6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
2.3. Thời gian nghệ thuật
2.3.1. Thời gian tâm trạng
Trong tác phẩm văn học, khơng gian và thời gian có mối liên hệ chặt chẽ. Trong tiểu mục
2.2.1 "Không gian tâm trạng", chúng tôi đã chứng minh gắn liền với con người ưu tư, không
gian tâm trạng xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến, từ những ngày tháng làm quan cho
đến những năm tháng cuối đời. Tương ứng với không gian tâm trạng là thời gian tâm trạng. Vì
thế, để thấy được những ảnh hưởng của truyền thống, chúng tôi phân chia thời gian tâm trạng
Bảng 5:
Danh mục Tổng số
bài thơ Trước khi về Yên Đỗ Sau khi về Yên Đỗ
Thơ chữ
Hán 166
Tổng số bài thơ bài Số
Tỉ lệ (%)
Tổng số
bài thơ bài Số
Tỉ lệ (%) 27 13 48,15 139 38 27,34 Thơ chữ Nôm 94 Tổng số bài thơ bài Số
Tỉ lệ (%)
Tổng số
bài thơ bài Số
Tỉ lệ (%)
9 2 22,22 85 10 11,8
Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy thời gian tâm trạng xuất hiện trong thơ chữ Hán
nhiều hơn trong thơ chữ Nôm và so sánh với bảng thống kê khơng gian tâm trạng, thì tần số
xuất hiện này hoàn toàn tương ứng.
Trong văn học trung đại, thời gian tâm trạng của con người cá nhân luôn tương ứng với
thời gian vũ trụ. Tuy mỗi giai đoạn lịch sử, có những cách biểu hiện không - thời gian khác
nhau, nhưng theo nhà nghiên cứu Trần Đình sử trong tác phẩm "Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam", tựu trung thời gian nghệ thuật có thể biểu hiện dưới những dạng thức: thời gian bất biến, tĩnh tại; thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ; thời gian
con người trong thơ ca [125; 234]. Từ những dạng thức này, mà tâm trạng con người qua
những đổi thay của lịch sử xã hội, đều có những biểu hiện phù hợp.
Trước khi về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến sáng tác thơ không nhiều, nhưng thời gian tâm
trạng xuất hiện với một tỉ lệ tương đối lớn trong thơ chữ Hán của ơng. Có khi là thời gian vũ
trụ bất biến, tĩnh tại được khai thác qua nỗi buồn nhớ nhà trong một đêm thu xa quê:
Hà xứ thu phong xuy nhất diệp,
Dần lai vơ hạn cố viên tình.
(Thu dạ hữu cảm)
(Gió thu từ đâu thổi một chiếc lá đến, Khêu gợi lên biết bao mối tình nhớ nhà.)
Thời gian vũ trụ bất biến thường được thể hiện ở các nhan đề thơ nói về một thời điểm mang tính tĩnh tại. Ở trong thời gian ấy, con người mới bộc lộ những cảm xúc vui, buồn, những khao khát, mong muốn của mình. Các bài thơ "Thu sơn tiêu vọng"; "Thu dạ châm thanh" đều
nằm trên một trường nhìn như vậy. Trong văn học trung đại, thời gian tâm trạng này xuất hiện
nhiều trong thơ Nguyễn Trãi "Thu phong lạc diệp ky tình tứ / Dạ vũ thanh đăng khách mộng
hồi. Thu dạ khách cảm." (Gió thu lá rụng xào xạc gợi tình lữ thứ / Đêm mưa đèn xanh leo lết
khiến khách chiêm bao. Đêm thu khách cảm. Đào Duy Anh dịch xuôi" [49; 274]; trong thơ
Nguyễn Du "Tiển đăng độc chiếu sơ trường dạ / Ắc phát kinh hoài mạt nhật tâm. Thu dạ II." (Đèn khêu riêng cảm đêm dài dặc / Tóc vắt thầm lo nguyện ấp yêu. Đêm thu II. Quách Tấn dịch) [Ì 11; 33] và trong các nhà thơ khác.
