ANOVAa Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig, 1 Regression 22,512 5 4,502 28,612 ,000b Residual 19,513 124 ,157 Total 42,025 129
(Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS)
Kiểm định F sử dụng trong bảng phương sai với giả thuyết:
H0: Mơ hình hồi quy tuyến tính khơng phù hợp (β1= β2 = β3= β4= 0)
H1: Mơ hình hồi quy tuyến tính phù hợp (tồn tại ít nhất 1 β khác 0)
Nhìn vào kết quả phân tích ANOVA ở bảng trên cho thấy giá trị Sig = 0,000 < 0,05 do vậy bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, sự kết hợp giữa các biến độc lập giải thích tốt được các thay đổi của biến phụ thuộc “DG”, mơ hình hồi quy tuyến tính được xem là phù hợp.
2.4.5.3 Kiểm định các khiếm khuyết của mơ hình hồi quy tuyến tính bội
Việc đánh giá tác động của năm thành phần của quản trị nguồn nhân lực đến công tác QTNNL của DN được thể hiện thơng qua phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính dựa vào dữ liệu từ 130 bảng trả lời, kết quả hồi quy được trình bày ở bảng 22.
Bảng 22: Kết quả mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến “DG”
Mơ hình
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tác B Std. Error Beta Độ chấp nhận 1 (Constant) -2,212 ,511 -4,329 ,000 CTTD ,530 ,065 ,503 8,124 ,000 ,979 CTDT ,428 ,071 ,380 6,029 ,000 ,943 CTLT ,276 ,070 ,253 3,946 ,000 ,909 CTDG ,177 ,065 ,170 2,724 ,007 ,959 MTLV ,178 ,075 ,152 2,366 ,020 ,908
(Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS)
Sau quá trình phân tích hồi quy bằng phương pháp hồi quy (Enter) cho kết quả ở bảng trên. Các yếu tố này đều có hệ số Sig < 0,05 cho thấy rằng các biến hồi quy có tác động đến cơng tác QTNNL của DN nên ta có thể sử dụng các biến này trong mơ hình.
Ta có hàm hồi quy như sau:
DG = -2,212+0,530 * CTTD + 0,428 *CTDT + 0,276 *CTLT +0,177 *CTDG + 0,178*MTLV
Từ kết quả chạy phân tích EFA cho ra 5 biến độc lập và khi đưa vào hồi quy thì các yếu tố đều được giữ lại. Thơng qua hệ số β trong mơ hình hồi quy, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình. Các hệ số β đều có giá trị dương chứng tỏ các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 5 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với “đánh giá chung về cơng tác QTNNL”
Phương trình hồi quy đa biến được ước lượng trên cho thấy “Công tác tuyển dụng” (beta = 0,530) và “Công tác đào tạo, thăng tiến” (beta = 0,428) là hai biến có
hệ số beta lớn nhất nên sẽ có tác động mạnh nhất đến đánh giá chung về công tác quản trị NNL tại CTCP Đầu tư dệt may Thiên An Phát.
Kiểm định giả thuyết của mơ hình hồi quy
Từ phương trình hồi quy tuyến tính, ta xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến công tác QTNNL tại CTCP Đầu tư dệt may Thiên An Phát và chúng được sắp xếp theo các hệ số thứ tự giảm dần là: (1) Công tác tuyển dụng, (2) Công tác đào tạo và thăng tiến, (3) Công tác lương thưởng và phúc lợi đãi ngộ, (4) Môi trường và điều kiện làm việc, và (5) Công tác đánh giá nhân viên. Các nhân tố này đều có tương quan thuận chiều đến công tác QTNNL. Cụ thể như sau:
Kết quả hồi quy cho thấy công tác tuyển dụng có tác động lớn nhất đến đánh giá chung về công tác QTNNL tại Công ty Thiên An Phát với giá trị β = 0,530 có nghĩa trong điều kiện các biến khác không thay đổi khi biến “CTTD” tăng lên 1 đơn vị thì “DG” sẽ tăng lên 0,530 đơn vị. Điều này cho thấy nhân viên đồng ý là Cơng ty có chính sách tuyển dụng rõ ràng, q trình tuyển dụng cơng khai ,minh bạch, tuyển dụng đúng vị trí, tiêu chuẩn cơng việc. Có nghĩa là cơng tác tuyển dụng càng rõ ràng, khoa học thì đánh giá về cơng tác QTNNL càng cao.
