Phản ánh cuộc sống, con người nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 35 - 40)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến

1.2.2. Phản ánh cuộc sống, con người nông thôn

Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp cùng với những ngày theo dân đánh giặc, khiến

các nhà nho trung nghĩa chuyển đề tài từ quan trường, ngâm vịnh sang "trung quân, ái quốc" mà đạo đức thế giới quan Nho giáo vẫn là trung tâm. Sự sụp đổ lý tưởng và nhạt màu ngơn chí trong thơ Nguyễn Khuyến mà chúng tôi lý giải ở phần trên, đã đưa nhà thơ về lại với chính

mình, về lại với đời thường của một người dân quê vùng chiêm trũng. Và ở đây, ngay giữa quê

hương mình, sống đồng cam cộng khổ với người dân, nỗ lực chiếm lĩnh hiện thực khách quan, con người thơ mới nhận ra được những phần đời thầm lặng, bình dị, mới gọi đúng nghĩa con người trong niềm vui nỗi buồn có thực, và trả về cho văn học cái dáng vẻ nguyên sơ đầy sức sống của đời thường vốn ít tồn tại trong thơ cổ.

Ở đây một vấn đề mới được nảy sinh trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi: nhân tố

nào tạo nên một Nguyễn Khuyến - nhà thơ của "quê hương làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu),

vấn đề đưa ra tưởng chừng như chứa đầy "yếu tố ngẫu nhiên", "yếu tố có sẩn" được lặp đi lặp lại trong các nhà nghiên cứu. Trong giáo trình "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết

thế kỷ XIX", nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc chỉ xem "Nhưng cái làm nên độc đáo của riêng nhà

thơ thì chủ yếu là những vần thơ Nguyễn Khuyến viết về nông thôn" [83; 748]. Nhà nghiên cứu

Nguyễn Văn Huyền trong "Nguyễn Khuyến tác phẩm" nhận xét "Hai mươi lăm năm cuộc đời

về lại Yên Đổ, dường như có một thứ ánh sáng kỳ diệu nào đó soi tỏa cho đơi mắt đã nhịa ấy

nhìn cảnh, nhìn người sao mà tinh tế, sâu xa, đầy khám phá, có sức rung động lịng người đến

thế" [52; 60]. Gần đây, trong tác phẩm "Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ" nhà nghiên cứu

Nguyễn Huệ Chi đã chú ý đến hiện tượng này, nhưng lại cho rằng "Đây là kết quả của một

cuộc xáo trộn lớn trong cuộc đời Yên Đổ... là sự vận động đột biến của chủ thể thẩm mỹ" [11; 21]. Rõ ràng, các ý kiến trên, ít nhiều đã chú ý đến sự "lựa chọn đề tài" của nhà thơ, nhưng chưa đi vào giải quyết vấn đề. Để tìm hướng giải quyết tương đối khách quan, chúng tôi tiến

hành khảo sát, thống kê phần thơ được sáng tác sau khi trở về Yên Đổ (222 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm) rồi so sánh trên hai trục lịch sử, thời đại. Kết quả cho thấy:

1. Cảm hứng về sơn hà xã tắc: 8 bài - Tỉ lệ 3,4%

2. Phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến: 11 bài - Tỉ lệ 4,8%

3. Sự mâu thuẫn giữa xuất - xử, quá khứ - hiện tại: 40 bài - Tỉ lệ 17,3%

4. Con người, cuộc sống nông thôn: 163 bài - Tỉ lệ 73,4%

Bằng phương pháp thống kê, chúng tơi có mơ hình hóa:

Nhà thơ

Xuất - xứ TƯ TƯỞNG

Con người cũ (Bi kịch giao thoa) Con người mới

(Chức năng, đạo lý) cũ - mới (Yếu tố đời thường) 3,4% 22,1% 73,4%

Nhìn vào mơ hình hóa chúng ta thấy sự xuất hiện con người mới của yếu tố đời thường là

kết quả hành trình tư tưởng nhọc nhằn của nhà thơ trong sự tìm kiếm, thể nghiệm, loại trừ và

lựa chọn hướng đi cho mình. Quá trình lựa chọn này đem đối chiếu trên trục lịch sử, thời đại,

thì đây là điều mới lạ trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Có như thế chúng ta mới thấy các phương thức biểu hiện trong thơ của ông quan "Hoàng Và " này.