Bên cạnh thời gian vũ trụ tĩnh tại bất biến, nỗi buồn trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn
này cịn là nỗi buồn hồi cổ trước những đổi thay của lịch sử, của các triều đại và sự hưng vong
thành bại của những người anh hùng:
Tuệ Viễn kim hà xứ,
Thăng am thượng hữu minh.
(Dục Thúy sơn) (Nhà sư Tuệ Viễn nay ở đâu,
Am của ông Thăng Phủ vẫn còn tấm bia.)
(Núi Dục Thúy. Hồng Tạo dịch xi) [23; 212]
Hay:
Bá vương sự nghiệp thiên thu hậu,
Yên thụ thương mang nhất Dạ sơn.
(Dạ sơn miếu)
(Sự nghiệp bá vương sau nghìn năm,
Chỉ thấy quả núi Dạ khói cây man mác.)
Tất cả đều trơi qua, chỉ cịn lại dấu tích, tạo nên nỗi buồn trống trải sâu sắc. Vẫn biết "Cổ
kim vị kiến thiên niên quốc" (Nguyễn Du), nhưng sự trôi chảy của thời gian vẫn khiến con
người ưu tư, buồn bã. Điều này được lặp đi lặp lại trong truyền thống bác học, hình thành nên
vẻ đẹp riêng của thời gian tâm trạng "Lê Phạm phong lưu ta tiệm viễn / Thanh đài bán thực
bích gian thi. Nguyễn Trãi. Long đại nham." (Phong lưu của họ Lê họ Phạm, than ôi đã xa dần / Rêu xanh đã gặm hết nửa thơ trên vách đá. Núi Long đại. Đào Duy Anh dịch xuôi) [49; 286];
"Thiên niên cự thất thành quan đạo / Nhất phiến tân thành một cố cung. Nguyễn Du. Thăng
Long I." (Nghìn năm nhà lớn nên đường xá / Một dải thành nay lấp cố cung. Thăng Long I.
Duy Phi dịch) [111; 210]...
Một vài dẫn chứng trên cho thấy, thời gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến trước khi
về Yên Đổ đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ của thời gian tâm trạng trong truyền thống bác
học. Cái đẹp, cái buồn trong thơ Nguyễn Khuyến là cái đẹp, cái buồn quen thuộc của những
người lớn lên trong môi trường văn chương cử tử. Bị trói buộc vào cơng thức, thơ ca của
Nguyễn Khuyến giai đoạn này, khó có thể vượt lên thành cơng của những người đi trước để tạo
riêng dấu ấn cho mình. Nhưng dẫu sao, sự chuyển biến về tư tưởng, tác động đến nguyên tắc
phản ánh trong tư duy nhà thơ cũng là nét mới của thời gian tâm trạng. Nỗi buồn muôn thuở
trước dâu bể cuộc đời, trước sự vơ tình của thời gian, giờ được thay thế bằng nỗi buồn của con người cá nhân trước hải hoạn ba đào của lịch sử. Trong bài thơ "Hạ nhật hữu cảm", khơng có
nỗi buồn tha hương, khơng có những khao khát vượt lên mọi đổi thay của kiếp người hay lịch
sử để "lấy bất biến mà nhìn vạn biến" (Trần Đình Sử), mà chỉ có những ray rứt về bổn phận tơi trung "Hồng ân di trọng cảm di tăng / Hứa cửu Nam quan tuyệt bất năng." (ơn vua càng nặng
thì cảm khích càng tăng / Đã lâu nay đội mũ phương Nam muốn dứt đi không được), những ray
rứt về hiện trạng nước nhà và sự bất lực của bản thân:
Thủy niên chí khí qui song mấn,
Mạt học văn chương nhập hạ tằng.
