Nhân vật của đời sống thường ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 93 - 98)

3.1. Vai trò của các yếu tố văn hóa dân gian trong xây dựng nhân vật

3.1.2. Nhân vật của đời sống thường ngày

Ngơ Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam nhận xét về tính cách chung của người Nam Bộ: “Hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử khai thác

vùng Nam Bộ cũng đã tôi luyện con người ở đây những tính cách, cá tính tiêu biểu, đó là tính cách Nam Bộ: dũng cảm, hiên ngang, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, phóng khống, mến khách, bộc trực, nhạy cảm với cái mới” (Ngô Đức Thịnh, 2004). Các

nhân vật trong các sáng tác của Bình Nguyên Lộc vừa mang những nét chung của tính cách Nam Bộ như các nhân vật trong sáng tác của Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Đoàn Giỏi… vừa mang những nét độc đáo riêng. Trước Bình Nguyên Lộc, người đọc thấy hình ảnh con gười đạo lí xuất hiện trong thơ văn của cụ Đồ Chiểu, trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Cùng thời với Bình Nguyên Lộc, người đọc thấy hình ảnh con người mở đất trong sáng tác Sơn Nam. Các nhân vật trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc vừa là sự kế thừa, tiếp nối vừa là tấm gương phản ánh chân thật con người vùng đất mới Nam Bộ.

Để thể hiện khía cạnh về đời sống tình cảm của con người Nam Bộ, Bình Nguyên Lộc đã gắn họ với những lễ hội truyền thống, những sinh hoạt văn hóa như hị đối đáp, hát đố, các trò chơi dân gian… Nam Bộ vốn là vùng đất khá đa dạng về thổ nhưỡng: đất đỏ bazan, đất phù sa cổ, phù sa mới, vạt đất ven sông, giồng cát ven biển. Sơng ngịi, kênh rạch dày đặc... Họ sống gần gũi thiên nhiên. Họ chiến đấu với thú dữ, với muỗi mòng, đối mặt với những khó khăn, trở ngại. Họ ln kiên trì, nhẫn nại vượt qua để tạo dựng cuộc sống. Chính điều đó mà các nhân vật trong tác phẩm của ông là những người có đời sống tâm hồn, tâm tư tình cảm phong phú. Họ ln u thương gắn bó sâu nặng với quê hương, ruộng vườn, gia đình, bạn bè, cuộc sống. Họ hướng về giá trị truyền thống của dân tộc, gắn liền với cuộc sống lao động giản dị hằng ngày. Trong Rừng mắm, cuộc sống tuy còn nhiều vất vả nhưng đời sống tinh thần luôn hăng say, tích cực. Giữa khơng gian rừng mắm câu hị vẫn cất lên để vơi đi bao nhọc nhằn của thế hệ tiên phương đi mở đất. Đó là câu hị của đơi vợ chồng trong rừng vắng: “Hò

ơ... tháng ba cơm gói ra hịn,/Muốn ăn trứng nhạn phải lòn hang mai.”. Câu hò khiến

đường từ nơi xa mang về.” (Bình Nguyên Lộc (tập 2), 2002). Mẹ thằng Cộc cũng cất

lên câu hò giữa rừng mắm khi nhớ về cố hương của mình, nhớ những sinh hoạt quen thuộc mà từ khi về đây đã khơng cịn nữa “Hị... ơ... tiếng anh ăn học làu thơng,/Lại

đây em hỏi khăn lơng mấy đường (Bình Ngun Lộc (tập 2), 2002). Cuộc sống dù phải

đối mặt với bao vất vả nơi vùng đất mới đến định cư thì nhân vật của Bình Nguyên Lộc vẫn tìm được niềm vui, tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Những cô con gái ơng Nam Thành (Đị dọc) đã gọi những đứa trẻ trong xóm đến ca hát làm cho khơng khí cuộc sống thơn q bình lặng bỗng sơi nổi hẳn lên. Các cơ cịn thách đố hát nối các chữ với nhau để cuộc sống không đơn điệu và nhàm chán “Bậu lỡ thời như ớt chín

cây,/ Ớt chín cây người ta cịn hái/ Bậu lỡ thời như nhái lột da…” (Bình Ngun Lộc

(tập 2), 2002).

