6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
3.2. Thể loại
3.2.3. Truyền thống và sáng tạo trong câu đối
Trong văn học trung đại Việt Nam, có lẽ chưa có nhà thơ nào có số lượng câu đối vượt
qua Nguyễn Khuyến: 67 câu đối(*) (47 câu đối chữ Nôm và 20 câu đối chữ Hán). Nhận định về
câu đối của Nguyễn Khuyến, nhà thơ Xuân Diệu viết: "Trong làng văn học Việt Nam, Nguyễn
Khuyến là người mẫn tiệp nhất về câu đối, làm nhiều câu đối nhất, và những câu đối vào loại
tài tình nhất" [23;68].
* : Nguyễn Khuyến tác phẩm
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" thì câu đối là "thể loại văn học Trung Quốc du nhập
vào Việt Nam từ lâu đời. Đặc điểm của tiếng Việt về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng rất thuận lợi
cho việc làm câu đối khiến cho thể văn này trở thành phương thức biểu đạt phổ biến của cả văn
học viết lẫn văn học truyền miệng, là một món ăn tinh thần truyền thống, một thú chơi tao nhã,
phù hợp với nhiều trường hợp, hoàn cảnh và sinh hoạt xã hội khác nhau." [41; 50]. Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi như vậy, nên từ đời này sang đời khác, từ anh nho sĩ cho đến người dân cày "văn thơ phú lục chẳng hay" đều có thể ngâm nga một vài câu đối và lấy làm tâm đắc.
Trong truyền thống bác học, các nhà nho, nhà thơ thường mượn câu đối để bày tỏ chí
hướng, khí phách của mình. Dầu trong trường hợp nào, ngữ cảnh nào thì chí khí ấy cũng không hề thay đổi:
Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Ba vạn anh hùng đè xuống dưới,
Chín lần thiên tử đội lên trên. [12; 149] Nhà thơ Nguyễn Cơng Trứ, thuở cịn hàn vi, đã từng tự thuật:
Chị em ơi! Ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng
lừng danh cồng tử xác.
Trời đất nhẻ! Gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho
nổi tiếng trượng phu kềnh. [40; 53]
Chúng ta thấy, tuy nhà thơ tự trào, tự châm biếm bản thân bằng những hình ảnh "cơng tử
xác, trượng phu kềnh", thì nội hàm ngữ nghĩa của đơi câu đối vẫn bộc lộ ý chí, khát vọng lập
cơng danh của một đấng nam nhi đứng trong trời đất.
Khác với Nguyễn Công Trứ và các nhà thơ khác, những câu đối của Nguyễn Khuyến để
lại, cho thấy nhà thơ khơng có chất "ngang tàng", khơng có những chí hướng hồi bão lớn lao,
mà chỉ là những biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, giản dị, mong muốn gắn bó đời mình
hình ảnh ấy cũng khơng oai nghiêm, không bệ vệ, mũ cao áo dài, mà trái lại, như bao lão nông khác: tầm thường, tẻ nhạt và rất đỗi nhà quê:
Bà đi đâu vội mấy! Để cho lão vất vơ, vất vưởng, búi tóc củ hành, bng quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm. (Khóc vợ) [23; 178].
Phải thấy chân dung tự họa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng tầm thường, tẻ nhạt. Chân
dung ấy ở trong thơ Nơm thì "Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ / Khấp khểnh ba chân dở tỉnh
say. Than già" [23; 163], ở trong câu đối thì "vất vơ vất vưởng"; "ngất ngưởng ngồi trên"; "nhìn thầy đã nhẩn mặt"; "con mắt gà đeo kính đã mịn tai"... Những chân dung tự họa ấy là
những biểu hiện mang tính thời đại của Nguyễn Khuyến. Đối với nhà thơ, khi mọi lý tưởng trở
nên mất nghĩa, thì tất cả đều tầm thường, vơ bản sắc, ngay cả chính bản thân mình "Quan chẳng quan thì dân; Già chẳng già thì trẻ." Hình ảnh một nhà nho lỗi thời - có thể là tác giả, cáo
quan về làng đang mòn mỏi với nghề gõ đầu trẻ "này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế,
trắc là thế, Khuyến điểm là thế" (Thú quê) [23; 170] nghe mới đơn điệu và tẻ nhạt làm sao.
