Truyền thống và sáng tạo trong thơ Nôm Đường luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 125 - 136)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

3.2. Thể loại

3.2.1. Truyền thống và sáng tạo trong thơ Nôm Đường luật

Tuy được chuyển mã từ các thể loại văn học chữ Hán nhưng thơ Nơm Đường luật có một

vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam trên cả hai phương diện: lý luận và

thực tiễn. Sự ra đời của thơ Nôm Đường luật đã tạo nhiều thuận lợi cho "Mấy kẻ tư văn người

đất Việt" (Nguyễn Trãi) chuyển tải những nội dung của đời sống, gửi gắm những tâm trạng vui

Cũng như các thể loại thơ chữ Hán, trong truyền thống bác học thơ Nôm Đường luật thường khai thác những chủ đề quen thuộc như "Cảm hồi"; "Ngơn hồi"; "Thuật hồi"; "Ngơn chí"; "Tự tình"; "Tự thuật"; "Mạn hứng"; "Vịnh cảnh; Vịnh vật; Thù tạc; Xướng họa... Thông

qua những chủ đề ấy, các nhà thơ bộc lộ nỗi lòng, bày tỏ những cảm xúc, chí hướng của mình.

Ở thế kỷ XV, thế kỷ của những cảm hứng ngợi ca "Minh quân, lương thần", "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi chứa đầy những chủ đề "Ngơn chí"; "Mạn thuật"; "Thuật hứng"; "Tự thuật"; "Tức sự"... với những chí hướng, hồi bão của một kẻ làm tơi:

Bui có một niềm chăng nỡ trễ,

Đạo làm con liền đạo làm tơi.

(Ngồn chí. Bài 1) [49; 395]

Sang thế kỷ XVI, cảm hứng ngợi ca về vua sáng tơi hiền, đất nước thái bình thịnh trị,

khơng cịn hào hứng, đầy âm vang như thuở ban đầu, nhưng thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

cũng luôn khẳng định chí hướng, bày tỏ lý tưởng, hồi bão: Dấu lấy thánh kinh nơi thửa học, Thề chung xuất xử, đạo thờ ba.

(Thơ Nôm. Bài 17) [58; 67]

Do thơ ca gắn liền với những nội dung đạo đức - chính trị của Nho giáo, nên thơ Nơm của

Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay các nhà thơ khác trong giai đoạn này đều có chung lối

kết thúc thơ giống nhau: hoài cảm, hoặc ngụ ý, triết lý: Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Thuật hứng. Nguyễn Trãi. Bài 5) [49; 412]

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Theo Bakhtin thì kết là vấn đề then chốt của đặc trưng thể loại và theo nhà nghiên cứu

Trần Đình Sử thì hai câu kết trong thơ trung đại thường là câu nghị luận, bày tỏ quan điểm và

mang tính chất tun ngơn, cơng bố lập trường rất phổ biến trong thơ cổ [125; 172]. Chính hai

câu tuyên ngơn này làm cho bài thơ gần với tính cách ngơn, giáo huấn hoặc tâm tình của tác giả. Lối tư duy này cịn tiếp tục duy trì sang những thế kỷ sau, dù độ đậm nhạt ở từng tác giả có khác nhau:

Hiền nhân quân tử ai là chẳng,

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

(Hồ Xuân Hương. Đèo Ba Dội) [165; 54]

Hay:

Thâu đêm rịng rã kêu ai đó,

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

(Nguyễn Khuyến. Cuốc kêu cảm hứng " [23; 136]

Bên cạnh thơ "Cảm hồi"; "Ngơn chí"; thơ đạo đức - chính trị với lối kết thúc đầy ngụ ý,

triết lý, thơ Nơm Đường luật cịn có một đặc điểm phổ biến, đấy là sự thiếu vắng cách biểu thị

trực tiếp chủ thế trữ tình "tơi", "ta", "chúng ta". Chủ thể trong thơ thường "hiện diện qua các động từ biểu hiện cảm giác và động tác trữ tình: trơng, nghe, ngối đầu, cúi đầu, quắc mắt, cười, khóc, khen, chê, ngẫm, ngạc nhiên, hỏi, hẹn hoặc băn khoăn: nại nhược hà, mãi ru mà,

những câu cảm thán... Chủ thể nhà thơ trong thơ là một người cảm nhận tĩnh tại thuần

túy."(Trần Đình Sử) [125; 175]. Sự thiếu vắng chủ thể, khiến thơ trữ tình khơng chỉ hướng người đọc vào những ý chí, hồi bão mà cịn đặt người đọc vào cảnh ngộ của chính nhà thơ trong thế giới ấy:

Am cao am thấp đợi đòi tầng,

Khấp khểnh ba làn trơ lại bằng. Quét trúc bước qua lòng suối, Thưởng mai về đạp bóng trăng.

