Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 76 - 83)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

2.2. Không gian nghệ thuật

2.2.1. Không gian tâm trạng

Gắn liền với con người ưu tư, không gian tâm trạng xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn

Khuyến, từ những ngày làm quan cho đến những năm tháng lui về Yên Đổ sau này. Thông qua

không gian tâm trạng, con người thơ Nguyễn Khuyến mới thể hiện đầy đủ những cảm xúc của

mình trước những biến động của cuộc đời. Để thấy được những ảnh hưởng của truyền thống

bác học và truyền thống bình dân đến khơng gian tâm trạng, chúng tôi phân chia không gian

tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến theo hai giai đoạn: trước và sau khi về Yên Đổ.

Danh mục Tổng số

bài thơ Trước khi về Yên Đỗ Sau khi về Yên Đỗ

Thơ chữ

Hán 166

Tổng số bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

Tổng số

bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%) 27 16 59,26 139 37 26,62 Thơ chữ Nôm 94 Tổng số bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

Tổng số

bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

9 2 22,22 85 11 12,94

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy có sự chênh lệch giữa thơ chữ Hán và thơ chữ

Nôm của Nguyễn Khuyến trong quan niệm nghệ thuật về không gian tâm trạng. Sự chênh lệch

này, tỏ ra phù hợp với các hình thức biểu hiện của con người ưu tư mà chúng tơi đã trình bày ở

phần trước. Để chuyển tải những uẩn khúc, những bi kịch giằng xé tâm hồn, không gian tâm

trạng trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tìm thấy sự "đồng cảm sâu sắc" ở thơ chữ Hán hơn là thơ

chữ Nơm.

Định hình trong thế giới quan Nho giáo, không gian cao rộng của người nghệ sĩ bao giờ cũng vắng vẻ, trầm lắng và cô đơn. Đứng trước không gian mênh mông, tĩnh lặng của đất trời "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" (Huy Cận), con người cá nhân luôn cảm nhận sự nhỏ bé của trần thế, sự ngắn ngủi của đời người. Vì thế, các nhà nho - nhà thơ ln mong muốn "đăng cao", "vọng viễn" để hịa nhập, giao cảm với đất trời và để bày tỏ chí hướng, nguyện vọng của mình. Chỉ khi đứng trên đài U Châu, nhà thơ Trần Tử Ngang mới "Niệm thiên địa chi du du"

(Suy ngẫm về sự mênh mông dằng dặc của đất trời), mới thấm thìa cảm giác cơ độc của mình, để rồi "rơi xuống một giọt lệ cảm thương khơng tiền khống hậu: Độc thương nhiên nhi thế hạ

(Một mình cảm thương mà rơi lệ)" [37; 83]. Chỉ khi đứng trên đèo Ngang, thu hết phong cảnh

nước non vào tầm mắt, Bà Huyện Thanh Quan mới khắc khoải chân trời cũ "Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Qua đèo Ngang". Các hình thức "đăng cao", "vọng viễn" đã trở thành những cảm quan thẩm mỹ quen thuộc của không gian tâm trạng trong thơ Đường cũng như thơ ca trung đại Việt Nam. Tuy không gian vũ trụ luôn là không gian tĩnh lặng, chi phối đến tâm thức sáng tạo của các nhà thơ, nhưng trong truyền thống bác

học, khơng gian tâm trạng cịn được biểu hiện dưới những hình thức khác như: khơng gian tiễn

biệt, không gian lữ thứ, không gian tha hương, không gian tâm tưởng, khơng gian chân trời góc

bể... gợi lên thân phận cơ đơn, bé nhỏ của con người.

Nhất tòng luân lạc tha hương khứ,

Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua.

(Nguyễn Trãi. Thanh minh)

(Luân lạc từ khi ra đất khách, Thanh minh tính đã trải bao hồi.)

(Thanh minh. Đào Duy Anh dịch) [49; 271]

Tiếp nối truyền thống bác học, không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến những

năm tháng làm quan là những không gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca trung đại như không gian tiễn biệt "Ban mã dục hành hành thả chỉ / Minh triều ngọa thính hải đào minh. Lưu

giản thị mơn đệ" (Vó ngựa chia phơi, toan bước lại dừng / Chỉ sớm mai là đã nằm nghe sóng

bể. Viết để lại cho các học trị. Hồng Tạo dịch xuôi) [23; 213]; không gian lữ thứ "Hà xứ thu

phong xuy nhất diệp / Dẫn lai vô hạn cố viên tình. Thu dạ hữu cảm" (Gió thu từ đâu thổi một

chiếc lá đến / Khêu gợi lên biết bao mối tình nhớ nhà. Mối cảm đêm thu. Hồng Tạo dịch xi)

