc thành anh

dời chơn.”, những hoạt động hằng ngày “Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành xôn xao.”; những con phố gắn liền với đặc điểm kinh doanh “Thượng thơ bán giấy/ Thủ Ngữ treo cờ”.

Bức tranh tồn cảnh Sài Gịn hiện lên rõ nét trong tập Những bước lang thang

trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc. Nguyễn Q.Thắng từng nhận định “Những bước lang thang… là một tập tùy bút thành công nhất của ơng về đường phố Sài Gịn, về q đêm trên sơng Ơng Lãnh, về cảnh lũ trẻ đi bắn chim với cái giàn thun, với hồn ma cũ của buổi hơm qua” (Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002). Đây có thể xem là tập tùy bút thể

hiện văn hóa – phong tục của Sài Gịn vào những năm giữa thế kỷ XX thật sinh động và in đậm dấu ấn văn hóa dân gian cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện.

Một khơng gian đời sống văn hóa của con người Nam Bộ được tái hiện chân thực trong các sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Nam Bộ hiện lên vừa mang bản sắc chung của dân tộc vừa mang những nét riêng biệt của vùng đất mới.

3.2.2. Không gian tâm linh

Trong các tác phẩm của Bình Ngun Lộc, con người ln được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên. Ngoài những kí ức về hình ảnh q hương trong tâm thức của những người xa quê thì khá nhiều tác phẩm của Bình Nguyên Lộc miêu tả cuộc sống dân dã của người lao động. Là nhà văn của “Cuống rún chưa lìa”, ơng ln gắn bó với con người và cuộc sống lao động nghèo khổ. Những hình ảnh quen thuộc như kênh rạch, ruộng đồng xuất hiện nhiều trên trang văn của ơng. Đồn Giỏi trong Đất rừng

phương Nam đã miêu tả tự nhiên hoang sơ, phì nhiêu được cảm nhận khá tinh tế. Con

người như thưởng ngoạn núi rừng“ Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió

đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhơng nằm ươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn ln biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... ”. Các lồi thì đơng đúc, náo nhiệt: “Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bị li ti đen ngịm lên da trời.” (Đồn Giỏi, 2015). Tự nhiên trong Rừng mắm của

Bình Nguyên Lộc lại là tự nhiên còn hoang sơ, khắc nghiệt và con người đang trong hành trình khám phá, cải tạo. Nơi mà gia đình Cộc đang ra sức cải tạo bằng cách đốt rừng tràm và cấy lúa vào gốc cây

Ơng nội nó với tía nó đốt rừng tràm từ ngồi bờ rạch. Gió thổi vơ rừng, và lửa, như con vật khổng lồ, đã táp một cái vào khối thịt xanh um của biển rừng tràm nầy. Thành ra ruộng nhà nó mang một hình trịn kì dị, khơng trịn đều đặn vì khơng ai chỉ huy được sự cháy rất là rắn mắt của ngọn lửa.

(…)Lúc ruộng chín, cây lúa cao quá, ngã rạp xuống, để lịi trăm ngàn gốc tràm lên, trơng như ai đóng cọc để cất nhà sàn; năm xưa đốt rừng nhưng khơng đủ sức đánh những gốc tràm tươi rói khơng cháy được nầy, tía thằng Cộc đành cấy lúa giữa những gốc ấy, mãi cho đến ngày nay mà gốc vẫn chưa mục. Tía nó nói

mười năm nữa, tràm chết cũng vẫn còn đưa cẳng lên như vầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 98)