Ngay cả câu danh ngôn nổi tiếng "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu" của nhà nho Phạm Trọng Yêm đời Tống đi vào câu đối của nhà thơ cũng khơng cịn thâm thúy, cao xa nữa:
Nhà hướng bắc, người chưa rét thì mình đã rét, người chưa bức thì mình đã bức, mới gọi là "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu." (Dán nhà) [23; 172]
Chính những biểu hiện mang tính thời đại này, đã khiến Nguyễn Khuyến đưa câu đối
sang một lĩnh vực mới, mang ý nghĩa mới và cũng như thơ Nôm: câu đối gắn liền với cuộc
sống làng quê.
Cũng như nhiều người thích câu đối và biết làm câu đối, câu đối của Nguyễn Khuyến
thâm nhập vào các lĩnh vực vui, buồn của đời sống từ việc ma chay, tế lễ cho đến những hội hè,
đình đám, từ những câu đối cho làng, xã đến những câu đối cho từng cá nhân... ở đâu, nhà thơ cũng thể hiện sự tài hoa, khiến cho câu đối mang thêm nhiều sắc thái ý tại ngơn ngoại. "ít câu đối của Nguyễn Khuyến chỉ giảng theo một nghĩa, đã đành bao giờ cũng có một nghĩa chính. Điều đáng nói là ơng khơng đầu tư nhiều trong nghĩa chính, mà dụng cơng khéo léo, tài tình cho các nghĩa phụ, và đa phần là nghĩa phụ lấn át nghĩa chính." [163; 309]. Có thể thấy điều này qua câu đối "Sư móm, tiểu ngọng":
Phất phất phóng phong phan, pháp phái phi phù, phù phụng Phật, Căng căng canh cổ kệ, ca cao kỷ cứu, cứu cùng kinh.
(Nghĩa là:
Phất phất cờ phướn bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật;
Oang oang hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiền ngẫm kinh, nghiền ngẫm đến cùng.)
[19; 153]
Phép đối thì rất chỉnh. Nhưng cái hay của câu đối là ở phần ngữ âm. Vế trên nhại cách phát âm của sư trụ trì, vế dưới của chú tiểu. Rõ ràng, câu đối trên chỉ có thể là "sản phẩm" của
một người hay chữ, tinh thông cả Hán lẫn Nôm, vừa thể hiện sự am hiểu cả Đạo và Đời, vừa
hóm hỉnh tinh quái. Cái kiểu tinh quái rất "Nguyễn Khuyến" này xuất hiện rất nhiều trong thơ
chữ Nôm. cả 24 tiếng, 24 chữ trong câu đối đều là phụ âm mà người móm và kẻ ngọng khơng
dễ gì phát âm cho "trịn tiếng" được.
Có thể nhận thấy nét cảm hứng thẩm mỹ chủ đạo trong câu đối của Nguyễn Khuyến là
tiếng cười trào phúng. Nhưng sắc thái tiếng cười lại khác nhau trong từng hoàn cảnh, từng đối
tượng. Khác hẳn câu đối truyền thống, câu đối Nơm của Nguyễn Khuyến đã trở thành trị chơi
chữ điêu luyện. Tiếp thu ngôn ngữ văn học dân gian, nhà thơ thường sử dụng ca dao, thành
ngữ, tục ngữ. Việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào câu đối, đã làm cho câu đối của Nguyễn
Khuyến trở nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ truyền tụng. Có lẽ, khơng mấy ai viết được câu đối
"Mừng nhà mới" nửa chữ Hán, nửa chữ Nôm như Nguyễn Khuyến: Nhất cận thị, nhị cận giang,
thử địa tích tằng xưng tị ốc; Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm. [23; 175] Câu đối nửa chữ Hán, nửa chữ Nôm mà vẫn tề chỉnh đăng đối một cách chuẩn mực. "Thị" là chợ đối với "làng", "giang" là sông đối với "nước", "địa" là đất đối với "trời", "tích tằng" là xưa từng đối với "nay đã". Hơn thế, còn lấy tục ngữ đối với tục ngữ "Nhất cận thị, nhị cận giang" đối với "Giàu ở làng, sang ở nước", lấy "xưng tị ốc" đối với "vểnh râu tôm". Câu đối tề chỉnh cả ý, cả thanh điệu, từ loại. Từ "ốc" đối với "tôm" đã tạo nên trường liên tưởng phận "con tôm cái ốc", nhưng từ "ốc" trong tiếng Hán là nhà, có nghĩa họ nhà thân mềm chuyên sống dưới nước, càng làm nổi bật sự điêu luyện, thần tình và hóm hỉnh của nhà thơ. "Xưng tị ốc" vốn là một điển lấy từ câu "Đường ngu chi thời, khả tỵ ốc nhi phong" (Ý nói đời Đường Ngu, trong
nước có nhiều người hiền, nên nhiều nhà ở liền vách nhau được khen thưởng) [23; 175] nhưng qua câu đối, nhà thơ đã "dân gian" hóa, trở thành lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân.
