Thanh tra việc lập kế hoạch giảng dạy 1 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo chương trình đào tạo bằng kép tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 56)

Bảng 3.2 : Khảo sát ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp

4 Thanh tra việc lập kế hoạch giảng dạy 1 2

hoạch giảng dạy

0 0 13 14 53 51 34 35

5

Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại

28 26 26 24 18 20 28 30

2.2.1.2. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Trong quản lý chuyên môn, việc quản lý công tác chuẩn bị giờ giảng và soạn giáo án của GV có vai trị rất quan trọng, trường đã có quy định bắt buộc về việc thực hiện nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của GV. Trong thực tiễn giảng dạy của nhà trường cho thấy GV nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của GV đó được đồng nghiệp và SV đánh giá có chất lượng tốt.

Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy việc quản lý soạn bài lên lớp còn mang nặng tính hành chính, đơi khi mang tính hình thức. Nhà trường đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy, tuy nhiên việc thực hiện của GV chưa được tốt, phần lớn các ý kiến của CBQL (55%) và GV (44%) đều tập trung ở mức TB. Do đặc thù của nhà trường là đào tạo đa ngành, đa hệ nên những quy định cụ thể về hình thức của giáo án còn chung chung. Nhà trường có biện pháp giám sát việc lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ giáo án của GV, song biện pháp này cũng không thực hiện được nhiều và gặp phải khó khăn về thời gian và hình thức kiểm tra.

Có thể nói hạn chế lớn nhất của quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp đó là tổ chức bồi dưỡng năng lực, phương pháp soạn bài cho GV. Đa số ý kiến của các CBQL và GV tập trung ở mức TB và Yếu, có tới 59% ý kiến đánh giá của CBQL và 47% của GV đánh giá ở mức Yếu. Đa số GV của trường được đào tạo từ các trường khoa học cơ bản, vì vậy năng lực về nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, mặc dù đã qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Do vậy, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng định kỳ cách thức soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho GV, nhất là đối với những GV trẻ, không thuộc chuyên ngành sư phạm. Mặt khác, trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cấp thiết, vì vậy khi khơng thực hiện tốt biện pháp bồi dưỡng năng lực chuẩn bị bài giảng cho các GV sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động DH. Việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá, xếp loại GV cũng thực hiện chưa được tốt.

2.2.1.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là cơng cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để GV xây dựng kế hoạch cơng tác và kế hoạch lên lớp. Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV là rất cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các GV trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này, nhà trường, các phòng, khoa đã đề ra nhiều biện pháp quản lý.

Nhà trường đã ban hành những quy định cụ thể về chương trình đối với từng ngành cụ thể. Trong biện pháp tổ chức chi tiết hoá kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy và đào tạo, trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện chi tiết hố chương trình đào tạo, nhất là với chương trình mới được nghiệm thu và ban hành. Song biện pháp này chưa được thực hiện triệt để (có GV đánh giá chưa tốt), nhiều học phần vẫn chưa có được chương trình chi tiết thống nhất, vì vậy, khi tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình gặp khó khăn.

Để giám sát việc thực hiện chương trình của các GV, nhà trường đã thực hiện các biện pháp: kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của bộ môn và GV, giám sát việc thực hiện chương trình thơng qua phiếu báo giảng hàng ngày, và tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy. Thơng qua các biện pháp này về cơ bản Khoa đã giám sát tương đối tốt việc thực hiện chương trình của GV.

Kết quả điều tra trong bảng 2.4 cho thấy nhìn chung các ý kiến khá tương đồng trong đánh giá. Khi được hỏi về việc thường xuyên theo dõi thực hiện chương trình qua báo cáo của GV các ý kiến tập trung chủ yếu ở mức TB và Yếu (có tới 66% CBQL và 59% GV đánh giá ở mức yếu), chủ yếu dựa vào sự tự giác của các GV và các tổ bộ môn. Điều đó chứng tỏ các lãnh đạo phịng, khoa và nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GV.

Bảng 2.4: Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1

Chỉ đạo bộ môn tổ chức chi tiết hoá kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy

8 17 35 51 45 22 12 10

2

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua báo cáo của GV.