(Hạ nhật hữu cảm)
(Cái chí khí tuổi trẻ đã hao mịn đi cùng với hai mái tóc,
(Cảm nghĩ ngày hè. Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 238]
Tuy ơn vua càng nặng thì cảm khích càng tăng, nhưng sự chao đảo về lý tưởng, đã khiến nhiều lần trong thơ, Nguyễn Khuyến bộc lộ tư tưởng muốn "Qui khứ lai từ" về với ruộng vườn, về với quê hương:
Thánh thế năng dung tích bệnh nhàn.
(Sơ chí Đà tấn, phụng tống đương sự chư quân) (Đời thánh quân có thể dung cho kẻ ốm lâu được nghỉ.)
(Mới đến cửa bể Đà Nấng đưa các vị đương sự. Vũ Mộng Hùng và Nguyễn Văn Tú dịch
xuôi) [23; 240]
Mặc thụ đồng chương thập nhị niên,
... Bệnh nhân đa sự thả hưu hỷ. (Cảm tác)
(Dây thao đen, ấn đồng đã mười hai năm nay, ... Ốm tại vì nhiều việc, thơi thì hưu vậy.
(Cảm tác. Đỗ Ngọc Toại dịch xi) [23; 241]
Có thể thấy, những thay đổi về nội dung phản ánh trong thời gian tâm trạng của thơ
Nguyễn Khuyến đã thể hiện nỗi buồn của người trí thức trước hồn cảnh bi thương của nước
nhà. Sự dùng dằng về lý tưởng, về bổn phận của kẻ sĩ là những nét mới trong thơ của Nguyễn
Khuyến so với bạn bè đương thời và đấy là điểm khởi đầu cho hàng loạt những thay đổi về sau
trong thời gian nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến.
Sau khi về Yên Đổ, thời gian tâm trạng vẫn xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến
như minh chứng cho tấm lòng "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu" của ông. Thống kê, nghiên cứu
chúng tôi thấy phần lớn, thời gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn gắn liền với nỗi
lòng nước non trời cũ, vẫn là những đấu tranh, dằn vặt giữa lý tưởng và bổn phận, giữa xuất và
xử, giữa quá khứ và hiện tại của một con người mà ngay cả lúc về lại Yên Đổ rồi vẫn chưa thôi
là sự thử thách nhân cách. Các dạng thức thời gian nghệ thuật của truyền thống bác học vẫn
lên một con người an nhiên tự tại, hài lịng về sự lựa chọn đúng đắn của mình, khơng màng về chính sự, về cuộc đời đầy nhiễu nhương "Qui lai toại ngã điền viên thú / Thế sự tao đầu tiếu bất ngôn. Thu nhiệt." (Về nghỉ là được thỏa cái thú điền viên của ta / Còn mọi việc trên đời, có
nghe thấy cũng chỉ gãi đầu mỉm cười khơng nói. Mùa thu trời nóng. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi)
[23; 259]. Các bài thơ "Vũ hậu xuân túy cảm thành"; "Xuân nhật"; "Hạ nhật ngẫu thành"; "Hạ nhật"; "Hạ nhật tân tình"... đều thể hiện cuộc sống ẩn dật của nhà thơ. Thời gian nghệ thuật ở đây là thời gian vũ trụ gắn liền với một thời điểm tĩnh tại. Thông qua từng thời điểm ấy, nhà thơ tùy tự nhiên mà điều chỉnh cái thú của mình. Có thể xem bài thơ "Hạ nhật ngẫu thành" là
một minh chứng điển hình cho cuộc sống thốt vịng danh lợi của nhà thơ. ở "ngôi nhà bảy gian
ấy" có:
Tây nam trì thủy thanh,
Phủ kiến ngư dương dương.
Đông bắc ly trúc đa, Song khai thần khí lương.
Phù cùng tứ xuất nhập,
Bằng kỷ tùy đê ngang.
Thừa hứng triếp túng ẩm,
Nhất ẩm lũy thập trường. Thẩn thử tân cốc cam, Kiêm chi viên thái hương... (Phía tây nam có ao nước trong, Cúi nhìn cá bơi lội thung thăng. Phía đơng bắc có bờ tre rậm,
Mở cửa sổ ra khí trời buổi sáng mát mẻ. Chống gậy tha hồ đi ra đi vào.
