Bảng so sánh chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo chương trình đào tạo bằng kép tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 48)

* So sánh chương trình đào tạo (CTĐT), đối chiếu giữa ngành Ngôn ngữ Anh và ngành Triết học. (Ngành Triết học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

34 Tín chỉ (chung ở cả 2 ngành) bao gồm: các mơn học khối ngành lí luận chính trị, cơ sở văn hóa,...

102 Tín chỉ (Khung CTĐT

ngành thứ nhất ) Bằng cử nhần ngành

Triết học (4 năm) 5 tín chỉ ngành 1(khóa luận

hoặc thi tương đương)

91 tín chỉ (CTĐT Bằng kép) Bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (2~3 năm)

09 tín chỉ tương đương chuyển điểm tính trung bình chung tích lũy

* So sánh khung CTĐT và đối chiếu ngành Ngôn Ngữ Anh và ngành Kinh Tế Đối Ngoại, Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

30 Tín chỉ (chung ở cả 2 ngành) bao gồm: các mơn học khối ngành lí luận chính trị, cơ sở văn hóa,... 102 Tín chỉ ( kiến thức riêng bằng 1) Bằng cử nhân ngành KTĐN, QTKD, TCNH (4 năm) 5 tín chỉ ngành 1 (khóa luận

hoặc thi tương đương)

Bằng cử nhân ngành Ngôn Ngữ Anh (2~3 năm)

82 tín chỉ (CTĐT Bằng kép) 22 tín chỉ tương đương chuyển điểm tính trung bình chung tích lũy

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường Đại học Ngoại Ngữ đặt ra hình thức đào tạo và yêu cầu đối với sinh viên đang học tập tạo các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội được đăng ký học bằng kép nếu có đủ các điều kiện sau :

- Đang học từ học kỳ thứ ba đến học kỳ thứ bảy chương trình đào tạo thứ nhất của chương trình đào tạo bằng kép.

- Điểm trung bình chung học kỳ tính đến thời điểm đăng ký học bằng kép đạt từ 2,50 trở lên.

- Sinh viên có đơn xin học bằng kép và tự nguyện đóng kinh phí đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.

- Được Thủ trưởng đơn vị đào tạo quản lý sinh viên đồng ý.

- Sinh viên đang học tại một trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội được đăng ký học bằng kép ở Đại học Quốc gia Hà Nội nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điều 32 (trừ mục b) của Quy chế đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) và có thêm các điều kiện sau.

- Kết quả thi tuyển sinh đại học chính quy phải đạt điểm trúng tuyển cùng khối thi, cùng năm tuyển sinh với các ngành học xin đăng ký học.

- Điểm trung bình chung học kỳ tính đến thời điểm đăng ký học bằng kép đạt từ 2,5 trở lên.

- Căn cứ chỉ tiêu đào tạo bằng kép đã được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giao hàng năm, Thủ trưởng đơn vị đào tạo tổ chức thi tuyển sinh theo quy định tại mục c, khoản 1, Điều 18 của quy chế này và ký quyết định công nhận trúng tuyển cho SV được học bằng kép.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ nhất.

- Kể từ năm học 2011 – 2012 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên mới trúng tuyển theo học chương trình đào tạo bằng kép tại Đại học ngoại ngữ nhà trường đã mở những mơn học tăng cường nghe nói Tiếng Anh (khơng thu học phí) song song các lớp môn học mà sinh viên đăng kí học theo khung chương trình đào tạo của mình để nâng cao trình độ tiếp thu ngoại ngữ cho sinh viên mới đến từ các trường, các khoa khác nhau trong Đại học Quốc gia đảm bảo chất lượng về năng lực tiếng đồng đều khi sinh viên học tiếp các môn học sau.

2.1.2.2. Quy chế, quy định đối với chương trình đào tạo bằng kép

Sau năm học thứ nhất trở đi, sinh viên các ngành học sau đây, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được đăng kí học một chương trình đào tạo thứ hai để lấy bằng đại học chính quy.

- Sinh viên học tại Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm: Sinh viên các ngành Tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả Rập của trường được đăng ký học thêm chương trình đào tạo lấy bằng thứ hai ngành Ngơn ngữ Anh; Sinh viên các ngành Tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Ả rập được đăng ký học thêm chương trình đào tạo lấy bằng thứ hai ngành Ngơn ngữ Trung Quốc.

- Sinh viên học tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Ngành Kinh tế Quốc tế, Ngành Tài chính - Ngân hàng.