Công tác đào tạo và thăng tiến: nhân tố có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là β = 0,428, đây là nhân tố có tác động lớn thứ 2 đến đánh giá chung về công tác quản trị NNL. Điều này nói rằng nếu các yếu tố khác không đổi và công tác đào tạo, thăng tiến được đánh giá tăng 1 đơn vị thì đánh giá chung về cơng tác quản trị NNL tăng 0,428 đơn vị. Như vậy, nhân viên đồng ý rằng họ có cơ hội được nâng cao chuyên môn, tay nghề và khả năng thăng tiến nên việc có các chính sách về đào tạo và thăng tiến rõ ràng thì đánh giá về công tác QTNNL càng cao.
Công tác lương thưởng , phúc lợi đãi ngộ tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì biến phụ thuộc “DG” sẽ tăng lên 0,276 đơn vị, đây là nhân tố lớn thứ 3 trong các nhân tố. Chứng tỏ công tác lương thưởng, phúc lợi đãi ngộ cũng rất cần được quan tâm để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc và cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
Môi trường, điều kiện làm việc với giá trị β = 0,178 có tác động lớn thứ 4 đến biến phụ thuộc có nghĩa là trong điều kiện các biến khác không thay đổi khi biến “MTLV” tăng lên 1 đơn vị thì “DG” sẽ tăng lên 0,178 đơn vị. Điều này cho
thấy việc tạo ra môi trường làm việc an tồn, ổn định khơng q áp lực và có trang thiết bị hỗ trợ cơng việc đầy đủ sẽ là một trong những yếu tố giúp người lao động gắn bó, cống hiến sức lực của mình cho cơng việc và sự phát triển của Công ty.
Công tác đánh giá nhân viên: đây là nhân tố có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa β = 0,177, có nghĩa trong điều kiện các biến khác khơng thay đổi khi biến “CTDG” tăng lên 1 đơn vị thì “DG” sẽ tăng lên 0,177 đơn vị. Việc đánh giá nhân viên dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp và cơng bằng chính xác cần được quan tâm nhiều hơn để tạo được động lực và giúp NLĐ có tinh thần làm việc tốt hơn.
2.4.5.4 Kết quả kiểm định giả thuyết
Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố về Tuyển dụng có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá chung của nhân viên về công tác QTNNL. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định hệ số Beta của biến CTTD dương. Kết quả giá trị sig =0,000 <0,05. Như vậy có thể kết luận biến độc lập CTTD có ảnh hưởng tích cực (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc DG. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H1.
Kiểm định giả thuyết H2: Nhân tố về Đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá chung của nhân viên về công tác QTNNL. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định hệ số Beta của biến CTDT dương. Kết quả giá trị sig =0,000 <0,05. Như vậy có thể kết luận biến độc lập CTDT có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc DG (hệ số beta dương). Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H2.
Kiểm định giả thuyết H3: Nhân tố về Lương thưởng và phúc lợi đãi ngộ có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá chung của nhân viên về công tác QTNNL. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định hệ số Beta của biến CTLT dương. Kết quả giá trị sig =0,000 <0,05. Như vậy có thể kết luận biến độc lập CTLT có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc DG (hệ số beta dương). Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H3.
Kiểm định giả thuyết H4: Nhân tố về Đánh giá nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá chung của nhân viên về công tác QTNNL. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định hệ số Beta của biến CTDG dương. Kết quả giá trị sig =0,007 <0,05. Như vậy có thể kết luận biến độc lập CTDG có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc DG (hệ số beta dương). Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H4.
Kiểm định giả thuyết H5: Nhân tố về Mơi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá chung của nhân viên về công tác QTNNL. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định hệ số Beta của biến MTLV dương. Kết quả giá trị sig =0,020 <0,05. Như vậy có thể kết luận biến độc lập MTLV có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc DG (hệ số beta dương). Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết H5.
Tóm lại, cả 5 nhân tố được đưa vào mơ hình đều được chấp nhận vì có mức ý nghĩa sig < 0,05. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 5 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với sự đánh giá về công tác QTNNL của Cơng ty.
Dưới đây là bản tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết: