6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
1.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến
1.2.1. Nhận diện sự trống rỗng, vô nghĩa của tầng lớp trí thức đương thời
Mang tư tưởng Nho giáo đi vào cuộc "kinh bang tế thế", Nguyễn Khuyến khơng có quan niệm nào khác là phải thực hiện bổn phận tơi trung "thượng trí quân, hạ trạch dân" (Trên thì giúp vua, dưới thì chăm dân), giúp vua giúp nước thái bình thịnh trị. Nhưng những biến cố của
lịch sử dân tộc xảy ra, không cho phép nhà thơ thực hiện vai trị mẫu mực của một ơng quan,
không đi trọn con đường mà gần nửa cuộc đời mình đã khao khát lựa chọn. Tiếng súng của
thực dân Pháp vang lên khắp hai miền Nam Bắc, những hàng ước liên tiếp được ký kết và sự
thức nho sĩ đương thời. Lịch sử buộc họ phải có sự chọn lựa trước "ba bè bảy mối", trước ngã năm ngã bảy của cuộc đời. Mỗi người đều có một con đường đi riêng tùy theo hồn cảnh cụ
thể, và - những con đường đi đó, những số phận cụ thể đó tất yếu sẽ dẫn đến những định hướng
khác nhau sau này. Trừ những người khơng thốt khỏi bả vinh hoa phú q, bán nước làm tay
sai cho Pháp, mà quan phó bảng Trần Tán Bình đã châm biếm sâu cay:
Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp, Cũng tại nhà nho học chữ Tàu. [11; 107]
những "nhà nho học chữ Tàu" còn lại đều khắc khoải thể hiện tiết tháo của mình trên tất cả các
sự lựa chọn. Nhưng dù đứng ở sự lựa chọn nào cũng dẫn đến hệ quả cuối cùng "Phan Đình
Phùng ngã xuống, đã kết thúc phong trào cần Vương. Cùng với cái chết của ông, cũng kết thúc
một mẫu người đẹp, một hình tượng văn học đẹp trong văn học cổ: người trung nghĩa, người
hành đạo theo nhà nho chính thống" [56; 52]. Tất cả chỉ là những tia chớp lóe lên trên bầu trời đầy giơng bão rồi tắt lịm.
Trong những năm tháng tiết tháo nhà nho vận hành và tỏa sáng trên trục lịch sử ấy, thì
con người quan phương trong Nguyễn Khuyến vẫn tận tụy với công việc sử sách, rồi đột ngột treo ấn từ quan về "vườn Bùi chốn cũ " khi cuộc đời mới bước vào độ "tri thiên mệnh". Sự trở về là biện pháp lựa chọn duy nhất đúng, mặc dầu "chim âu trắng" làm sao tránh khỏi bị nghi
ngờ trong con mắt bạn bè thuở ấy. Nhưng, chỉ có trở về nhà thơ mới có thể bày tỏ tư tưởng của
mình, mới có thể bảo vệ tâm hồn "Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ" (Mẹ Mốc)
[23; 108].
Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam cũng như trong đời sống dân tộc, vấn đề xuất -
xử xuất hiện từ sớm và khơng cịn là một hiện tượng cá biệt. Có thể nhìn thấy cuộc đời trọn vẹn
của một nhà nho theo mơ hình mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đưa ra:
Đỗ đạt → làm quan → cáo quan
Học → Thi cử Ẩn dật
Tồn tại trong mỗi tâm hồn nhà nho khi đặt chân vào quan lộ luôn là sự giao thoa giữa hai
nửa hành và tàng, xuất và xử. Hai nửa tâm hồn này ln sẵn sàng hốn vị cho nhau. Những
biến động thăng trầm của lịch sử hay triều chính rối ren, quyền thần lũng đoạn dễ dẫn đến sự
lựa chọn đời sống ẩn dật của các nhà nho. Nhìn vào lịch sử Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận
thấy từ Chu Văn An (? - 1370), người mở đầu cho loại hình nhà nho đi ở ẩn ở Việt Nam, cho
đến Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), người cuối cùng khép lại loại hình nhà nho ẩn dật, con đường đi của loại hình nhà nho này đã trải qua gần 600 năm và in dấu biết bao dung mạo của các nhà thơ. Những ưu tư về thế sự, những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thế thái nhân tình đã tạo nên những "nốt nhạc " trầm riêng biệt của loại hình nhà nho này. Nhưng, dẫu là nhà nho hành đạo hay là nhà nho ẩn dật thì sáng tác của họ vẫn tuân thủ theo nguyên tắc đạo đức của Nho giáo "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngơn chí".