Ngơn ngữ nhân vật cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính cách nhân vật. Ngơn ngữ, theo Từ điển thuật ngữ văn học, vốn là “yếu tố quan trọng

thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” (Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2006). Ngơn ngữ trong các sáng tác của Bình Ngun Lộc là thứ ngơn ngữ chân chất, bình dị, trong sáng của người bình dân Nam Bộ. Với văn phong hồn nhiên dí dỏm, ơng đã góp thêm một nét phác họa dấu ấn vừa riêng vừa đậm chất Nam Bộ cho nhân vật của mình. Con người xuề xịa, bộc trực, lối sống tình nghĩa bao dung là tính cách tiêu biểu được thể hiện dưới lớp ngơn từ mộc mạc, ý tình đơn giản của Bình Ngun Lộc.

Ngơn ngữ Nam Bộ vốn rất đa dạng và phong phú. Khơng chỉ đến Bình Ngun Lộc chúng ta mới thấy kho tàng ngơn ngữ giàu có của vùng đất này. Trước đó, người đọc bắt gặp màu sắc Nam Bộ trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Sau này, các nhà văn như Sơn Nam, Đồn Giỏi, Bình Ngun Lộc… đã góp phần làm cho màu sắc Nam Bộ này càng trở nên tinh tế, uyển chuyển và đầy sáng tạo khi được qua tay các nghệ sĩ ngôn từ. Từ điển Bách khoa Văn hóa học đã nhấn mạnh “Là phương thức

truyền đạt thông tin, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, thực hiện việc truyền kinh nghiêm, phong tục, truyền thống của mỗi dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, xác định một kiểu lịch sử - văn hóa độc đáo” (A.A.Radugin, 2002). Với vai

Ngơn ngữ trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt văn hóa dân gian. Sách Từ điển Văn học bộ mới nhận định về đặc điểm văn chương Bình Nguyên Lộc: “Xuất thân từ miền Nam nhưng đối với những nhà văn gốc Nam.

Bình Nguyên Lộc giữ một địa vị đặc biệt, không theo Bắc hồn tồn như Đơng Hồ, và cũng không giữ nguyên đặc chất Nam kỳ như Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sến... Bình Nguyên Lộc biểu hiện sự giao lưu văn hóa Nam - Bắc trong truyền thống lịch sử và trong ngôn ngữ” (Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tiểu, Trần Hữu Tá

(chủ biên), 2004). Không những thể hiện sự giao lưu văn hóa Nam – Bắc trong ngơn ngữ, Trần Kiêm Đoàn trong bài Vẻ đẹp của ngôn ngữ miền Nam trong tác phẩm Bình

Nguyên Lộc đánh giá: “Ngơn ngữ của Bình Ngun Lộc là ngôn ngữ đặc trưng của văn chương và cuộc sống của miền Nam ”, nó “hơi rề rà và thiên về trực giác cùng cảm tính hơn là đơi co lí luận hơn thua, nhưng lại dễ đi thẳng vào lịng người.” (Trần

Kiêm Đồn, 2007). Vì vậy, ngôn ngữ mộc mạc, “chân quê” trong cách viết của Bình Nguyên Lộc, đặc biệt là lối vận dụng các yếu tố văn hóa dân gian đã gợi lên đặc trưng văn hóa và lịch sử, xã hội ở vùng đất Nam Bộ. Ông đã làm mới những giá trị ngơn ngữ, góp phần làm đa dạng và phong phú thêm hệ ngơn ngữ nơi đây.