Tùng cúc bù trì nhớ việc hằng.

(Nguyễn Trãi. Ngơn chí. Bài 16) [49; 400]

Chính việc hướng người đọc vào cảnh ngộ, vị thế của mình trong thơ, nên thơ trữ tình

trung đại thường đem lại nhiều cảm xúc và nhiều ngữ nghĩa khác nhau.

Ngoài những đặc điểm phổ biến mà chúng tơi đã nêu, thơ Nơm Đường luật cịn mang một

đặc trưng riêng biệt, mà nếu thiếu vắng, trong thơ ca truyền thống sẽ bớt đi những bài thơ tồn bích, đấy là yếu tố "thi trung hữu họa". Lấy cảm xúc từ nghe nhìn, nên yếu tố họa trong thơ Đường luật rất phổ biến "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ / Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong." (Hồ Chí Minh. Độc "Thiên gia thi" hữu cảm) (theo Nguyễn Huệ Chi) [11; 295]. Do quan niệm "tương thông, hô ứng" với vũ trụ, nên con người trong thơ Đường luật luôn tương

cảm với đất trời, với thiên nhiên, vạn vật. Con người và thiên nhiên ln hịa tan, đồng hóa lẫn

nhau. Có thiên nhiên đầy hơi hướng u hoài của Bà Huyện Thanh Quan: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

(Qua đèo Ngang)

Có thiên nhiên đầy màu sắc, mang "cảm giác mạnh" trong thơ Hồ Xuân Hương: Một đèo, một đèo, lại một đèo,

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,

Hịn đá xanh rì lún phún rêu.

(Đèo Ba Dội I) [165; 54]

Mỗi nhà thơ, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những cảm nhận thiên nhiên khác nhau, nhưng

đều giống nhau, thiên nhiên luôn là "những tương quan về mặt quảng tính hoặc về mặt tính cách giữa thế giới và con người." [11; 295].

Nhìn lại những chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật, chúng ta sẽ thấy, nếu như ở thế kỷ XV, XVI, thơ Nơm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cịn gắn liền với những "tư duy thế sự", với những nội dung đạo đức - chính trị của Nho giáo, thì đến

nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, với thơ Nôm Đường luật của Bà Huyện Thanh

Quan, Nguyễn Công Trứ và đặc biệt là "Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường

luật đã có nhiều thay đổi. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật đã phản ánh xu hướng

dân chủ hóa mạnh mẽ. Lần đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đã có người "cố tình q

đà thách thức mỹ học truyền thống" (Trần Ngọc Vương) đưa những nội dung "không nghiêm chỉnh" của cuộc sống đời thường vào một hình thức thơ "nghiêm chỉnh" để khẳng định một

chức năng thẩm mỹ mới của thơ Nơm Đường luật - chức năng trào phúng:

Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.

Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,

Chúa dấu vua yêu một cái này.

(Cánh quạt I) [165; 17]

Hồ Xuân Hương cũng "Cảm hồi" cũng "Tự tình" như các nhà thơ khác trong truyền thống:

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì dun để mõm mịm.

(Tự tình II)[165;38]

Nhưng "Tự tình" của bà khơng nhằm nêu cao lý tưởng, hồi bão mà chỉ nhằm đi thẳng

vào cuộc sống đời thường đầy góc cạnh, chua xót và kịch liệt. Nói như nhà nghiên cứu Lã

Nhâm Thìn "So trước nhìn sau, mọi người đều thừa nhận: thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì

hóa thơ Nơm Đường luật với phong cách trữ tình trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương đã ảnh hưởng đến thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến sau này.

Tiếp nối truyền thống, tiếp thu tiếng cười ương văn học dân gian, thơ Nôm Đường luật

của Nguyễn Khuyến vừa có cảm hứng trữ tình, vừa có cảm hứng trào phúng. Khác với nhà thơ

Tú Xương lấy tiếng cười làm cảm hứng chủ đạo, thơ Nôm Nguyễn Khuyến là sự liên kết hữu cơ giữa trào phúng và trữ tình:

Dở quan, dở khách đâu mà gọi,

Khơng tóc, khơng râu thế chửa già.

Bữa trước nghe rằng ông muốn nghỉ,

Vội vàng chống gậy giục ông ra.