[23; 208]... Tất cả những không gian quen thuộc ấy, được Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều trong

thời gian này. Sự quen thuộc tạo nên vẻ đẹp sáo mịn trong thơ. Và nói như nhà nghiên cứu

Nguyễn Huệ Chi mà chúng tơi đã có dịp trích dẫn "nghề mọn khắc sâu chạm chữ - một công

tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn này, chúng tơi thấy đã có những dấu hiệu thay đổi mới, mặc dầu tần số xuất hiện chưa nhiều: Không gian tâm trạng gắn liền với những biến động của đất nước. Nếu như không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

gắn liền với bổn phận, với lý tưởng nhà nho, thì khơng gian tâm trạng trong thơ Nguyễn

Khuyến, ngoài những ray rứt về bổn phận, về lý tưởng là những nỗi niềm của con người ưu tư

trước cảnh nước mất nhà tan:

- Bạch chúc hồng đăng mê viễn cận, Tố quan thanh cái tạp thúy ngô.

(Giáp Thân trung thu ngụ Hà Nội hữu cảm, ký đồng niên cử nhân Ngô (Kim Cổ nhân))

(Nến trắng đèn đỏ, lấp loáng như gần xa, Mũ trắng, dù xanh lẫn lộn ta với người.)

(Cảm nghĩ nhân dịp tiết Trung thu năm Giáp Thân (1884) ở Hà Nội, viết gởi cho bạn

đồng niên là ông cử họ Ngô (Người làng Kim cổ). Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 253].

Những dấu hiệu đổi thay về không gian tâm trạng trước hiện thực cuộc sống, ít nhiều tạo

nên sự khác biệt trong thơ Nguyễn Khuyến so với truyền thống bác học. Và cũng từ sự đổi thay

này, chúng ta mới thấy được sự vận động thống nhất trên hành trình tư tưởng của nhà thơ, khi

bản thân luôn mong muốn trở về vườn cũ, thực hiện giấc mộng của Đào Tiềm "Nguyện phóng

Un Minh tam kính hồn. Sơ chí Đà Tấn, phụng tống đương sự chư quân." (Xin thả cho Uyên

Minh về với ba luống cúc. Mới đến cửa bể Đà Nẵng, đưa các vị đương sự. Vũ Mộng Hùng và

Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 240].

Những năm tháng lui về vườn cũ, vui buồn cùng với người dân quê, không gian tâm trạng

trong thơ Nguyễn Khuyến mới có những bước chuyển mình rõ rệt so với truyền thống bác học. Để có những bước chuyển mình ấy, nhà thơ đã "thâm nhập", hịa mình vào cuộc sống sinh hoạt

hàng ngày của người dân q, đã biết nắm bắt ngơn ngữ, hình ảnh và những hình thức ứng xử

văn hoa của họ, để tạo nên những khơng gian nghệ thuật của riêng mình nhưng cũng vơ cùng "nông thôn". Từ quan, lui về ở ẩn, nhà thơ mong muốn làm một Đào Tiềm, quay lưng với cuộc đời đầy nhiễu nhương, bụi bặm. Nhưng giấc mộng Đào Tiềm không dễ dàng thực hiện, khi con người ưu tư ln hiện hữu trong tâm hồn. Chính con người ưu tư này đã tạo nên những không

gian tâm trạng tương ứng, diễn tả các trạng thái khác nhau của tâm hồn. Chỉ trừ khoảng hai năm 1891 -1892, Nguyễn Khuyến phải lên Thái Hà ấp ở Hà Nội, để dạy học cho con của

Hoàng Cao Khải là Hồng Mạnh Trí, hai mươi ba năm cịn lại, nhà thơ yên ổn ở quê nhà, sống

xuề xoa, giản dị với người dân quê làng Vị Hạ. Vì thế, trong thơ ơng giai đoạn này, khơng cịn

không gian lữ thứ, không gian tha hương gợi lên sự chia ly chân trời góc bể, q mình và q

người như trong thơ ca truyền thống, mà chỉ có khơng gian làng q thanh tĩnh đầy những ngõ trúc quanh co, đầy những vườn rau, ao cá... nhưng cũng khiến "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Thu ẩm" [23; 122].

Trong thơ ca truyền thống, các nhà thơ - nhà nho hành đạo khi cáo quan lui về ẩn dật, họ thường tìm về với thiên nhiên, với ruộng vườn để "ẩn tức kỳ trung". Các nhà nho ẩn dật thường chọn vùng bán sơn địa, không gian cơ tịch, rộng rãi để tìm kiếm "thức ăn tinh thần". Trong "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi, không gian siêu thoát, nhàn tản hiện lên rõ mồn một "Núi

láng giềng, chim bầu bạn / Mây khách khứa, nguyệt anh tam. Thuật hứng. Bài 19" [49; 417]. Ở

