Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án cung cấp cơ sở khoa học về phạm vi quyền sao chép tác phẩm số, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ; ngoại lệ quyền sao chép tác phẩm số, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ trong mơi trường Internet.

Tác giả phân tích và đánh giá kinh nghiệm ban hành quy định pháp luật về việc điều chỉnh quyền sao chép, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ trong môi trường Internet của Hoa kỳ, Nhật Bản, Úc trên cơ sở các lý thuyết pháp lý được thừa nhận rộng rãi. Từ đó, kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam

nhằm tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch, có khả năng dự báo, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo tác phẩm và lợi ích của người dùng Internet, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của Việt Nam.

1.5.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong mơi trường Internet ở khía cạnh xác lập, cơng nhận quyền độc quyền dành cho người sáng tạo nhằm đảm bảo quyền con người. Nghĩa là, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong mơi trường Internet nhằm đảm bảo cả ba mục đích: (i) đảm bảo quyền của người sáng tạo tác phẩm nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo; (ii) đảm bảo quyền tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hóa, nghệ thuật của công chúng; (iii) đảm bảo cân bằng giữa quyền của người sáng tạo và quyền của người dùng Internet nhằm tối ưu phúc lợi xã hội. Cụ thể, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất giải quyết bốn vấn đề sau nhằm đảm bảo quyền con người, đó là:

(i) Quyền sao chép trong môi trường Internet;

(ii) Ngoại lệ quyền sao chép trong môi trường Internet; (iii) Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ;

(iv) Ngoại lệ quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.

1.5.3. Phạm vi nghiên cứu

1.5.3.1. Về không gian

Luận án lựa chọn các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc để nghiên cứu quy định pháp luật về quyền tác giả điều chỉnh đối với quyền sao chép và quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ làm nền tảng tham khảo để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các vấn đề này. Tác giả lựa chọn nghiên cứu pháp luật của các quốc gia này vì các lý do sau:

- Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc là các quốc gia đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quyền SHTT (IPR rule-setting) nói chung, quyền tác giả nói riêng;

- Hoa kỳ là một trong những quốc gia tiên phong và tích cực trong việc “quốc tế hố” hay “hài hồ hố” các quy định về quyền tác giả thông qua việc thúc đẩy ký kết các thoả thuận song phương và đa phương. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật của Hoa Kỳ mang tính đại diện cao; thể hiện cách tiếp cận mới hoặc khác biệt đối với các vấn đề đang phát sinh liên quan quyền và ngoại lệ quyền tác giả trong môi trường Internet.

- Nhật Bản là quốc gia mà sự phát triển của cơng nghệ Internet mang tính vượt trội, đặc biệt là xét trong phạm vi Châu Á. Cũng vì lý do này, để tương thích với sự phát triển mạnh mẽ này, Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia đi đầu trong công tác lập pháp để bảo vệ quyền tác giả trong môi trường Internet.

Vì vậy, nghiên cứu các quy định của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc sẽ giúp Việt Nam đón đầu các xu hướng mới đối với việc điều chỉnh pháp luật liên quan đến quyền và ngoại lệ quyền tác giả trong môi trường Internet trong bối cảnh môi trường Internet phát triển bùng nổ và biến đổi nhanh chóng.

1.5.3.2. Về nội dung

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet là một vấn đề hết sức rộng. Vì vậy, nhiều vấn đề về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như: bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet, trách nhiệm của tổ chức thực hiện dịch vụ trung gian Internet; giải quyết tranh chấp quyền tác giả trong môi trường Internet; quyền tác giả với việc chia sẻ file, với việc tạo liên kết website trong môi trường Internet sẽ không được nghiên cứu trong luận án.

Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ chuyên ngành luật kinh tế, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả dưới góc độ nhằm đảm bảo quyền con người trong môi trường Internet. Cụ thể là nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền của người sáng tạo tác phẩm trong môi trường Internet thông qua việc bảo hộ quyền độc quyền sao chép, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ. Và nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hóa, nghệ thuật của người dùng Internet

trong mối liên hệ cân bằng giữa quyền của người sáng tạo và quyền của người dùng Internet.

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ ba vấn đề sau: (i) Những vấn đề Internet đặt ra đối với bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo cân bằng giữa quyền của người sáng tạo tác phẩm và quyền của người dùng Internet; (ii) Quyền và ngoại lệ quyền sao chép trong môi trường Internet; (iii) Quyền và ngoại lệ quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Luận án lần lượt giải quyết các vấn đề sau: - Làm rõ khái niệm, mục đích của bảo hộ quyền tác giả trong mơi trường Internet; phân tích những vấn đề do Internet đặt ra đối với quyền sao chép, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ và ngoại lệ của hai quyền này.

- Làm rõ bản chất, đặc trưng, phân tích quy định pháp luật Việt Nam, đánh giá kinh nghiệm ban hành quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới về quyền sao chép và ngoại lệ quyền sao chép trong môi trường Internet;

- Làm rõ bản chất, đặc trưng, phân tích quy định pháp luật Việt Nam, đánh giá kinh nghiệm ban hành quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới về quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ và ngoại lệ của quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ trong mơi trường Internet;

- Kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về các vấn đề: Quyền sao chép trong môi trường Internet và ngoại lệ quyền sao chép trong môi trường Internet; Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ và ngoại lệ quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w