0 0 12 15 22 26 66 59

3

Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy qua phiếu báo giảng

30 31 53 49 9 16 8 4

4 Kiểm tra kế hoạch và tiến độ

giảng dạy bộ môn 3 4 12 11 26 38 59 47

5 Thanh tra thực hiện chương

trình giảng dạy môn học. 30 29 45 49 22 19 2 3

6 Quản lý nề nếp lên lớp của

7

Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV

9 13 27 30 40 36 11 27

Việc quản lý và sử dụng phiếu báo giảng hàng ngày để giám sát việc thực hiện chương trình được phần lớn các ý kiến của hơn 75% CBQL và SV tập trung thống nhất đánh giá ở mức Khá trở lên, trong khi công tác kiểm tra kế hoạch và tiến độ giảng dạy bộ mơn thì trái ngược hồn tồn, các ý kiến chủ yếu tập trung ở mức TB trở xuống. Có tới 85% ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở mức TB và Yếu.

Khảo sát công tác thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy mơn học cho thấy đa số các ý kiến đều thống nhất, và tập trung chủ yếu ở mức Tốt và Khá. Có tới 75% CBQL và 78% GV đánh giá mức độ Khá trở lên.

Kết quả khảo sát về việc quản lý nề nếp lên lớp của 59% GV và 54% SV đánh giá ở mức TB và Yếu, cho thấy nhà trường thực hiện chưa được tốt và cần quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực này. Đồng thời, việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV có sự chênh lệch trong các ý kiến đánh giá giữa CBQL và GV. Trong khi có tới 80% CBQL đánh giá ở mức TB và Yếu thì chỉ có 65% GV tán đồng với ý kiến này

2.2.1.4. Quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH và đánh giá giờ dạy

Trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH, nhà trường đã XD hệ thống các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH và đánh giá giờ dạy của GV. Thực trạng quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức DH và đánh giá giờ dạy được thể hiện ở bảng 2.5.

Nhà trường ln khuyến khích GV đổi mới phương pháp đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung này. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện DH hiện đại cho đội ngũ GV, các khoa, bộ môn đã tổ chức các cuộc hội thảo, diễn dàn theo nhóm chun mơn, tổ chức dự giờ để học tập, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và hình thức

tổ chức HĐDH trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL và GV.

Bảng 2.5: Thực trạng QL hoạt động cải tiến nội dung,phương pháp, hình thức tổ DH và đánh giá giờ dạy hình thức tổ DH và đánh giá giờ dạy

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu CBQL GV CBQL GV CBQ L GV CBQ L GV

1 Quy định chế độ dự giờ đối

với GV 6 4 35 37 57 55 2 4

2

Tổ chức dự giờ thường xuyên, đột xuất và đánh giá sau dự giờ

12 15 35 39 45 40 8 6

3

Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện DH hiện đại

16 12 19 19 39 45 26 24

4 Nâng cao nhận thức về nhiệm

vụ đổi mới phương pháp DH 0 11 24 18 60 51 18 20

5 Tổ chức thao giảng 21 18 21 21 56 51 12 10

6 Tổ chức đối thoại với SV về

đổi mới DH 0 0 0 0 11 15 89 85

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy việc quy định chế độ dự giờ đối với GV thực hiện chưa được tốt. Chỉ có 6% ý kiến của CBQL và 4% GV đánh giá ở mức Tốt, trong khi có tới 57% CBQL và 55% GV đánh giá ở mức TB. Việc tổ chức dự giờ thường xuyên, đột xuất và đánh giá sau giờ giảng cịn ít, do số lượng GV trong các tổ bộ môn, khoa và nhà trường còn thiếu. Các cán bộ thanh tra, quản lý chuyên môn từ Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, trưởng bộ môn tham gia giảng dạy nhiều, vì vậy mới chỉ đảm bảo được kế hoạch dự giờ định kỳ. Một hạn chế nữa là việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả, đây là hạn chế lớn vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, khơng phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy thì hiệu quả của dự giờ khơng cao. Các ý kiến đánh giá khá thống nhất và tập trung chủ yếu ở mức TB và Khá, có 80% CBQL và 79% GV đánh giá ở mức trên.

Việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong DH hỗ trợ các GV đổi mới phương pháp DH là rất cần thiết vì nó góp phần thay đổi cả hình thức tổ chức DH cũng như phương pháp DH. Để sử dụng có hiệu quả các

phương pháp DH mới, vận dụng cơng nghệ vào q trình DH địi hỏi việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực sử dụng các tiện kỹ thuật (như máy tính, máy chiếu, thiết bị DH, truy cập và trao đổi thông tin trên mạng,..). Đây là công việc thường xuyên và lâu dài, địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng của nhà trường về cơ bản chưa thoả mãn đa số GV. Nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng cho GV kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong DH. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện DH hiện đại cho GV thực hiện chưa được tốt. Các ý kiến đánh giá tập trung chủ yếu ở mức TB và Yếu, có tới 64% CBQL và 69% GV đánh giá ở mức TB và Yếu.