(Tặng người làng ra làm quan) [23; 144]

Những chủ đề quen thuộc của thơ Nôm truyền thống, dường như vẫn "tái hiện" đầy đủ

trong thơ Nguyễn Khuyến như "Tự thuật"; "Vịnh núi An Lão"; "Vịnh mùa hè"; "Thu vịnh"; "Thu điếu"; "Thu ẩm"; "Vịnh lụt"... nhưng trong cái bình cũ ấy, rượu đã bắt đầu mới. Có thể

lấy ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến làm những minh chứng điển hình. cả ba bài thơ là ba

bức tranh mang màu sắc Đường thi. Trong bài thơ "Thu vịnh" là những hình ảnh: trời thu, nước thu, trăng thu, hoa thu và gió thu hiu hắt; bài thơ "Thu điếu" là những hình ảnh: người câu cá, chiếc thuyền câu, ngõ trúc "khách vắng teo" và bài thơ "Thu ẩm" là những hình ảnh: gian nhà

cỏ, ơng già uống rượu... nhưng tất cả những hình ảnh ấy đều khơng cịn "những ước lệ văn hoa

sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng... mà bình dân" (Xuân Diệu) [23; 48]. Nguyễn

Khuyến đã "nơng thơn hóa" những bức tranh của Đường thi. Cũng là trăng thu, nhitìig khơng phải là ánh trăng ước lệ của "Thu dạ châm thanh"; "Thu dạ hữu cảm" mà là ánh trăng hiện thực, sống động "lóng lánh bóng trăng loe". Cũng là trời thu, nhưng là trời thu của đồng bằng Bắc bộ "Xanh ngắt mấy từng cao"; "lơ lửng trời xanh ngắt". Và cũng nước thu ấy, nhưng là nước thu trong một không gian nhỏ hẹp: "ao thu", đặc trưng của vùng quê chiêm trũng xứ Bắc

nên chỉ có "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Rõ ràng, màu sắc thiên nhiên trong thơ Nôm

họa" của truyền thống. Nếu tinh ý, chúng ta sẽ nhận thấy trong chùm thơ thu ấy cảnh là cảnh quê mà tình lại là bức tranh tâm tình thế sự ẩn giấu bên trong:

- Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh) [23; 121]

- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

(Thu ẩm) [23; 122]

Ngoài ba bài thơ thu ra, thì trong thơ Nơm Đường luật của Nguyễn Khuyến, chúng ta khơng khó khăn lắm khi đi tìm dấu ấn hiện thực trong những bài thơ tả cảnh như "Núi Lão huyện ta"; "Vịnh núi An Lão"; "Nhớ cảnh chùa Đọi"; "Chơi núi Long Đội"... Trong bài thơ "Chơi núi Long Đội", thiên nhiên mang đầy màu sắc quen thuộc của Đường thi: ngôi chùa cũ,

mảnh bia xưa, một nhà sư, một dịng sơng bao bọc...:

Chiếc bóng lưng trời am các quạnh,

Mảnh bia thuở trước bể dâu đầy.

Nhưng những cảnh sắc ấy không gợi lên nỗi buồn muôn thuở của con người "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Thơi Hiệu. Hồng hạc lâu), mà chỉ là cái nhìn đầy hiện thực, dân dã:

Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy, Đi đâu mà chảy cả đêm ngày. [23; 116]

Từ "bực" mang tính khẩu ngữ, dân dã ấy đã thay đổi diện mạo bài thơ. Nếu khơng có học vấn tài hoa và đầy sáng tạo, làm sao Nguyễn Khuyến có thể "phù phép" ngơn từ đến như vậy.

Tuy những cảm nhận thực tại trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi

công thức văn học của nhà nho:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.

(Hội Tây) [23; 134]

Nhưng việc mô tả thực tại là dấu hiệu nghiêng về cái đời thường so với thơ Nôm truyền

thống. Khơng cịn những tun ngơn, những khát khao bày tỏ chí hướng, hồi bão, mà chỉ là

tấm lòng trước những cảm nhận thực tại của đời sống.

- Dầu già đã hẳn hơn ta chửa,

Chống gậy lên cao gối chẳng chồn.

(Vịnh núi An Lão) [23; 115]

- Nhân hứng cũng vừa toan cất chén,

Sấm đơng rầm rập gió nồm đưa.

(Vịnh mùa hè) [23; 120]...

