Thời gian sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 102 - 109)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

2.3. Thời gian nghệ thuật

2.3.2. Thời gian sự kiện

Nếu như tương ứng với không gian tâm trạng là thời gian tâm trạng, thì tương ứng với

khơng gian sinh hoạt là thời gian sự kiện. Khái niệm sự kiện chúng tôi dùng ở đây không hẳn là

"Sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra" theo "Từ điển tiếng Việt" (110; 846), mà chỉ

nhằm thông báo những sự việc diễn ra hàng ngày trong cuộc sống thường nhật của nhà thơ.

Chính thời gian sự kiện góp phần làm nên một Nguyễn Khuyến "nhà thơ của dân tình làng

cảnh", nhà thơ của đời sống hiện thực; và trên một ý nghĩa nhất định nào đấy, vượt quá Nguyễn

Du, làm một "Đỗ Phủ" ở Việt Nam trong văn học trung đại. Để thấy được những ảnh hưởng

của truyền thống bác học và truyền thống bình dân, chúng tơi phân chia thời gian sự kiện trong

Bảng 7:

Danh mục Tổng số bài thơ Trước khi về Yên Đỗ Sau khi về Yên Đỗ

Thơ chữ

Hán 166

Tổng số bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

Tổng số

bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%) 27 0 0 139 26 18,71 Thơ chữ Nôm 94 Tổng số bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

Tổng số

bài thơ bài Số

Tỉ lệ (%)

9 2 22,22 85 17 20

Qua thống kê, nghiên cứu, chúng tôi thấy, khác với thời gian tâm trạng, thời gian sự kiện

hầu như không xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến trước khi về Yên Đổ. Do những quan niệm

gắn liền với thời gian vũ trụ, nên thời gian nghệ thuật trong truyền thống bác học ít phản ánh

những sự việc diễn ra hàng ngày trong cuộc sống người dân. Vì thế, thời gian sự kiện vắng mặt

trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu.

Sau khi trở về Yên Đổ làm một "lão nông tri điền", tiếp xúc hàng ngày với mơi trường văn hóa nơng thơn, tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ có nhiều thay đổi, hình thành nên thời gian

sự kiện tương đối mới lạ so với văn học truyền thống. Lấy cuộc sống người dân làm điểm nhìn

để chiếm lĩnh hiện thực khách quan, thời gian sự kiện trong thơ Nguyễn Khuyến chủ yếu là thời gian hiện tại có tính chất cụ thể, trực cảm:

- Thị phụ thừa bàn cung thục lệ, Điền ông phát cẩu mại tiên ngư.

(Hạ nhật)

(Bà hàng bưng mâm đem biếu vải chín, Lão thợ cày dốc đó bán cho ta cá tươi.)

(Ngày hè. Đặng Đức Tô dịch xuôi) [23; 327] Do ảnh hưởng thời gian nghệ thuật trong ca dao "không phải là quá khứ xa xôi, mà là thời

gian sát gần với hiện tại" (Nguyễn Xuân Kính), nên thời gian sự kiện trong thơ Nguyễn

ra trong cuộc sống của người dân. Vì thế thời gian sự kiện bao giờ cũng chứa đựng một lượng thơng tin chính xác mang ý nghĩa khái quát cao:

Hạn thậm đông tiền cốc bất thu,

Thê phong kim hạ lãnh như thu.

(Hung niên IV)

(Vụ đơng trước vì đại hạn nên mùa đã mất,

Vụ hạ này lại gió rét, lạnh như mùa thu.)

(Năm mất mùa IV. Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 340]

Trong ca dao, thời gian sự kiện trở thành công thức ước lệ với những trạng ngữ chỉ thời

gian như "Chiều chiều"; "Ngày ngày"; "Hôm nay"; "Đêm qua"... với những nhân vật phiếm chỉ chưa được cá thể hóa:

Đêm qua chớp bể mưa nguồn,

Hỏi người tri kỷ có buồn hay khơng. [109; 221]

Để phù hợp với môi trường truyền bá, diễn xướng, nên thời gian cá thể của cái tôi tác giả, kể cả thời gian xã hội đều bị mờ nhạt "Thời gian cá nhân riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhồ" [72; 171].