Trở lại vấn đề, chúng ta thấy sự chuyển đổi trạng thái tư tưởng con người hành đạo sang
con người ẩn dật trong Nguyễn Khuyến là cả một quá trình chiêm nghiệm mười năm "dọc đường gió bụi". Con người nhà nho trong Nguyễn Khuyến sẽ thực hiện tốt vai trò "lương thần", nếu biến động lịch sử không xảy ra. Không chịu uốn mình vì "năm đấu gạo" ở lại với thực dân
Pháp, với triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Khuyến cũng như các nhà nho trung nghĩa khác, mà
chúng tơi đã trình bày ở trên, đều chọn lấy con đường riêng của mình. Có điều, con đường đi
của Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa chối bỏ quá khứ mạnh mẽ hơn các nhà nho trung nghĩa - các
nghĩa sĩ cần vương. Chúng ta khơng hề ngạc nhiên vì sao giữa những ngày tháng "nước sôi lửa
bỏng", giữa những ngày tháng phong trào cần Vương tựu nghĩa rầm rộ khắp nơi, mà thơ văn
của các lãnh tụ nghĩa quân vẫn thấp thoáng nỗi buồn trầm lắng, u uẩn và cô đơn:
Nhất độ kinh qua nhất độ sầu,
Thao thao giang thủy trướng hồng lưu.
Vị năng thử nhật qui châu phóng,
Hưu thả hành gian ngại khứ lưu.
(Nguyễn Quang Bích. Tái quá Hồng giang thủy trướng bất năng độ)
(Một lượt đi qua một lượt sầu, Nước sông cuồn cuộn đỏ ngầu ngầu.
Lần này chưa dễ thuyền về bến, Hai ngả đi về biết định đâu.)
(Lại tới bến đị sơng Hồng, nước dâng to khơng sang được. Nhóm Kiều Hữu Hỷ dịch) [3;
109]
Thiên ý nhân tâm bất khả lương,
Hồi tư thế sự cánh mang mang.
(Nguyễn Xuân Ôn. Cảm tác)
(Ý trời và lịng người khơng thể lường được,
Nghĩ lại việc đời càng thấy mênh mông.)
(Cảm tác. Nguyễn Văn Bách dịch) [107; 154]
Ngay cả nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, người ln "sống theo ngun tắc bảo vệ và thực
hành Nho giáo" (Trần Ngọc Vương), cuối cùng cũng ngậm ngùi và khắc khoải cho lý tưởng
của mình:
Đã cam chút phận dở dang,
"Trí quân" hai chữ mơ màng năm canh. Đã cam lỗi với thương sinh,
"Trạch dân" hai chữ luống doanh ở lịng. Lại cam thẹn với non sơng,
"Cứu thời" hai chữ luống trơng thuở nào. Nói ra thì nước mắt trào,
Tấm lịng ưu thế biết bao giờ rồi.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp) [31;. 466]
Chính sự bế tắc, cùng quẫn khơng lối thốt của các nhà nho trung nghĩa đã giúp nhà thơ
Nguyễn Khuyến "nhận thức ra giới hạn cuối cùng của hình tượng con người trung nghĩa, vẻ
(Nguyễn Huệ Chi) [11; 23]. Tương truyền bài thơ "Xuân dạ liên nga" (Đêm xuân thương con thiêu thân) được Nguyễn Khuyến sáng tác khi nghe tin bạn mình, ơng nghè Dao Cù Vũ Hữu
Lợi, một lãnh tụ phong trào cần Vương bị Pháp bắt và xử tử năm 1887. Phải chăng bài thơ
"Xuân dạ liên nga" đã chỉ ra được việc làm cao cả nhưng "vô vọng" của những con thiêu thân -
những nghĩa sĩ cần Vương trước hiện thực đời sống?