Cao hứng lên rót rượu uống tràn,
Mỗi lần uống hàng mấy chục chén.
Phương chi gạo mới ngon cơm, Lại thêm rau vườn thơm tho...)
(Ngày hè ngẫu thành. Vũ Mộng Hùng dịch xuôi) [23; 353]
Toàn bộ bài thơ tốt lên một khơng gian đầm ấm, thanh tĩnh và cuộc sống thú vị, thoải
mái của con người ẩn dật "tha hồ đi ra đi vào; muốn thấp muốn cao tùy ý". Trong bài viết "Vấn đề xuất xử của nhà nho và sự phát triển trong thơ Tam nguyên Yên Đổ", nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu cho rằng "Người ẩn dật đổi tất cả cơng danh lợi lộc chỉ mong có được cái thoải mái tự do." [55; 212]. Và Nguyễn Khuyến đã làm như vậy.
Nhưng, Nguyễn Khuyến vẫn khơng thể nào có được thú vui trọn vẹn của Đào Tiềm, vẫn
khơng thể nào "mũ ni che tai", đóng vai "anh giả điếc" trong những năm tháng lui về Yên Đổ. Con đường Nguyễn Khuyến lựa chọn không phải là con đường mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác... đã từng kinh qua. Trước sau Nguyễn
Khuyến vẫn là một nhà nho ít thanh thản trong cuộc đời. Bao trùm lên thời gian nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn này vẫn là hình ảnh một con người ưu tư luôn đau đáu về đất nước "Vô lịch ná tri thư Giáp tý / Hữu thù vị cảm độc Xuân Thu. Xuân nguyên hữu cảm."
(Khơng có lịch biết đâu mà ghi được Giáp tý / Kẻ thù cịn đó, chưa dám đọc kinh Xuân Thu.
cảm nghĩ buổi đầu xuân. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi) [23; 396]
Để miêu tả thời gian tâm trạng, thơ Nguyễn Khuyến thường đề cập đến các mùa, đến các
ngày ữong năm và nhìn nhận sự tuần hồn, ln chuyển của nó trong những đổi thay của con
người. Đây là điểm nhìn quen thuộc về thời gian nghệ thuật trong truyền thống bác học. Có điều, tùy theo từng giai đoạn lịch sử, mà các nhà thơ nhìn nhận bốn mùa bằng những tâm trạng
khác nhau. Ở thế kỷ XV, thế kỷ phát triển của chế độ phong kiến, Nguyễn Trãi xem bốn mùa
thay đổi thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất, khơng việc gì mà bận lịng "Thấy nguyệt trịn thì kể
tháng / Nhìn hoa nở mới hay xuân. Tự thán. Bài 32." [49; 430]. Tương tự như Nguyễn Trãi, ở
thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một quan niệm thời gian vũ trụ tự nhiên "Chín
nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, sự suy tàn và thối nát của chế độ phong kiến, đã tác động đến những thay đổi về thời gian tâm trạng. Nguyễn Du ln nhìn thời gian bốn mùa
trong sự tàn phai của đời người "Lão lai bạch phát khả liên nhữ / Trụ cửu thanh sơn vị yếm
nhân. Thu dạ I." (Mái bạc già rồi thương tóc nhỉ / Núi xanh ở mãi mến người chăng. Đêm thu I.
Quách Tấn dịch) [111; 31]... Rõ ràng, mỗi nhà thơ đều có những biểu hiện khác nhau về thời
gian nghệ thuật. Nhưng tất cả đều giống nhau là thơng qua thời gian, qua vịng ln chuyển của
các mùa mà thể hiện những khao khát, những hạnh phúc và vui buồn của con người cá nhân.