Đem thơ đi từ cội nguồn về thế tục, gắn bó đời mình với làng quê, với cánh đồng chiêm trũng, con người thơ Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vào tâm hồn mình một nhịp sống mới, một giai điệu mới ấm áp tình người mà các nhà thơ trước ơng ít làm được và lấy đó làm phong cách sống của mình:

Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là! Chú Đáo bên làng lên với tớ,

Ơng Từ xóm chợ lại cùng ta.

(Lên lão) [23; 102]

Vượt lên trên những cảm hứng thẩm mỹ sáo mòn và quen thuộc là những rung động tâm

hồn nảy ra trong nỗi buồn, niềm vui có thực của những người dân quê, của những cảnh đời

bình dị. Đằng sau lẽ xuất - xử đầy khắc khoải là tấm lịng con trẻ "ình ịch đêm qua trống các làng / Ai ai mà chẳng rước xuân sang." (Khai bút) [23; 150]. Đằng sau nỗi buồn thế sự "Nước

non man mác về đâu tá / Bè bạn lơ thơ sót mấy người." (Cảm hứng) [23; 164] là tiếng cười

châm biếm, bao dung và đôn hậu của ông lão nhà quê "lắm chuyện": Mấy ổ lợn con rày lớn bé?

Vài gian nếp cái ngập nông sâu.

(Lụt hỏi thăm bạn) [23; 143]

Khơng đứng ở vị trí bên ngồi để quan sát, xóa đi khoảng cách "Kẻ làm quan nhất tự cách trùng", nhà thơ đã hiện diện trong cuộc sống ấy bằng trái tim chan hòa. Hàng loạt bài thơ "Nguyên đán ngẫu vịnh"; "Nhà nông than thở"; "Vịnh lụt"; "Nước lụt Hà Nam"; "Đến chơi nhà bác Đặng"; "Chợ Đồng"; "Lên lão"... đã hoán chuyển ngấm ngầm các mối quan hệ giữa chủ thể

và khách thể tạo ra cái nhìn nhân bản đầm ấm sâu sắc:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

Ngửa mặt ông kia chơi mới khỏe,

Suốt hôm một sáo thổi lưng trời.

(Đến chơi nhà bác Đặng) [23; 141]

Có thể thấy rõ sự gắn bó, gần gũi với cuộc sống nơng thơn đã làm cho nhà thơ thể hiện

tấm lịng và mơ tả thực tại đầy chân thực sâu sắc. Nhà thơ đến với người dân quê làng Vị Hạ

tọa". Người dân quê làng Vị Hạ đến với nhà thơ khơng phải bằng sự cung kính "Quan dân lễ cách" mà bằng tấm lịng chân thực trìu mến:

Trì tửu cách ly đối lân tẩu,

Hà phường trách trách thoại tang canh. (Bài muộn I)

(Cách dậu mời ơng hàng xóm chén,

Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ.)

(Giải buồn I. Nguyễn Văn Tú dịch) [23; 251]

Gắn liền với cuộc sống nông thôn, thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa luôn là đối tượng để nhà

thơ khai thác, bộc lộ tình cảm của mình. Ở đó, có hồn q phảng phất trong chiều cuối năm. Có trời đất giao hịa trong đêm trừ tịch. Có mùa xuân "Hơi sương mờ mịt bay tràn mặt đất", mùa hè oi ả đầy những "ngọn gió Tây". Có mùa thu tĩnh lặng, man mác và có những ngày đơng rét buốt dằng dặc... Nhưng khác với thơ ca trung đại, thiên nhiên, cảnh vật trong thơ Nguyễn

Khuyến ít mang sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, khắc khoải về sự hữu hạn của đời người, về

một chân trời cũ, mà luôn sôi động, gắn liền với cuộc đời đầy lo toan, cực nhọc của người dân:

Gia nhân sái cốc tranh đào vũ,

Phụ nữ đăng tàm nghĩ hộ phong.