Trái lại, nhằm thơng báo nội dung, phản ánh sự việc, thời gian sự kiện trong thơ Nguyễn

Khuyến thường cụ thể bằng những cụm từ "Năm nay": "Năm nay cày cấy vẫn chân thua. Chốn quê." [23; 137]; "Đêm khuya": "Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy. Nghe hát đêm khuya." [23; 99]; "Đêm qua": "ình ịch đêm qua trống các làng. Khai bút." [23; 150]; "Hôm qua, chiều nay": "Tạc triêu khốc thử do sầu nhiệt / Kim tịch thê phong hưu pha hàn. Hạ nhật hàn vũ"

(Hôm qua nắng dữ, cịn bực vì nóng / Chiều nay gió lạnh, lại sợ rét rồi. Mưa lạnh ngày hè.

Hồng Mậu Lâm dịch xi) [23; 399]... Chính những cụm từ chỉ thời gian này, làm cho sự

việc, hình ảnh trong thơ khơng cịn mang tính chất khái quát, chung chung, đầy ước lệ, mà đã

đem đến cho người đọc những chi tiết cụ thể của đời sống hiện thực.

Cùng với không gian sinh hoạt, thời gian sự kiện ương thơ Nguyễn Khuyến đã phản ánh

giao thời của lịch sử. Đằng sau vẻ êm đềm, thanh tĩnh của làng quê; đằng sau những âm thanh

rộn rã của lễ hội, của ngày mùa, vẫn là cảnh đìu hiu, vắng lặng của những người dân lao động.

Cuộc sống của họ đầy những nỗi lo: lo trời mưa dầm, nước sông lên sớm gây ra lũ lụt; lo lúa

trổ địng sợ gặp trái gió, khi đâm bơng lại sợ bị nắng khô; lo hạn hán kéo dài, cỏ khô ao đầm

cũng cạn; lo "Gạo năm ba bát cơ còn kém"; lo tiền th bị, lo trả cơng cho đứa ở; lo các loại SƯU thuế của nhà nước và lo thêm một thứ thuế mới của xã hội thực dân nửa phong kiến: thuế quan Tây "Phần thuế quan Tây, phần trả nợ. Chốn quê." [23; 137]... Với thời gian sự kiện, người nông dân xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến không nhằm tái tạo vẻ đẹp êm đềm trong ca dao, không nhằm đánh thức tư tưởng chính trị Nho giáo "Trì dĩ phụng qn vương" (Nguyễn

Du) vốn quen thuộc ương tư duy của các nhà thơ, mà chỉ nhằm phản ánh thực tại và hơn thế

khái quát được xã hội Việt Nam trong buổi giao thời: ngột ngạt và khắc khoải: Thế loạn, nhân cùng, tuế hựu ky (cơ).

Tức tức dạ trùng như tự tố,

Ngao ngao tiêu nhạn dục hà chi.

(Hung niên II)

(Đời loạn, người cùng, năm lại mất mùa.

Ban đêm dế kêu rầu rĩ, như nói lên những sự ấm ức,

Tiếng nhạn kêu sương nháo nhác muốn bay đi ngả nào.)