Trong văn Bình Ngun Lộc, chúng ta sẽ thấy ông thiên về ngôn ngữ đối thoại để xây dựng chân dung nhân vật. Từ điển thuật ngữ văn học đã khẳng định ngôn ngữ nhân vật là “một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm

thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” (Lê Bá Hán et al., 2006). Trong giao tiếp, tác

giả thường để cho các nhân vật dùng những biến âm như chửi/chưởi, chân/chơn, đàn

/ đờn, tôi/ tui, bảo/ biểu, giật / giựt, những từ ngữ giàu cảm xúc như giỡn, hoài, quẹo, hôn, lẹ,... để tạo nên sắc thái địa phương cho nhân vật. Tuy nhiên, trong giao tiếp hằng

ngày, tác giả cũng đặc biệt hay dùng các quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Trong Cơ sở

ngôn ngữ học và Tiếng Việt, các tác giả đã đề cập việc khi sử dụng khẩu ngữ họ “Rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón; hoặc để diễn đạt cho sinh động” (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2000). Trong đoạn hội

thoại của tác phẩm Cây đào lộn hột, người đọc sẽ thấy rõ đặc điểm của lối giao tiếp này

Mày lấy ai hữ con khốn kia?

Con Dừa cứ đứng làm thinh rồi toan bỏ đi. Má nó lại chụp nó lại một lần nữa và chưởi:

- Đồ con báo đời, đồ con trời đánh, mày định để vậy đặng bêu xấu tao với ba mày hả? Trời đất quỷ thần ơi ngó xuống mà coi. Cả dịng cả họ tơi, bên nội bên ngoại có ai mà hư thân mất nết như vầy khơng nè!

(Bình Ngun Lộc (tập 1), 2002)

Trong Lá rụng về… ngọn, một câu giao tiếp có khi tới hai thành ngữ “Hừ, má

nghĩ cũng buồn cười. Con người sao lại mặt chai mày đá. Có ai bát nước đổ đi rồi cịn hốt lại được đâu.” (Bình Ngun Lộc (tập 1), 2002). Qua hai đoạn trích trên,

người đọc như đang chứng kiến cuộc đối thoại sinh động, hồn nhiên, mộc mạc của con người Nam Bộ. Câu thành ngữ “hư thân mất nết” trong lời của má Dừa chính là sự đánh giá việc làm sai trái mà Dừa gây ra. Hay câu “mặt chai mày đá”, “bát nước

đổ đi” là sự khẳng định cách sống tệ bạc của kẻ đã từng lừa gạt cô Tư. Đúng như Ngơ

Đức Thịnh khẳng định trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, văn học miền Nam giai đoạn này là ranh giới giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ văn học có sự “thâm nhập” mạnh mẽ và “nhận ra dấu vết rõ ràng giữa ngơn ngữ nói trong ngơn

ngữ văn học và ngược lại” (Ngô Đức Thịnh, 2004). Điều này chứng tỏ một vốn liếng

ngơn ngữ dân gian giàu có của Bình Ngun Lộc. Điều này cũng chứng tỏ mối quan hệ gần gũi gắn bó của ơng với nhân dân lao động, nhất là lao động nghèo.

Nhân vật của Bình Nguyên Lộc là nhân vật của giao tiếp, đối thoại. Đối thoại thể hiện tính cách, tâm hồn của các nhân vật. Chính vì vậy các thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong câu nói của các nhân vật là những kinh nghiệm, nếp nghĩ, đạo lý và thói quen của họ trong cuộc sống. Từ đó, chân dung nhân vật hiện lên chân thực, sinh động hơn. Trong Thám hiểm lịng người qua cách nói của cơ hai Thiền và cơ Năm, người đọc cũng nhận thấy tính cách nóng nảy, hời hợt của cơ hai Thiền. Cịn cơ Năm lại là người suy nghĩ thấu đáo trước sau và rất trượng nghĩa, giúp kẻ gặp nạn. Cô giúp họ

có cơ hội “cải ác tùng thiện” như lời cơ nói.

- Thương người? Vậy ra người bậy cũng thương nữa sao?