đó, thiên nhiên tạo nên những khơng gian hài hoa với con người "chim kêu hoa nở", "Am trúc hiên mai", "Song mai hiên trúc", "Trúc lợp hiên mai"... như "nối liền không gian con người với vũ trụ." (Trần Đình Sử). Hoa mình trong khơng gian nhàn tản, thốt tục ấy, con người mới thanh thản, rủ bỏ mọi bụi bặm của cuộc đời "Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi / Ơng này đã có thú ơng

này. Mạn thuật. Bài 6" [49; 405]. Tương tự như Nguyễn Trãi, khơng gian nhàn tản thốt tục

trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chứa đầy phong, hoa, tuyết, nguyệt "Một thuyền phong nguyệt chở đầy then. Thơ Nôm. Bài U" [58; 62]; "Nhà thông, đường trúc lịng hằng

mến. Thơ Nơm. Bài 41" [57; 85] để thỏa mãn cuộc sống "Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách /

Được thú, ta đà có thú ta. Thơ Nơm. Bài 31" [58; 78]... Chính điều kiện lịch sử - xã hội của chế độ phong kiến và nền kinh tế tự cung tự cấp đã tạo những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống

nhàn tản của người ẩn dật. Đến giai đoạn Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi. Nguyễn

Khuyến lui về ở ẩn trong một hoàn cảnh đặc biệt: đất nước rơi vào tay giặc, xã hội phong kiến

cổ truyền trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến đầy những cảnh "chướng tai gai mắt" đang làm tha hoa nền đạo đức truyền thống của dân tộc "Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. Hội Tây" [23; 134]. Nền kinh tế tự túc, tự nhiên cổ xưa bị biến mất và thay vào đấy là nền kinh tế

hàng hoa, tạo nên sự cách biệt giàu - nghèo, làm con người mất thuần phát. Hơn thế, nhà thơ lui

giữa hành và tàng, xuất và xử... Tất cả những đặc điểm ấy, làm cho nhà thơ ít có cảm giác tận hưởng trọn vẹn thú vui nhàn tản thoát tục của các nhà nho ẩn dật xưa. Thống kê 139 bài thơ

chữ Hán (theo Thơ văn Nguyễn Khuyến) sau khi về Yên Đổ thì khơng gian nhàn tản chỉ xuất

hiện trong 3 bài (tỉ lệ: 2.14%). Và dường như trong không gian nhỏ hẹp ấy, tâm trạng của con

người ẩn dật cũng khơng mấy thanh thản:

Hiểu trích u hồng như tự khấp,

Dạ minh độc hạc tự an qui. (Xuân nhật)

(Buổi sáng những ngọn tre âm thầm nhỏ giọt như đang khóc,

Ban đêm một con hạc độc kêu vang, hình như khơng biết bay về đâu.)

(Ngày xuân. Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 304]

Điều ấy cho thấy con người ưu tư với khơng gian tâm trạng ln đóng vai trị chủ đạo trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn này. Thơ chữ Hán vẫn là phương tiện hữu hiệu để chuyên

chở những tâm sự, những uẩn khúc sâu kín của nhà thơ. Tuy khơng cịn khơng gian cao rộng

đầy gió núi và mưa biển, nhưng điểm nhìn truyền thống của khơng gian vũ trụ lấy con người làm trung tâm để ngưỡng (ngẩng), phủ (cúi xuống), tứ cố (nhìn bốn phía) hoặc con người ý

thức về vị trí của mình trong thế giới để nhìn nhận, tương quan với mơi trường chung quanh...

vẫn chi phối không gian nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến. Hàng loại bài thơ "Bùi viên cựu trạch

ca"; "Tiểu viên"; "Kỷ Sửu trùng dương"; "Hạ nhật ngẫu thành"; "Vọng Lão sơn"; "Vọng Đội sơn"; "ức Long Đội sơn"; "Thu ẩm"; "Thu điếu"; "Thu vịnh"... đều thể hiện điểm nhìn của khơng gian bác học:

Cổ tự tứ lân duy mộc thạch, Hàn tăng nhất tháp cộng vân yên. Kỷ tằng trúc ảnh nghi vô lộ,

Hữu khách tang gian lập đãi thuyền.

(Ức Long Đội sơn II) (Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,

Sư cụ nằm chung với khói mây.

Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy,

Thuyền ai khách đợi bến đâu đây.)

(Nhớ cảnh chùa Đọi. Tác giả tự dịch) [23; 117] - Nước biếc trơng như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

(Thu vịnh) [23; 121]...