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, thời gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến đã có nhiều thay đổi so với truyền thống: tâm trạng của con người hòa chung vào tâm trạng của đất nước. Điều này làm cho giá trị biểu cảm trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên to lớn hơn và gần gũi với đời sống con người hơn. Gắn liền với từng thời điểm, thời gian tâm trạng của Nguyễn Khuyến có khi là nỗi niềm ưu tư về đất nước:
- Sơn hà cử mục tối kham liên.
(Kỷ Sửu trùng dương)
(Trông vời non sông nghĩ rất đáng thương.)
(Tiết Trùng dương năm Kỷ Sửu (1889). Hồng Tạo dịch xi) [23; 321]
Trầm tư vãng sự nhật tăng bi.
(Xuân nhật hữu cảm II)
(Ngẫm nghĩ việc đã qua, càng ngày càng thêm buồn.)
(Cảm nghĩ ngày xuân II. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi) [23; 417
Có khi là nỗi niềm ray rứt trước sự bất lực của bản thân: - Trù trướng kim ngô phi cố ngô.
(Xuân nhật hữu cảm I)
(Ngao ngán cho ta ngày nay không như ta ngày trước.)
(Cảm nghĩ ngày xuân I. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi) [23; 416]
Khâu khê hữu bệnh tức vi ngu.
(Mộ xn tiểu thán)
(Vì mù nên khơng thấy lại được mặt trời nữa, Gị khe có người trái chứng ở thì cũng thành ngu.)
(Lời than lúc cuối xuân. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi) [23; 419]
Bên cạnh việc miêu tả thời gian tâm trạng bằng các thời điểm của bốn mùa, của các ngày
trong năm thì thời gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến cịn được nhìn nhận qua những
con số cụ thể, qua những địa điểm cụ thể. Đây là cách biểu hiện mới mang đầy tính sáng tạo
của nhà thơ so với truyền thống bác học. Trong văn học trung đại, khi nói đến khơng - thời gian
tha hương, luân lạc hay các biến cố trong cuộc đời, các nhà thơ thường dùng khái niệm "mười năm " để gợi lên bao nỗi niềm ly tán, sầu muộn chất chứa. "Luân lạc từ khi ra đất khách", Nguyễn Trãi đã "Can qua thập tải thân bằng thiểu. Họa Tân trai vận." (Mười năm can qua bà con bạn bè đều ít. Họa vần Tân trai. Đào Duy Anh dịch xi) [49, 276]. "Ở nhờ khắp chốn", mái tóc bạc Nguyễn Du đã có "Thập tải phong trần khứ quốc xa. u cư II." (Mười năm quê cũ xa
mờ. Ở nơi u tịch. Duy Phi dịch) [111; 20]... Qua một vài dẫn chứng trên, cho chúng ta thấy,
khái niệm "mười năm" gợi lên một khoảng thời gian dằng dặc, chứa đầy bao biến động của
cuộc đời. Khái niệm "mười năm" mặc dù gợi lên nhiều hình ảnh trong thơ, nhưng nhìn chung
vẫn cịn mang đầy tính ước lệ và chưa phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống. Tuy thế, khái
niệm này vẫn được lặp đi lặp lại nhiều trong thơ ca trung đại và thơ ca cận - hiện đại sau này.
Thời gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến ít xuất hiện khái niệm này, mà thường đem đến
cho người đọc những thông số thời gian rõ ràng, cụ thể "Vườn Bùi chốn cũ / Bốn mươi năm lự khụ lại về đây. Trở về vườn cũ." [23; 95]; "Nhất bái sư môn thập ngũ niên. Thập nguyệt, thập cửu nhật, vãng bái Vụ Bản Trần tiên sinh kỵ nhật." (Ngày trước một lần đến cửa lạy thầy, cách đây đã mười lăm năm. Ngày 19 tháng lo đến lễ giỗ Trần tiên sinh ở làng Vụ Bản. Hồng Tạo dịch xi) [23; 267]; "Bất đáo Kiếm hồ tam thập niên. Hoàn Kiếm hồ." (Đã ba mươi năm nay khơng đến hồ Hồn Kiếm. Lê Tư Thực và Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [372]... chứa đầy giá trị