(Năm mất mùa II. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi) [23; 338]

Cùng với thời gian sự kiện, hình ảnh, tuổi già của nhà thơ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần

trong thơ, như chứng minh cho tấm lòng bận bịu "chảy cả đêm ngày" trong nhịp điệu đời thường của nhà thơ. Trong truyền thống bác học, hình ảnh tuổi già, hình ảnh mái tóc bạc thường xuyên xuất hiện trong các nhà thơ. Thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người trước cái trường tồn, vĩnh cửu của thời gian luôn là nỗi ám ảnh đối với các nhà thơ. Nằm trong

dòng chảy của truyền thống bác học, thơ Nguyễn Khuyến cũng không tránh khỏi những cảm

xúc trước thực tế tuổi tác, nhiửig đan xen vào đấy là thái độ điềm nhiên, gắn liền tuổi tác của

mình với những đổi thay của đất nước. Sự xuất hiện tương quan thời gian sự kiện với tuổi già

thơ được sáng tác sau khi về Yên Đổ, thì có đến 12 lần nhà thơ nhắc đến tuổi của mình theo trình tự "Mỗi năm một tuổi" kể từ độ "Năm mươi ông cũng lão đây mà" một cách cụ thể:

50: "Ngũ thập hưu ông, bán mẫu đường." (Tuy hậu)

(Ông lão về hưu năm mươi tuổi với cái ao nửa mẫu. Sau khi say. Đỗ Ngọc Toại dịch

xuôi) [23; 249]

53: "Bất giác niên đăng ngũ thập tam." (Xuân nhật thị chư nhi II)

(Không ngờ đã đến năm mươi ba tuổi. Ngày xuân dạy các con II. Vũ Mộng Hùng dịch

xuôi) [23; 263]

54: "Khả liên ngũ thập tứ niên ông." (Tự thán)

(Đáng thương ông già năm mươi tư tuổi. Tự than. Nguyễn Văn Tú dịch xuôi) [23; 276] 55: "Toại thành ngũ thập ngũ niên ông." (Trừ tịch)

(Thế là thành ông lão năm mươi nhăm tuổi. Đêm ba mươi tết. Đỗ Ngọc Toại dịch xuôi)

[23; 298]

60: "Ta chung tuổi, mới một trăm hai." (Gửi bác Châu cầu) [23; 142] Trên 60: "Lục thập dư niên nhất trượng phu." (Bệnh trung)

(Một đấng trượng phu ngoài sáu mươi tuổi. Trong lúc ốm. Nguyễn Văn Tú dịch xuôi)

[23; 376]

74: "Năm nay tớ đã bảy mươi tư." (Đại lão) [23; 166]

Sự thống kê tỉ mỉ này, cho thấy tuổi già trong con mắt nhà thơ luôn là hiện tượng tất yếu

của tự nhiên "Một năm một tuổi trời cho tớ. Khai bút" [23; 102]. Vì thế, nỗi niềm bi quan yếm

thế ít xuất hiện trong thơ, mà ngược lại là tấm lòng tin yêu cuộc sống. Hai mươi lăm năm trước

"lên lão" ở tuổi "tri thiên mệnh" có "Anh em làng xóm xin mời cả" thì giờ đây với "Đại lão" (ý

nói già lắm) cuộc sống đời thường vẫn có "Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu / Khi buồn

ngâm láo một câu thơ." [23; 166].

Tóm lại, từ những ảnh hưởng, vay mượn của văn học dân gian mà thời gian sự kiện trong

thời gian sự kiện, nhà thơ đã đem lại cho văn học Việt Nam những hình ảnh, chi tiết chân thật

và cụ thể về cuộc sống người dân quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

Như vậy, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến được chúng tôi nghiên cứu, khai

thác bằng hai nội dung: thời gian tâm trạng và thời gian sự kiện. Nếu như thời gian tâm trạng

thể hiện đầy đủ những cảm xúc của con người ưu tư trước thời cuộc, thì thời gian sự kiện lại

gắn liền với những vui buồn của cuộc sống người dân. Tuy truyền thống bác học vẫn chi phối

tư duy nghệ thuật, nhưng nhà thơ vẫn biết sáng tạo, vẫn biết vay mượn những thành tựu nghệ

thuật của truyền thống bình dân để góp phần làm mới cho diện mạo văn học Việt Nam giai

đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX bằng thơ ca của mình.