- Sinh viên học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngành Báo chí, Ngành Khoa học quản lý, Ngành Quốc tế học, lịch sử, Nhân học, Việt Nam học, ….

- Sinh viên học tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Ngành Luật học.

Theo điều 32, trong quy chế đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) sinh viên đăng kí học tập chương trình đào tạo nếu có đủ các điều kiện và chấp hành quy chế theo chương trình đào tạo bằng kép của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.1.2.3. Các quyết định, văn bản hợp tác về chương trình đào tạo bằng kép

Nhằm phát huy thế mạnh của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trong cả nước, từ năm học 2008 – 2009, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu triển khai đào tạo bằng kép thí điểm tại hai đơn vị là Trường Đại học Ngoại Ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Đến nay đã có thêm 4 đơn vị trong Đại học Quốc gia tổ chức đào tạo bằng kép, đó là: Trường ĐH Cơng nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Luật.

- Quyết định hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội được kí kết ngày 29 tháng 8 năm 2008 với nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện các

chương trình đào tạo bằng kép, ngành kép giữa hai trường; tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy và tổ chức kỳ thi tiếng Anh cho sinh viên; thực hiện các chương trình/dự án khác mà hai bên cùng quan tâm.

- Sau khi hợp tác, trường thành lập hội đồng xét tuyển đối với sinh viên có nguyện vọng theo học chương trình đào tạo bằng kép. Theo Quyết định số 1125, ngày 21/11/2008, căn cứ kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế đăng ký xét tuyển, thành lập Hội đồng xét tuyển chương trình đào tạo bằng kép Tiếng Anh liên kết với Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Theo Quyết định số 1126, ngày 21/11/2008 công nhận công nhận 74 sinh viên trúng tuyển ngành Tiếng Anh Phiên dịch. Sau khi trường Đại học Ngoại Ngữ liên kết đào tạo bằng kép thí điểm với Đại học Kinh tế vào năm 2008, đến năm 2009 trường mở rộng liên kết đào tạo bằng kép với trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Cùng thời gian đó trong tồn Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm 4 đơn vị tổ chức đào tạo bằng kép, đó là trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Luật.

Số lượng sinh viên đăng kí theo học chương trình đào tạo bằng kép ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2012, theo Quyết định số 1299, ngày 27/9/2012, trường quyết định công nhận 360 sinh viên nhập học ngành tiếng Anh chương trình liên kết đào tạo bằng kép ngành Tiếng Anh khóa QH.2012.F.10.E, trong đó 30 sinh viên Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 45 sinh viên khoa Luật - ĐH Quốc Gia Hà Nội, 213 sinh viên Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 72 sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm trung bình chung tích lũy ngành học thứ nhất 2.10 trở lên và điểm thi tiếng anh A1( KET) đạt từ 5.0 điểm trở lên.

- Theo Quyết định số 309, ngày 13/3/2009 thành lập Hội đồng thi hết học kì I nhằm đảm bảo chất lượng thi nâng cao, kết quả minh bạch, hội đồng thi có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định toàn bộ cơng việc có liên quan đến cơng tác thi, kiểm tra theo đúng quy định trong quy chế đào tạo đại học.

2.1.2.4. Thực trạng hoạt động dạy học (DH) bằng kép tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.

Để xác định thực trạng hoạt động DH bằng kép ở trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 25 CBQL, 50 giảng viên (GV) và 100 sinh viên khoá QH.2011. Dựa vào kết quả khảo sát chúng tơi có thể nhận xét từng vấn đề như sau:

- Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên:

Ngày nay, quan niệm GV là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất đối với người học khơng cịn đúng nữa, song nhiệm vụ quan trọng của họ vẫn là cung cấp kiến thức một cách chính xác, có hệ thống, đồng thời giúp người học biết cách tự học, biết cách nghiên cứu khoa học (NCKH), đúc kết kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Một đội ngũ GV giảng dạy đại học tốt khơng chỉ là đội ngũ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả.

Để đáp ứng những u cầu trên về trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngồi việc các có trình độ cao các GV cần được bồi dưỡng thêm các lớp nghiệp vụ sư phạm, tích luỹ thêm kinh nghiệm và giàu lịng nhiệt tình. Đặc biệt đối với những GV trẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm chưa đồng đều, một số chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 2.2. Mức đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV

Nội dung đánh giá

Tốt (%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) GV SV GV SV GV SV GV SV 1. Trình độ chun mơn 66 58 34 38 0 4 0 0 2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm 62 58 38 38 0 4 0 0 3. Vận dụng các phương pháp DH hiện đại 3 5 35 30 42 48 20 17 4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin 25 28 30 32 25 15 20 15 5. Mức độ đáp ứng của đại đa số các GV

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy: Khi được hỏi về trình độ chuyên mơn và nghiệp vụ sư phạm của GV, nhìn chung các ý kiến nhận xét của GV và SV khá tương đồng và tập trung vào mức Khá trở lên.