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN là một trường đại học đi đầu trong lĩnh vực chuyên môn Ngoại ngữ, song về vận dụng và đổi mới phương pháp DH chưa có sự quan tâm đúng mức và đưa ra những biện pháp cụ thể. Nhà trường cần tổ chức trao đổi, hội thảo nâng cao nhận thức cho mỗi GV về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp DH. Nhà trường cần tổ chức đưa GV đi tập huấn, đi tìm hiểu thực tế về đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp giảng trong các tổ bộ môn, khoa và toàn trường. Hầu hết kết quả khảo sát các ý kiến đều tập trung ở mức TB, có 60% ý kiến đánh giá của CBQL và 51% GV đánh giá ở mức này.

Kết quả của hơn 56% ý kiến đánh giá của CBQL và 51% ý kiến của GV ở mức TB cho thấy việc áp dụng tổ chức thao giảng trong giảng dạy chưa được nhà trường thực sự quan tâm. Đồng thời, tổ chức đối thoại với SV về đổi mới DH cũng chưa được nhà trường tổ chức thường xuyên, có tới 89% ý kiến CBQL đánh giá mức TB còn ý kiến đánh giá của GV là 85%.

2.2.1.5. Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên mơn có vai trị quan trọng, nó giúp cho GV duy trì nề nếp thực hiện chun mơn tốt, khoa học và đúng tiến độ, đồng thời hồ sơ chuyên mơn cịn giúp các CBQL có cơ sở pháp lý đánh giá chất lượng công tác của mỗi GV. Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm: kế hoạch công tác cá nhân (tiến độ giảng dạy toàn trường,

kế hoạch giảng dạy môn học, kế hoạch tự học, kế hoạch NCKH, kế hoạch GVCN,..), các loại sổ cá nhân (sổ tay giáo viên, sổ dự giờ,..), giáo án, đề cương chi tiết giảng dạy môn học các học phần và các tài liệu tham khảo. Đánh giá của các CBQL và GV về thực trạng QL hồ sơ cá nhân của GV được thể hiện trong bảng sau:

Căn cứ vào kết quả khảo sát trong bảng 2.6: “Thực trạng QL thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV” cho thấy trường đã coi trọng việc quản lý và đề ra những quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn của GV (số lượng, nội dung, hình thức). Tuy nhiên, mức độ thực hiện chưa được tốt, hầu hết các ý kiến đánh giá của CBQL và GV là khá thống nhất và tập trung ở mức TB, Có tới 58% CBQL và 56% GV tán đồng ý kiến trên.

Trường chỉ đạo việc XD kế hoạch và thực hiện thanh tra đồng thời chỉ đạo các CBQL, ban thanh tra nhà trường cùng các khoa và tổ bộ môn định kỳ kiểm tra hồ sơ cá nhân, các kết quả tập trung chủ yếu ở mức Khá trở lên. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá kết quả chưa được thống nhất, trong khi 82% CBQL đánh giá từ mức Khá trở lên thì chỉ 65% GV tán đồng.

Việc thanh tra cịn mang tính hình thức, ý kiến của 73% CBQL và 76% GV đánh giá ở mức yếu cho thấy việc kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân chưa được thực hiện tốt. Do vậy dẫn đến hạn chế là kết quả KT không khách quan, ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhà trường đã đưa ra nhận xét cụ thể sau quá trình thanh tra, yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra đồng thời có sử dụng kết quả thanh tra để đánh giá GV theo năm học.

Bảng 2.6: Thực trạng QL thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá T.B Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Đề ra quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn (số lượng, nội dung, hình thức)

19 17 22 23 58 56 1 4

2 Chỉ đạo tổ bộ môn định kỳ kiểm tra

3 Thanh tra đột xuất hồ sơ cá nhân 0 0 9 8 18 15 73 76 4 Nhận xét cụ thể, yêu cầu điều chỉnh

sau KT 11 15 48 33 22 25 19 28

5 Sử dụng kết quả KT trong đánh giá

GV 23 28 36 39 32 20 8 13

2.2.2. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên

Trong quá trình đào tạo, SV khơng chỉ đơn thuần là đối tượng, mà còn là chủ thể của đào tạo, vì vậy, khi nghiên cứu về thực trạng HĐDH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu về người học. Trình độ đầu vào của hệ ĐH, CĐ cao, trong quá trình đào tạo lại thực hiện quy luật chọn lọc, nên nghiên cứu về đối tượng SV của trường chúng tơi tập trung tìm hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo chương trình đào tạo bằng kép tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 56)