Tố phú tri năng do vị dẫn,
Đương tiền danh lợi bất tương quan. Cô đăng sát nhĩ, do liên nhĩ,
Đãi đáo thành hơi lệ vị can.
(Trời phú cho mày có lương úi, lương năng chưa đến nỗi mất,
Cho nên danh lợi trước mắt cũng khơng vướng víu gì.
Ngọn đèn le lói tuy giết mày, nhưng vẫn thương mày,
Cho đến lúc thành tro, mà lệ vẫn chưa khơ.)
(Hồng Tạo dịch xuôi) [23; 232]
Sự hoài nghi về lý tưởng "An tri bất ngộ Đường Ngu thánh. Nhàn vịnh (kỳ tứ)"(*) (Biết đâu lại không gặp vua thánh Đường Ngu? Thơ nhàn (bài 4). Nguyễn Văn Huyền dịch xuôi)
[52; 267] khiến nhà thơ trở thành người thừa của giai cấp mình. Những năm tháng làm quan,
nay Án sát Thanh Hóa, mai Bố chánh Quảng Ngãi, ngày kia Toản tu quốc sử quán trong triều...
nhà thơ lặng lẽ chiêm nghiệm mông lung bao điều và xót xa nhận ra chân giá trị của danh vị: Cánh vơ thực học tì suy thế,
Thặng hữu hư danh quán đại Đình
(Cận thuật)(**)
(Đã không tài thực học để giúp đời đang suy,
Lại còn mang cái hư danh đỗ đầu thi Đình.)
(Thuật lại gần đây. Nguyễn Văn Huyền dịch xuôi) [52; 354]
(*)(**) :Nguyễn Khuyến tác phẩm
Và hơn thế, nhà thơ cịn tự nhận mình là "hủ nho" bất tài trước sự tồn vong của đất nước: Phù danh hữu hạnh do tiên cái,
Thực lực phi tài thượng nhượng nơ.
(Xn bệnh)(*)
(Chỉ có chút danh hão, may ra hơn đứa ăn mày,
Chẳng có tài cán thực sự, cịn kém cả thằng đi ở.)
(Mùa xuân bị ốm. Bài I. Nguyễn Văn Huyền dịch xuôi) [52; 341]
Trong bài viết "Quan niệm con người trong sáng tác của Nguyễn Khuyến", nhà nghiên
cứu Trần Đình Sử đã có những nhận định xác đáng "Nếu đến đầu thế kỷ này (thế kỷ XX -
HNH), thơ văn Đông du, Đông kinh nghĩa thục, cất tiếng đau đớn hú hồn dân tộc Việt, kêu gọi đồng tâm, tự cường thì hàng chục năm trước Nguyễn Khuyến đã nhận ra trạng thái thất hồn,
trống rỗng, bất tài, vô vị của người đương thời. Nếu các nhà cách mạng sau này phê phán "hủ
nho" thì Nguyễn Khuyến là người đầu tiên nhận ra sự lỗi thời ấy trong thơ ông" [123; 127]. Con đường đi của nhà thơ, khơng cịn là con đường của nho sĩ thời trước đã dẫm chân qua.
Hình thái kinh tế - xã hội biến động làm đảo lộn các giá tri. Con người hãnh tiến, con người ý
thức về cái tài, kiêu hãnh về cái tài của mình, đều bị vùi dập. Dầu có "tài giỏi nhất thời đại", hơn tất cả các nho sĩ đương thời, nhà thơ cũng khơng thốt khỏi tâm trạng cô đơn, lạc lõng:
Giang sơn thác lạc tri hà tại,
Bằng bối điêu linh thục dữ quần?
Loạn thế hành tàng như độc hạc,
Lão lai hình ảnh tự cơ vân.