Do những quy định về thế giới quan và hoàn cảnh lịch sử - xã hội, mà buổi đầu khẳng

định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách là một thể loại văn học dân tộc, thơ

Nôm Nguyễn Trãi hay thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn chưa thể nào thâm nhập vào

cuộc sống đời thường, vào cái đang diễn ra hàng ngày. Vì thế, họ nhìn nhận cuộc sống khơng

phải bằng thế giới khách quan mà bằng sự khép mở cái "tâm" của người làm thơ. Nửa cuối thế

kỷ XIX, những thay đổi về thế giới quan, khiến Nguyễn Khuyến "hạ dần độ cao" (Trần Đình

Sử), quay trở về với cuộc sống người dân quê, với thế giới sinh hoạt hàng ngày của họ để "sờ tận mắt, bắt tận tay". Vì thế, bên cạnh những bài thơ "Cảm hồi"; "Tự thuật" của một Nguyễn

Khuyến còn lắm ưu tư với truyền thống bác học là hàng loạt bài thơ gắn liền với không - thời

gian sinh hoạt của người dân mà chúng tơi đã phân tích, trình bày ở chương 2. Thể thơ Nguyễn

Khuyến sử dụng nhiều và thành công hơn cả là thể thất ngôn bát cú Đường luật. Dưới ngịi bút

điêu luyện của ơng, thể thơ bát cú trở nên mềm mại, uyển chuyển, có khả năng đi vào mọi ngõ

ngách của đời sống, mọi tâm tư tình cảm của con người bằng ngơn ngữ của người "trồng dâu,

trồng gai" không hề bị cường điệu, bị đẽo gọt. Tả cảnh hay diễn tình trong thơ Nơm Nguyễn

Khuyến đều thể hiện sự tài hoa, mẫn cảm của nhà thơ. Tả cảnh mùa hè thì:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng,

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

Đầy chân quê, mộc mạc, nhưng cũng vơ cùng sống động "Mùa hè Việt Nam thì người vơ ý đến đâu cũng phải thấy đặc điểm nhiệt đới và phương Nam của nó." (Xuân Diệu) [23; 46]. Tả cảnh lụt ở vùng đồng chiêm trũng "Bình Lục đồng trắng nước trong." [20; 136], quê hương của nhà thơ thì:

Bóng thuyền thấp thống giờn trên vách,

Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.

(Vịnh lụt) [23; 139]... Hay:

Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch,

Lúa chìm sâu thẳm cánh đồng khơng.

(Lụt, chèo thuyền đi chơi) [23; 139]

Để phục vụ cho cuộc sống đời thường, khi cần, ông lão nhà quê "hóm hỉnh và tinh quái" ấy cũng biết thốt ra khỏi cái "vịng kim cô" chữ nghĩa chặt chẽ về bố cục, niêm luật, đối của

truyền thống, để tự do tung hồnh, đem lại cho thơ Nơm Đường luật những thành tựu nghệ

thuật mới, mà bài thơ "Bạn đến chơi nhà" là một ví dụ cụ thể: Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trị tiếp khách, trầu khơng có, Bác đến chơi đây ta với ta. [23; 140]

Bài thơ phơi bày đầy những sản vật ở nơng thơn, mà nhà nào cũng có để "đãi" khách. Để "khoe" của cải, sản vật nhà mình, nhà thơ đã phá bỏ bố cục: đề, thực, luận, kết của thơ Đường

trầu khơng có), một câu đề, một câu kết và khơng có phần luận. Nhưng bên cạnh cái có (trẻ, chợ, ao cá, gà, cải, bầu...) đã kể ra đấy, "ông lão nhà quê " này đã thâm trầm khi thêm vào các

phụ từ chỉ sự tiếp diễn thời quá khứ: thời vắng, thời xa, khơn chài, khó đuổi, chửa ra cây, mới

nụ, vừa rụng rốn, đương hoa, khơng có. Chung qui lại, có đấy mà cũng khơng đấy. Thơi thì "ta với ta" là cái tình theo lối tiếp đãi thơng thường của kẻ sĩ "Quân tử chi giao đạm nhược thủy". Ẩn hiện trong bài thơ là nụ cười tủm tỉm, tinh quái của nhà thơ nhưng cũng vô cùng ấm áp và

gần gũi. Rõ ràng, nếu khơng có văn chương cử tử, khơng có những tinh hoa của truyền thống

bác học kết hợp với chất giọng "nhà quê" kia, thì làm sao Nguyễn Khuyến lại có thể đạt được

sự thăng hoa của cảm xúc đến như vậy.

Như chúng tơi đã trình bày, thơ Nơm Đường luật có một đặc điểm phổ biến là sự thiếu vắng cách biểu thị trực tiếp chủ đề trữ tình dưới dạng thức "tôi", "ta", "chúng ta". Sự thiếu vắng

chủ thể trữ tình hay chủ thể được biểu hiện dưới những dạng thức khác, làm cho thơ trữ tình

ln cô đọng, hàm súc và nhiều ngữ nghĩa. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Hồ Xuân Hương ít bộc lộ trực tiếp chủ thể trữ tình "tơi", "ta"... mà thường xuyên đặt người đọc

vào chính cảnh ngộ, vị thế của mình để tạo nên nhiều cảm xúc:

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 125 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)