- Người bậy cũng thương để họ cảm mến mà “cải ác tùng thiện”. Vả lại tội nào mà khơng có trường hợp giảm khinh.

(Bình Ngun Lộc (tập 1), 2002) Trong Lá rụng về…ngọn, câu tục ngữ “lá rụng về cội” xuất hiện ba lần, hai lần trong suy nghĩ của cô Tư và một lần trong lời cơ hỏi con gái mình:

“Lá rụng về cội”

Cái tiếng “giống” của Chi làm cho cô nhớ lại câu tục ngữ trên đây rồi lấy làm lo lắm.

(…) Cô Tư ngần ngại lâu lắm mới nói:

- Con có biết câu tục ngữ “Lá rụng về cội” hay chăng?

(…) Cô Tư như không cịn sức để giận, để khẩn cầu, để giải thích nữa. Cơ lẩm bẩm: “Thơi quả lời tục nói khơng sai: lá rụng về cội, kinh nghiệm của bao vạn kiếp người cố nhiên là đúng hơn mong mỏi hão huyền của mình…”.

(Bình Nguyên Lộc (tập 1), 2002) Những lo lắng, muộn phiền, cay đắng của cơ Tư trong hồn cảnh con gái có thể bỏ mình trở về với cha được thể hiện chân thực qua lối sử dụng tục ngữ của tác giả. Trong Cái nết đánh chết cái đẹp, lời của Sanh nói với Mai sau khi bỏ Mai theo Dung là sự đánh giá chân lý sau chính những trải nghiệm của bản thân mình. Sanh đã phải thừa nhận với Mai đúng là “cái nết đánh chết cái đẹp”, con người nên coi trọng vẻ đẹp của tâm hồn. Trong Đị dọc, gia đình ơng Nam Thành mỗi khi nói về hồn cảnh sống của mình cũng rất hay dùng thành ngữ tục ngữ. Đó là lời than của bà Nam Thành khi về Sài Gòn mà vẫn còn nghe tiếng bom đạn nên thành ra “chạy ô mồ mắc ô mã”; lời ông Nam Thành khi muốn về q khi kinh tế gia đình khơng thể đảm bảo vì “tọa

thục sơn băng”. Ông an ủi vợ con “tấn về nội, thối về ngoại”, sống phải theo hoàn

“vật đổi sao dời”.

Miền Nam là vùng đất có nhiều sự giao thoa. Người miền Nam cũng lại khơng q kiểu cách, cầu kì từ lời ăn tiếng nói đến lối sống sinh hoạt. Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, Bình Nguyên Lộc đã đem đến cho văn học nước nhà kho từ vựng phong phú của vùng đất mới. Ngôn ngữ của họ thấm đẫm bầu khí quyển vùng sơng nước, miệt vườn với sự cộng sinh của nhiều tộc người. Nhân vật trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc phần lớn cũng là người bình dân gắn liền với cuộc sống nơi thôn quê. Họ hiện lên chân thật, giản dị, gần gũi trên trang văn của ông. Các nhân vật từ hành vi, cách ứng xử văn hóa có tính truyền thống đến lời ăn tiếng nói, khí chất, ngoại hình…đều đậm chất bình dân của người dân Nam Bộ. Qua đó, người đọc thấy được mối liên hệ gắn bó giữa họ với quê hương, xứ sở.

Như vậy, những ứng xử mang tính truyền thống giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với chính bản thân làm cho nhân vật trong sáng tác của Bình Ngun Lộc ln tự ý thức nhìn nhận lại chính mình để sống tốt, sống đúng với đạo lý dân tộc. Họ là hiện thân của con người Nam Bộ ln gắn bó với q hương, bản quán với cội nguồn. Họ cũng là hiện thân của những con người Nam Bộ chất phác, bình dị, đời thường. Tính cách Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, giản dị, giàu tình nghĩa, đức hi sinh và lòng vị tha được phản ánh chân thật, sinh động trên trang văn của Bình Nguyên Lộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của bình nguyên lộc (Trang 93 - 98)