(Ký hữu) (Nước non man mác về đâu tá, Bè bạn lơ thơ sót mấy người. Đời loạn đi về như hạc độc,
* :Nguyễn Khuyến tác phẩm
Tuổi già hình bóng tựa mây cơi.)
(Cảm hứng. Nhà thơ tự dịch) [23; 164]
Từ quan về ở ẩn không phải là sự lựa chọn dễ dàng và thanh thản của nhà thơ. Cuộc sống
hiện tại khơng cịn là đất dung thân của kẻ ẩn sĩ thời trước. Ao ước được "qui khứ lai từ" về nơi
vắng vẻ quả khơng cịn thích hợp. Hạnh phúc hưởng nhàn "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá /
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao." (Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thơ Nôm. Bài 73) [58; 114] khơng cịn
nữa. Tâm trạng cơ đơn lặng lẽ tăng lên ít nhiều. Và cùng với sự cô độc, nỗi ám ảnh Đào Tiềm
lặp đi lặp lại nhiều trong thơ chữ Hán (8 bài) với cây đàn không dây: Lão hưu mạc hận tân bằng thiểu, Bành Trạch tương tri chỉ tố cầm.
(Xuân nhật II) (Tuổi già về nghỉ chớ lo ít bạn,
Ơng Bành Trạch xưa chỉ thân với một cây đàn không dây.)
(Ngày xuân II. Dương Xuân Đàm dịch xuôi) [23; 305]
Từ bỏ áo phượng sân rồng, con đường khoa hoạn không mấy vẻ vang, từ bỏ quá khứ đầy
những mối quan hệ ràng buộc, kỷ cương và bển phận, từ bỏ "cơng danh ép buộc" - vì nó, nhà thơ phải nhọc nhằn, phí sức hơn nửa đời người, nhưng làm sao từ bỏ được con người Nho gia
trong chính bản thân mình, cho dẫu lỗi thời và vơ vọng? Bi kịch của nhà thơ bắt nguồn từ đấy.
Sự mâu thuẫn, giằng xé tâm hồn giữa quá khứ và hiện tại cũng phát sinh từ đấy. Ở đâu cái tâm
hồn ưu tư ấy cũng bị dằn vặt về quá khứ một thời đã qua. Đã từng xem cuộc đời là giấc mộng,
xem công danh sự nghiệp là phù vân, là mộng trong mộng "Hoàng lương nhất chẩm mộng phục
mộng. Ngẫu thành I"(*)
(Kê vàng một giấc hoàng lương, mộng trong giấc mộng. Nguyễn Văn
Huyền dịch xuôi) [52; 279], nhà thơ cười cho cái tài của mình: Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn các con) [23; 101]
* : Nguyễn Khuyến tác phẩm
Nhưng lại luôn mặc cảm về tâm trạng bế tắc, thoái trào trước trách nhiệm lớn lao của đất nước:
Cờ đương dở cuộc khơng cịn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
(Tự trào) [23; 100]
Đã thấy "Vu sơ cựu học, sinh hà bổ. Xuân nhật hữu cảm II" (Sống theo học cũ ích gì.
Cảm nghĩ ngày xn II. Đỗ Ngọc Toại dịch) [23; 416], nhưng lại luôn khẳng định "Thặng hữu
đan tâm nhất điểm linh. Lão thái" (Một tấm lịng son vẫn có thừa. vẻ già, Khương Hữu Dụng dịch) [23; 313]. Vừa mang phong thái an nhàn đẫm chất "Lão Trang" của nhà nho thuở trước:
Qui lai toại ngã điền viên thú, Thế sự tao đầu tiếu bất ngôn.
(Thu nhiệt) (Về nơi vườn ruộng lòng ta thỏa,
Việc thế nghe qua chỉ mỉm cười.)
(Mùa thu trời nóng. Đỗ Ngọc Toại dịch) [23; 260]
Lại vừa ray rứt trước hiện trạng của đất nước:
Bút nghiễn trầm tư ưng hữu lệ, Sơn hà cử mục bất thăng thu.