Tiểu kết chương 2

Thành cơng của thơ văn Nguyễn Khuyến trên các bình diện quan niệm nghệ thuật về con

người, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, cho thấy thơ văn của ơng vừa có sự kết

hợp, vừa có sự chuyển biến từ những ảnh hưởng của truyền thống bác học đến truyền thống

bình dân.

Ở bình diện quan niệm nghệ thuật về con người, thơ Nguyễn Khuyến thể hiện qua ba nội dung: con người ưu tư, con người tự trào và con người của cuộc sống nông thôn. Con người ưu tư là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt cuộc đời sáng tác của nhà thơ. Những nội dung của học thuyết Nho giáo được "chưng cất" qua các hình thức biểu hiện của con người ưu tư trong truyền thống vẫn tiếp tục đóng vai trị chủ đạo chi phối con người ưu tư trong thơ Nguyễn

Khuyến giai đoạn này. Có điều, nỗi niềm ưu tư ở đây đã bắt đầu mang tính thời đại, gắn liền

với nỗi niềm của đất nước, của nhân dân. Con người tự trào và con người của cuộc sống nông

thôn là những sáng tạo, thành công mới của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ đã biết tiếp thu những

tinh hoa của truyền thống bình dân, biết vay mượn tiếng cười tự trào trong ca dao, phương thức

ứng xử trong tục ngữ, đem lại cho thơ ca những nội dung mới đầy giá trị hiện thực.

Ở không gian nghệ thuật, thơ Nguyễn Khuyến thể hiện qua hai nội dung: không gian tâm

trạng và không gian sinh hoạt. Không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến là sự tiếp nối

những thành tựu về không gian nghệ thuật của truyền thống bác học. Nhưng trong quá trình

sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ đã góp thêm cho văn học những điểm nhìn mới về khơng gian tâm

hoạt trong thơ Nguyễn Khuyến có sự chuyển đổi dần từ những ảnh hưởng của truyền thống bác

học đến việc tiếp thu, vay mượn những chủ đề, hình ảnh, ngơn ngữ của ca dao, tục ngữ, làm

nên một không gian nghệ thuật mới gần gũi với thực tế đời sống.

Tương tự như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến được thể hiện qua thời gian tâm trạng và thời gian sự kiện. Thời gian tâm trạng trong thơ

Nguyễn Khuyến là thời gian của con người ưu tư được Nguyễn Khuyến làm mới bằng nhiều

hình thức khác nhau. Với thời gian sự kiện, Nguyễn Khuyến không đi sâu vào khai thác tâm

trạng con người, mà thâm nhập vào cuộc sống cơ cực của người dân bằng những lượng thông

tin cụ thể, sinh động và đa dạng. Dấu ấn của thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng trong ca

dao được "tái hiện" một cách sáng tạo trong thơ Nguyễn Khuyến bằng năm, tháng, ngày, thậm

chí bằng buổi đã làm cho thơ Nguyễn Khuyến bớt dần tính ước lệ, tượng trưng, để miêu tả cuộc

sống một cách đầy đủ và chân thật như nó vốn có.

Tóm lại, từ những ảnh hưởng của truyền thống bác học và truyền thống bình dân, Nguyễn

Khuyến đã biết vượt lên những thành tựu của các nhà thơ đi trước, để làm một "nhà thơ chân

quê" (Hoài Thanh) trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Thành

cơng của nhà thơ đã góp phần đưa nền văn học Việt Nam dễ dàng chuyển sang cận đại đầu thế

kỷ XX.

Chương 3: TRUYỀN THỐNG BÁC HỌC VÀ TRUYỀN THONG BÌNH DÂN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN XÉT TỪ NGÔN NGỮ VÀ

THỂ LOẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống bác học và truyền thống bình dân trong thơ nguyễn khuyến (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)