(Hạ nhật vãn điếu)(*)

(Người nhà phơi lúa tranh nhau chạy mưa, Đàn bà ni tằm tìm cách chắn gió.)

(Ngắm chiều hè. Nguyễn Văn Huyền dịch xi) [52; 457]

Nếu lịng yếu thiên nhiên và tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn, thì kích thước

ấy ở Nguyễn Khuyến mở rộng đến vơ cùng. Khơng chỉ có con người, cảnh sắc thiên nhiên với "đặc điểm nhiệt đới và phương Nam của nó" (Xuân Diệu), mà cả những con vật ở nông thôn,

vốn gần gũi, quen thuộc trong văn học dân gian như con muỗi, con nhặng, con cá, con cò, con

*: Nguyễn Khuyến tác phẩm

trâu già, con chó nhỏ... cũng "nhảy, múa, đi, đứng" sinh động, góp phần tạo nên hồn quê, hồn thơ dân tộc trong thơ Nguyễn Khuyến.

Trước Nguyễn Khuyến, thơ ca trung đại đã "khai thác" nhiều cuộc sống nông thôn và đời

sống người dân quê, nhưng hầu hết đều được nhìn nhận và phản ánh qua tiêu chí đạo đức -

chính trị. Những hình ảnh trong thơ (con trâu, mái nhà tranh, kẻ hái rau tần...) bao giờ cũng

mang tính chất ước lệ, tượng trưng và ít sinh động. Phải đến Nguyễn Khuyến "văn học mới

thực sự bước xuống đồng ruộng, đến với người dân nơi thôn dã và từ cuộc sống lam lũ mà cũng

không kém phần thơ mộng của làng cảnh Việt Nam, thơ ca mới được kết tinh trở nên chân

thực, chi tiết, sinh động đến mức như vậy" (Vũ Thanh) [134; 18]. Từ chối ước lệ, quan điểm

thẩm mỹ truyền thống, thơ Nguyễn Khuyến đi vào cuộc sống, con người nơng thơn khơng phải

bằng tiêu chí đạo đức, mà bằng những cảm xúc chân thành. Những cảm xúc chân thành của

một hàn sĩ sinh ra và Iđn lên ở nông thôn, những cảm xúc của một con người hầu như gắn bó

cả đời với làng quê nghèo "chiêm khê, mùa thối". Khơng cịn văn hoa sang trọng, mà chỉ cịn

cuộc sống đời thường góc cạnh, chua xót - nhưng đó là cuộc sống đích thực, cuộc sống dân dã

của một dân tộc "đói nghèo trong rơm rạ" (Chế Lan Viên). Có thể nói, hầu hết mọi cảnh đời ở nông thôn đều được phản ánh đầy đủ, chính xác và tinh tế trong thơ Nguyễn Khuyến. Đó là

cảnh làm ăn thất bát, cảnh vỡ đê, lụt lội. Đó là cảnh ngày mùa rộn rã, cảnh làng vào hội. Đó

cịn là lời than nợ, là dư âm buồn bã của phiên chợ Đồng, phiên chợ cuối cùng của một năm

làm ăn không khá giả:

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

(Chợ Đồng) [23; 117]

Khám phá, tái tạo một cuộc sống nơng thơn với những quang cảnh sinh hoạt bình thường

bằng những cảm xúc và rung động chân thành, là một thành công lớn của Nguyễn Khuyến so

với thơ ca trung đại. Thành công ấy là cả q trình được hình thành trong khơng khí văn

chương bác học, quý phái chốn quan trường, được trải nghiệm qua những năm tháng vào Nam ra Bắc, được hịa mình "chân lấm tay bùn" với người dân quê, nhưng trên hết nó được bắt

học bác học. Đó là quan niệm thẩm mỹ của văn học dân gian, của môi trường truyền bá và diễn xướng.

Như vậy, cùng với quá trình chuyển biến tư tưởng nghệ thuật, việc miêu tả cuộc sống

hàng ngày của người dân quê là một dấu hiệu quan trọng ương nguyên tắc nhìn nhận và phản

ánh thực tại của thơ Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)