Nhưng tài hoa của nhà thơ là không để cho khơng gian nghệ thuật bị bó hẹp trong cái đẹp "Qui luật muôn đời" của truyền thống bác học, mà đã biết "thổi" hồn quê vào từng cảnh vật,

biến không gian ấy thành khơng gian tâm trạng của riêng mình. Hàng chục năm rèn luyện trong

trường văn trận bút, Nguyễn Khuyến vẫn tỏ ra hơn người là không đánh mất mẫn cảm tự nhiên - yêu cầu số một của người nghệ sĩ. Vì thế, ba bài thơ mùa thu trở thành "Ba bài thơ hay nhất và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào

khác." (Xuân Diệu) [23; 42]. Từ chối ước lệ, từ chối những khuôn phép định sẵn, cái hồn thơ

lớn lên từ văn hóa dân gian, thấm đẫm chất muối ruộng đồng ấy đã đi tìm cảm hứng riêng của

mình, cảm hứng bắt nguồn từ những khơng gian bình dị của làng q. Có thể khơng q lời,

khi nói rằng khơng ở đâu trong văn học trung đại, những không gian nhỏ hẹp của làng quê lại

xuất hiện nhiều như ở trong thơ Nguyễn Khuyến đến như vậy. Có khi đó là khơng gian của

vườn Bùi trong "Bùi viên cựu trạch ca"; có khi là không gian của ao thu trong "Thu điếu"; không gian của làng quê trong "Chợ Đồng"; không gian của chiều cuối năm, đêm trừ tịch trong "Trừ tịch"; không gian của mùa hè trong "Hạ nhật ngẫu thành"... Bao trùm lên những không

gian ấy là nỗi u buồn, là tâm sự thầm kín của nhà thơ. Khơng cịn "Rừng phong thu đã nhuốm

màu quan san" (Nguyễn Du) gợi lên phong cảnh quê người, mà chỉ còn mảnh vườn Bùi xào

xạc trong nắng chiều, "các âm thanh như một ngọn đèn vặn thấp", đầy "những dấu huyền bùi ngùi và những dấu sắc xa vắng" (Xuân Diệu) [23; 58] cũng tạo nên những cơn sóng lịng:

Vườn Bùi chốn cũ,

... Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế, Ơn cơng rượu nhạt chuốc chiều xuân.

Ngọn gió đơng ngành lại lệ đầm khăn,

Tính thương hải tang điền qua mấy lớp. (Trở về vườn cũ) [23; 95]

Đất đai, ruộng vườn của làng quê Yên Đổ đã hóa tâm hồn thơ Nguyễn Khuyến bằng

những cảm xúc chân thành. Không gian ấy "đậm đặc" chất nông thôn, cảnh nông thôn không

thể nào lẫn lộn. Nếu khơng hịa mình vào cuộc sống ấy bằng cả trái tim yêu mến, bằng những

cảm nhận tinh tế, có lẽ Nguyễn Khuyến khơng có được những khơng gian nghệ thuật quen

thuộc, gần gũi đến như vậy. Mỗi không gian là một hồn thơ. Mỗi không gian là một cung bậc

khác nhau trong bản hòa âm của tâm hồn thơ Nguyễn Khuyến. Rõ ràng, cái tầm thường trong

thơ là cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống khơng ước lệ, khơng sáo mịn lại có khả năng thay thế

cho cái cao cả, tạo nên những cảm hứng thẩm mỹ mới cho thơ ca Việt Nam mà không phải nhà

thơ nào cũng làm được. Như vậy, từ không gian tâm trạng của truyền thống bác học, Nguyễn

Khuyến đã tạo nên nhiều không gian tâm trạng mới gần gũi với cuộc sống, gần gũi với con

người.

Ở trên, chúng tôi đã chứng minh: những năm tháng làm quan, không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến đã bắt đầu thay đổi, nỗi niềm của con người cá nhân hòa tan vào nỗi niềm của đất nước. Và nỗi niềm ấy, còn theo nhà thơ đi suốt cuộc đời:

- Khứ tuế hoàng hoa thù bất nhiên.

(Kỷ Sửu Trùng dương)

(Cảnh hoa vàng năm ngoái đã khác rồi.)

(Tiết Trùng dương năm Kỷ Sửu (1889). Hồng Tạo dịch xi) [23; 321]

- Loạn hậu văn chương bất trị tiền.

(Thập nguyệt, thập cửu nhật, vãng bái Vụ Bản Trần tiên sinh kỵ nhật)

(Ngày 19 tháng 10 đến lễ giỗ Trần tiên sinh ở làng Vụ Bản. Hồng Tạo dịch xi) [23; 267]...

Tóm lại, không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến là sự tiếp nối những thành tựu

về không gian nghệ thuật của truyền thống bác học. Nhưng trong quá trình sáng tạo và thâm

nhập vào cuộc sống nông thôn, Nguyễn Khuyến đã thành công trong việc tạo nên những không

gian nghệ thuật mới, chuyển tải những nội dung mới, mang đầy dấu ấn của thời đại. Những

thành công của Nguyễn Khuyến đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ

XIX sang một chặng đường mới: thơ ca gắn liền với thực tế đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)