Bên cạnh việc sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ, nhà thơ còn triệt để khai thác những từ
ngữ chỉ màu sắc, từ tượng thanh, đồng âm dị nghĩa, từ ngữ nghề nghiệp... Câu đối cho "Vợ thợ nhuộm khóc chồng" có đầy đủ tính từ chỉ màu sắc:
Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khơn nhờ bố đỏ;
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời
xanh." [23; 180].
Câu đối cho cô đầu khóc mẹ, vừa sử dụng thành ngữ lại vừa có "kép, đầu"; "tống táng"; "tình tang" vừa có "đàn" có "phách":
Giàu làm kép hẹp làm đơn, tống táng cho yên hồn phách mẹ;
Cá kể đầu rau kể mớ, tình tang thêm tủi phận đàn con.
(Thơ bà trùm) [23; 180]
Dễ dàng nhận thấy, ngôn ngữ văn học dân gian đã trở thành những "trợ thủ" đắc lực để nhà thơ phát huy hết tài năng của mình, mà những năm tháng làm quan nhà thơ khơng thể nào có được. Sự cảm thơng, u mến và gần gũi với người dân lao động, khiến câu đối của nhà thơ vừa thể hiện trí tuệ uyên bác lại vừa thể hiện lối nói dân dã, "nhà quê". Điều ấy giúp chúng ta lý
giải vì sao Nguyễn Khuyến lại làm nhiều câu đối gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người
dân quê đến như vậy.
Ẩn chứa đằng sau hàng rào chữ nghĩa đầy thủ pháp nghệ thuật ấy, vẫn hiện lên một
Nguyễn Khuyến hồn hậu, hay chữ và tinh quái. Mấy ai biết đằng sau câu đối "Tặng ông hàng
thịt": "Tứ thời bát tiết canh chung thủy / Ngạn liễu đơi bờ dục điểm trang." [23; 180] nói đến
cái thú ẩm thực của người biết thưởng thức đến tận cùng cảm giác (chung thủy) là thủ pháp
chơi chữ. "Chung thủy" cịn có nghĩa là dưới bát tiết canh vẫn có nước. Phải chăng là lời chê
trách bát tiết canh không được đơng, vẫn cịn hơi bị lỏng? Nhưng nụ cười hóm hỉnh và tinh
quái ấy, nhà thơ không dành cho những kẻ làm tay sai bán nước. Đối với hạng người "cõng rắn
Tư", "sự nghiệp bà Bông", "thơ từ ơng Húng"... thì tiếng cười của nhà thơ trở nên gay gắt,
khơng kém phần độc địa:
Có hay chi cõng rắn cắn gà nhà, phong lưu chú Bát, phú q dì Tư, mây nổi đã từng qua
trước mắt;
Thơi đừng có rước voi giày mả tổ, sự nghiệp bà Bơng, thơ từ ơng Húng, gió bay đành lẽ gác ngoài tai.
(Làm chơi) [52; 597]
Việc vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ và nghệ thuật khai thác triệt để các tính từ chỉ
màu sắc, từ tượng thanh, từ chỉ nghề nghiệp... trong câu đối của Nguyễn Khuyến, đã tạo nên
những sắc thái mới lạ và góp phần làm giàu cho kho tàng câu đối Việt Nam. Thành công ấy,
trước Nguyễn Khuyến đã ít và sau Nguyễn Khuyến - khơng bao giờ có được.