Ngồi ra kết quả khảo sát cịn cho thấy phần lớn các ý kiến của GV và SV đều tập trung vào mức TB, Khá về vận dụng phương pháp DH hiện đại của GV.

Khi được hỏi về mức độ đáp ứng của đại đa số các GV tham gia giảng dạy thì hầu hết các ý kiến của GV và SV tập trung ở mức Khá và Tốt. Có tới 80% GV và 75% SV thống nhất đánh giá mức Khá trở lên.

Tuy các ý kiến đánh giá chưa thống nhất, nhưng có thể đi đến một kết luận chung là trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ GV tham gia giảng dạy của trường hiện nay chưa đồng đều và chưa dành được sự đánh giá cao từ phía người học cũng như từ chính các GV.

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và sư phạm của GV đã được ban lãnh đạo nhà trường bàn luận trong các hội nghị và có kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp DH, nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng CNTT vào DH,... cho GV, đặc biệt là các GV trẻ.

Về nghiệp vụ sư phạm (bao gồm cả phương pháp DH, tâm lý sư phạm,...) hàng năm trường đã tổ chức các lớp Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2 cho các GV.

Về chuyên môn, hàng năm trường tổ chức việc dự giờ cấp Khoa, Trường. Đây là cơ hội tốt để GV của trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm DH. Ngồi ra, trường cịn tạo điều kiện tổ chức cho GV tham gia các lớp Ngoại ngữ. Một số khoa tổ chức lớp Tin học sử dụng phần mềm MS PowerPoint cho việc thiết kế bài giảng, kỹ năng chấm thi trắc nghiệm trên máy tính,...

Có thể khẳng định rằng hiện nay vẫn còn một số bộ phận GV giảng dạy ở các Khoa chưa được trang bị tốt về nghiệp vụ sư phạm như: kỹ năng chuẩn bị bài, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng sử dụng câu hỏi vấn đáp tư duy, mở rộng hình thức làm việc theo nhóm hiệu quả, kỹ năng thiết kế các hoạt động giảng dạy.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chương trình đào tạo bằng kép ở trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp đổi mới QLGD trong đó có quản lý HĐDH là vô cùng quan trọng. Trong nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, chúng tôi đã tập trung vào khảo sát những vấn đề cơ bản sau:

2.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 2.2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV

Theo thực trạng phân công quản lý hiện nay của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, các Khoa là đơn vị trực tiếp quản lý toàn bộ đội ngũ GV, phải chịu trách nhiệm trước SV, nhà trường và xã hội về chất lượng đào tạo.

Việc lập kế hoạch công tác của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho tồn bộ q trình hoạt động giảng dạy của GV và cũng là cơ sở cho việc quản lý GV. Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học để XD kế hoạch đào tạo, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chỉ đạo hoạt động cho các phịng, khoa, tổ bộ mơn, định hướng kế hoạch công tác cho các GV đồng thời có cơ sở để GV xây dựng kế hoạch cá nhân.

Kết quả khảo sát bảng 2.3 về quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV cho thấy để tạo thuận lợi cho các GV, nhà trường đã chú trọng việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học quy định cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt. Hai nội dung này đều được đánh giá là thực hiện tốt. Đa số các GV không XD những quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân, còn biện pháp tổ chức kiểm tra việc XD kế hoạch cá nhân của GV thường được giao cho các Khoa và tổ bộ môn, thực tế chưa đạt hiệu quả trong quản lý. Các CBQL không thường xuyên thanh tra việc lập kế hoạch giảng dạy của GV. Qua kết quả điều tra cho thấy 30% GV và CBQL đều thống nhất loại Yếu về việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để

đánh giá xếp loại.

Bảng 2.3: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của GV

TT Nội dung Tốt Khá T.B Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1

Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết hội đồng chuyên môn 59 60 19 20 17 15 5 5 2 XD những quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân 56 58 20 21 18 16 6 5

3 Tổ chức kiểm tra việc XD kế hoạch cá nhân XD kế hoạch cá nhân

0 0 11 12 57 58 32 30

4 Thanh tra việc lập kế hoạch giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo chương trình đào tạo bằng kép tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 48)