Hoạch định nguồn nhân lực CTCP Đầu tư dệt may Thiên An Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát (Trang 56 - 58)

giai đoạn 2015-2020

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2020

Số lượng Cơ cấu (%)

Số lượng Cơ cấu (%)

Tổng số lao động 1830 100 2100 100

I. Giới tính

1. Nam 507 27,7 592 28,2

2. Nữ 1323 72,3 1508 71,8

II. Trình độ chun mơn

1. Đại học 122 6,7 154 7,3 2. Cao đẳng 70 3,8 104 5,0 3. Trung cấp 86 4,7 120 5,7 4. Phổ thông 1552 84,8 1722 82,0 III. Nghiệp vụ 1. Lao động trực tiếp 1641 89,7 1831 87,2

2. Lao động gián tiếp 189 10,3 269 12,8

( Phịng Nhân sự)

Dựa vào bảng số liệu thì ta nhận thấy với quy mơ SXKD của Cơng ty ngày càng mở rộng nên hàng năm cơng ty ln có nhu cầu tuyển thêm lao động. Căn cứ vào tình hình chung nêu trên, Cơng ty đã có hoạch định nguồn nhân lực hàng năm và dài hạn (cụ thể là 5 năm - giai đoạn 2015- 2020). Qua đó, ta thấy dự báo nhu cầu nhân lực trong giai đoạn 2015 – 2020 khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng về

chất lượng. Chất lượng nhân lực được bổ sung có trình độ chun mơn từ phổ thơng trở lên, khuyến khích tăng thêm số lượng nhân lực có trình độ cao đẳng và đại học. Đồng thời công ty muốn gia tăng nguồn nhân lực cả về lao động trực tiếp và gián tiếp, trong đó hai chỉ tiêu về lao động trực tiếp và nữ giới được Công ty ưu tiên tuyển dụng số lượng lớn. Việc hoạch định như trên nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển Công ty trong tương lai.

2.3.2 Phân tích cơng việc

Đi vào thực trạng phân tích cơng việc của Cơng ty Thiên An Phát thì tác giả nhận thấy mặc dù Công ty bao gồm nhiều bộ phận, phịng ban như: kế tốn, nhân sự, kế hoạch thị trường, kỹ thuật, bộ phận may, thêu, cắt, QC – QA, KCS, …Đối với mỗi bộ phận lại có các yêu cầu khác nhau về trình độ cũng như khả năng, năng lực làm việc nên rất cần những bản phân tích cơng việc cụ thể. Tuy nhiên việc tiến hành phân tích cơng việc thơng qua bản mơ tả cơng việc chỉ được thực hiện đối với các chức danh chính, chủ chốt của Cơng ty như TGĐ, phó TGĐ, các Giám đốc nhà máy và các trưởng phòng ban. Còn đối với các bộ phận địi hỏi trình độ thấp hơn thì cơng tác phân tích cơng việc khơng được tiến hành, do đó việc xác định số lượng lao động cần thiết để thực hiện công việc là không rõ ràng. Cụ thể:

 Đối với khối lao động trực tiếp: tiêu chuẩn để các ứng viên nộp đơn xin việc là trên 18 tuổi và đạt trình độ tốt nghiệp phổ thơng. Vì tính chất các bộ phận may, thêu,.. chỉ cần sự khéo léo, tỉ mỉ của công nhân mà không yêu cầu nhiều về trình độ nên Cơng ty khơng thiết lập bảng phân tích cụ thể cho từng chức danh. Do vậy cũng phần nào ảnh hưởng đến các nội dung khác như tuyển dụng, đào tạo và đánh giá của công tác quản trị nhân sự.

 Đối với khối lao động gián tiếp: Cơng ty cũng khơng tiến hành phân tích, lập bản mô tả công việc cho bộ phận lao động này. Việc tuyển chọn căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với cơng việc để tiến hành. Điều này có thể làm cho nhân viên không nắm rõ nhiệm vụ, cơng việc cụ thể dẫn đến chưa có thái độ làm việc tích cực và chủ động thực hiện cơng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)