(Tiễn môn đệ Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân ký kinh thành chư môn đệ II)
(Ngẫm nghĩ đến bút nghiên đáng tràn nước mắt,
Ngước mắt nhìn sơng núi, khơn xiết buồn đau.)
(Tiễn học trị là Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân tiện gởi cho các học trò ở kinh
Vừa căn dặn "Cờ biển của vua ban ngày trước / Khi đưa thầy con rước đầu tiên." nhưng lại vừa thoái thác "Đề vào mấy chữ trong bia / Rằng: Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu." (Di chúc) [23; 169]
Sự mâu thuẫn, giằng xé hai nửa tâm hồn luôn tồn tại trong thơ Nguyễn Khuyến những
năm tháng về sau. Rõ ràng ở đây khơng phải là "một cuộc đấu tranh có ý nghĩa cởi bỏ chứ
khơng phải mất mát" [11; 47] như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, mà là bi
kịch không sao giải quyết. Từ chối cái cũ nhưng khơng phủ định nó. Nghi ngờ cái mới nhưng
khơng phủ nhận nó; hơn ai hết "con người thừa" của nhà thơ đã nhìn thấy, đã nhận diện sự
trống rỗng, vô nghĩa của bản thân và tầng lớp trí thức đương thời trước yêu cầu đổi mới của
lịch sử:
Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.
(Lời vợ anh phường chèo. Tác giả tự dịch bài "Ưu phụ từ") [23; 113]
Để lột tả những bi kịch chất chứa "sầu đong vơi đầy" trong tâm hồn và để phơi bày quá trình mất nghĩa "cái cao cả" của bản thân, của tầng lớp trí thức đương thời, nhà thơ buộc phải
tìm cho mình một bút pháp thể hiện mà thơ trữ tình khơng thể nào chuyển tải được. Bút pháp
trào phúng, châm biếm trở thành phương thức lựa chọn tối ưu nhất. Nhưng, khác với tiếng cười
đả kích, châm biếm sắc sảo của các nhà thơ lớp trước như Hồ Xuân Hương, hay tiếng cười bộc
trực, quyết liệt của Trần Tế Xương, Nguyễn Thiện Kế sau này, tiếng cười trong thơ Nguyễn
Khuyến ln có sự tham gia của đối tượng chủ thể. Ở đây, trữ tình và trào phúng đã kết hợp với
nhau bằng nỗi buồn sâu lắng. Sự đan xen, hòa quyện hai nửa tâm hồn khiến chúng ta không lấy
làm lạ khi trong cùng một cá thể, lúc là đối tượng để trữ tình, lúc lại là đối tượng để trào phúng: Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,
Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu. Nên chăng đá cũng gật đầu.
Hoặc khi nhà thơ châm biếm sâu cay tầng lớp khoa bảng đương thời "Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe / Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi. Tiến sĩ giấy II" [23; 112], thì nhà thơ lại liên tưởng sâu sắc tới bản thân mình "Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ / Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng. Tự trào" [23; 100]. Phê phán lũ "quan chèo vai nhọ " trên sân khấu bi hài của lịch sử, nhà thơ cũng chua chát nhận ra thân phận trí thức của mình "Đêm ngày gìn giữ cho ai đó / Non nước đầy vơi có biết khơng. Ơng phỗng đá" [23; 103]... về vấn đề này, trong tuyển tập "Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ", nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn với bài viết "Sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình" đã có những nhận xét xác đáng "Khi cái "tơi" trữ tình
tác giả tham dự và được nhận thức, được trình bày như là đối tượng của sự sáng tạo thì nó
không chỉ qui định về mặt nội dung tư tưởng mà còn thấm sâu vào trong phương thức tư duy,
các thủ pháp nghệ thuật, nguồn cảm hứng và cả cách thức khai thác nội dung hiện thực." [11;
275]. Sự tự nhận thức và khách thể hóa bản thân mình như một đối tượng trào phúng đã làm
cho thơ của Nguyễn Khuyến trở nên đa nghĩa hơn và sâu sắc hơn.
Từ bỏ con người quan phương về lại với môi trường truyền bá, diễn xướng, nhà thơ đã