Bộ máy lãnh đạo của CircleK

Một phần của tài liệu Nhận dạng nội dung chiến lược của Circle K Việt Nam – công ty TNHH vòng tròn đỏ và phân tích, đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

- Giới thiệu chung về nhà lãnh đạo

Tháng 1/2012, vị doanh nhân có tên Tony Yan, 58 tuổi được cử sang thay cho người tiền nhiệm chịu trách nhiệm thị trường Việt Nam của chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K. Trước khi đến Việt Nam, ơng có 16 năm quản lý hệ thống cửa hàng nhượng quyền ở Hong Kong cho thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 7 Eleven. Thêm vào đó là 20 năm quản lý các chuỗi cửa hàng cà phê và thức ăn nhanh như Maxim, Delifrance Cafe Bakery. “Gần như cả đời tôi đã gắn với ngành bán lẻ”, Tony Yan chia sẻ với tạp chí Forbes cũng như bắt đầu tìm ra chiến lược riêng cho Circle K. Những trải nghiệm bán lẻ trước đây được ông áp dụng để thay đổi diện mạo Circle K tại Việt Nam, từ điểm chuyên dành cho du khách thành điểm dành cho người tiêu dùng nội địa, đặc biệt là giới trẻ.

Tony Yan lựa chọn phong cách lãnh đạo dân chủ để điều hành Circle K tại Việt Nam. Hình ảnh chuỗi Circle K thay đổi theo những trải nghiệm của người lãnh đạo có đến 35 năm làm việc trong ngành bán lẻ ở nhiều công ty và thị trường khac nhau.

Từ những trải nghiệm bán lẻ trước đây giúp Tony Yan tìm ra chiến lược riêng cho Circle K và được ông áp dụng để thay đổi diện mạo Circle K tại Việt Nam, từ điểm chuyên dành cho du khách thành điểm dành cho người tiêu dùng nội địa, đặc biệt là giới trẻ. Ông chia sẻ với nhân viên của mình bí quyết: muốn phát triển ở Việt Nam chỉ có thể là 3P (Patience) “ Kiên nhẫn, Kiên nhẫn, Kiên nhẫn”.

Còn trong từng cửa hàng, trưởng khu vực là người quyết định. Dưới mắt nhìn của nhân viên thì phong cách lãnh đạo của trưởng khu vực thiên về phong cách chuyên quyền trong khi phong cách lãnh đạo của cửa hàng trưởng là vừa chuyên quyền vừa dân chủ tùy thuộc vào hoàn cảnh.

- Động lực làm việc

Circle K cung cấp một môi trường làm việc năng động, mang đến những phúc lợi và cơ hội phát triển nghề nghiệp tương xứng cho nhân viên. Cho dù làm việc tại cửa hàng hay tại văn phịng, mỗi nhân viên đều đóng một vai trị quan trọng trong sự thành công của công ty. Nghề nghiệp của nhân viên sẽ phát triển cùng với sự phát triển liên tục và bền vững của cơng ty.

Với văn hóa “Quan Tâm, Chia Sẻ, Học Hỏi”, người lao động sẽ có cơ hội được học hỏi và khám phá tiềm năng của bản thân mình. Tại Circle K, quan tâm lẫn nhau cả trong công việc và cuộc sống. Chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, niềm vui và ln sẵn lịng học hỏi lẫn nhau để trở thành những cơng dân có ích. Mọi nỗ lực và thành quả của nhân viên đều được công nhận và khen thưởng kịp thời.

Thưởng - phạt tại cửa hàng: tại cửa hàng nhân viên làm tốt sẽ được thưởng và ngược lại.

+ Thưởng: Cửa hàng top đầu sẽ được thưởng nóng vào lương của nhân viên nhưng do tùy từng khu vực khách hàng ít nhiều khác nhau nên việc mục tiêu doanh thu cũng khác nhau theo từng cửa hàng. Lương làm việc vào các ngày lễ được tăng lương; làm đêm tăng 30% lương.

+ Phạt: Đi muộn trừ 10k lương, khơng thực hiện văn hóa chào hỏi sẽ được cửa hàng trưởng nhắc nhở, nhắc nhở lần 2 trừ 10k, không mặc đồng phục không được vào làm, coi như nghỉ việc ngày đó và phải làm bù theo sự sắp xếp của cấp trên, không làm đủ số buổi trừ lương số buổi nghỉ cộng 5% lương, nghỉ không xin phép trừ lương.

- Quản trị nhóm và quản trị xung đột:

Một phần của tài liệu Nhận dạng nội dung chiến lược của Circle K Việt Nam – công ty TNHH vòng tròn đỏ và phân tích, đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w