Tiểu kết chương 3
Thơ ca trung đại Việt Nam đến thời Nguyễn Khuyến đã đạt những thành tựu lớn lao về
mặt nghệ thuật. Ngoài những thể thơ vay mượn từ Trung Quốc, các nhà thơ Việt Nam đã tiếp
thu, học tập văn học dân gian sáng tạo thêm nhiều thể loại mới mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc. Cùng với thể loại, ngơn ngữ thơ cũng có nhiều thay đổi. Các nhà thơ ít sử dụng điển cố, thi
liệu Hán học, mà thay vào đấy là ngôn ngữ của đời sống thông tục, vận dụng ca dao, tục ngữ
làm cho ngôn ngữ thơ trở nên trong sáng, đầy nhạc điệu, phù hợp với đời sống tinh thần của
người dân. Tiếp thu thành quả của những người đi trước, thơ Nguyễn Khuyến từng bước phá
vỡ tính ước lệ, tượng trưng của thi pháp truyền thống, để mô tả cuộc sống chân thực như nó
vốn có trong đời sống. Tuy khơng sáng tạo thể loại nào mới, nhưng thành công của Nguyễn
Khuyến là làm "mới" những thể loại tưởng chừng như đã cũ. Nhà thơ đã biết mượn những thể
loại mang tính hàn lâm của văn học bác học để chuyển tải nội dung của cuộc sống hàng ngày
và lồng vào đấy là những tiếng cười đầy đủ cung bậc. Thơ Nguyễn Khuyến ít sử dụng điển cố,
thi liệu Hán học, mà dùng nhiều ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến là
lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, là sự giản dị, trong sáng nhưng vô cùng tinh tế. Sự
sáng tạo về ngôn ngữ và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đã đóng góp rất nhiều cho văn
KẾT LUẬN
Nằm trong giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thơ Nguyễn
Khuyến đã có những đổi mới quan trọng trong q trình phát triển của thơ ca Việt Nam trên
chặng đường chuyển tiếp từ trung đại sang cận đại. Gần ba trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm và
nhiều câu đối của ông để lại, cho thấy tư duy nghệ thuật của nhà thơ vừa kế thừa vừa đổi mới
trên nhiều bình diện so với thơ ca truyền thống: đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người,
đổi mới không gian, thời gian nghệ thuật và đổi mới thể loại, ngôn ngữ thơ.
Nguyễn Khuyến làm quan trong một giai đoạn lịch sử đầy những biến động dữ dội. Thực
dân Pháp xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn hèn yếu, nhu nhược để đất nước rơi vào
tay giặc. Các phong trào Cần Vương lần lượt bị dập tắt. Xã hội phong kiến cổ truyền trở thành
xã hội thực dân nửa phong kiến đầy những trò lố lăng kệch cỡm. Vừa là một "chứng nhân" lịch
sử, vừa là một hiện tượng giao thoa giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, Nguyễn Khuyến đã nhận ra
sự trống rỗng vơ nghĩa của tầng lớp trí thức đương thời; để rồi lặng lẽ "treo ấn từ quan" và chuyển đề tài từ quan trường ngâm vịnh thuộc phạm trù "cái cao cả" về với cuộc sống đời thường, mang vẻ đẹp chân thật của "cái thơng tục" gắn bó với dân tình làng cảnh Việt Nam. Chính trên hành trình tư tưởng này, mà sự chuyển đổi đề tài đã làm nên sự đa dạng của thơ ơng. Khơng cịn đấng cơng hầu, bậc khanh tướng, vị anh hùng quen thuộc trong thơ ca trung đại, mà chỉ là những người dân quê, những phần đời bình dị, thầm lặng "làm nên đất nước" bước vào trang thơ và tồn tại mãi. Người dân quê đi vào thơ Nguyễn Khuyến mang theo bản
chất hai mặt tốt - xấu có thực của thế giới nhân quần. Nó giản dị hơn so với con người cao siêu
trong văn học bác học. Nó đa dạng. Nó ồn ã. Nhưng nó thực hơn và cũng người hơn. Quan
niệm về con người đời thường này đã khác xa cách nhìn nhất thể hóa đối với con người trong
thơ ca trung đại, và phong phú về cung bậc, giọng điệu hơn bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, hoặc "thần thơ thánh chữ" Tú Xương sau này.
Gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân quê, không gian và thời gian
nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đã có những bước tiến so với không gian, thời gian đầy
ước lệ, tượng trưng và cách điệu của thơ ca truyền thống. Bàng bạc trong thơ là không gian
phận vất vả cực nhọc "một nắng hai sương" của người dân quê. Sự cách tân về không gian, thời
gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến đã trả về cho văn học cái hương vị, cảnh sắc của đất
nước vốn tồn tại trong ca dao, dân ca, mà ít thể hiện trong thơ ca truyền thống. Sự tái hiện cuộc
sống như nó vốn có trong thơ Nguyễn Khuyến mang đầy giá trị nhân bản. Đằng sau những vần
thơ Nôm mộc mạc, giản dị; đằng sau những niềm vui, nỗi buồn có thực và đa dạng của người
dân, vẫn thấy hiện ra một lời thức tỉnh, một sự phản ánh xã hội Việt Nam trong buổi giao thời
"Lại thêm ngọn gió Tây / Vật gì chẳng tàn tạ".