CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung Luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet Chương 3: Quyền sao chép trong môi trường Internet
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET 2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả
2.1.1. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền khai thác, sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Về bản chất, quyền tác giả là quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác phẩm. Nghĩa là, quyền tác giả được xác định trong một phạm vi và thời hạn nhất định. Đó là quyền ngăn cấm người thứ ba khai thác, sử dụng tác phẩm được bảo hộ. Tác phẩm được bảo hộ là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Pháp luật Việt Nam công nhận cho người sáng tạo tác phẩm hai nhóm quyền cơ bản: quyền nhân thân và quyền tài sản. Người sáng tạo tác phẩm không cần đăng ký để được thụ hưởng quyền tác giả mà chỉ cần thỏa mãn ba điều kiện: (i) tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, (ii) tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, (iii) tác phẩm phải được thể hiện trên một lãnh thổ mà ở đó bảo hộ quyền tác giả.
Bảo hộ là việc ghi nhận và đảm bảo cho ai đó hoặc cái gì đó trong tình trạng an tồn. Bảo hộ là “che chở, khơng để bị tổn thất”24. Như vậy, bảo hộ quyền tác giả là những hành động mang tính chất che chở quyền tác giả nhằm không để xảy ra tổn thất về vật chất, tinh thần. Chú thích 3, Điều 3, Hiệp định TRIPS định nghĩa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tất cả các vấn đề liên quan điều kiện bảo hộ, duy trì hiệu lực và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề liên quan đến sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước công nhận quyền của tác giả đối với tác phẩm, quy định và bảo vệ cho tác giả các quyền pháp lý cụ
thể đối với tác phẩm nhằm làm cho tác giả thực sự hưởng được các lợi ích vật chất và tinh thần có được từ quyền tác giả25.
Bảo hộ quyền tác giả đem lại sự bù đắp vật chất cho người sáng tạo nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo. Bảo hộ quyền tác giả đảm bảo khả năng khai thác độc quyền lợi ích vật chất từ tác phẩm sẽ gián tiếp khuyến khích tác giả đưa sản phẩm do mình sáng tạo lưu hành trong cơng chúng. Do đó, bảo hộ quyền tác giả cịn tạo điều kiện cho cơng chúng được tiếp cận tác phẩm một cách phù hợp. Các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được sáng tạo trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nếu tác giả cần công chúng thưởng thức tác phẩm thì cơng chúng cần được tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hóa, nghệ thuật. Tác giả yêu cầu tác phẩm do mình sáng tạo phải được bảo vệ, chống lại việc sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả. Trong khi công chúng yêu cầu quyền được khai thác tác phẩm với lý do tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hóa, nghệ thuật.
Vì vậy, bảo hộ quyền tác giả phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo và lợi ích cơng cộng nhằm tạo động lực cho các nỗ lực sáng tạo thơng qua việc dành sự thừa nhận chính thức đối với người sáng tạo, tạo nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho xã hội. Bảo hộ quyền tác giả là sự thỏa hiệp ngầm định và tương đối giữa lợi ích của người sáng tạo tác phẩm và lợi ích công cộng. Đây là triết lý cơ bản của gần như tất cả các điều ước quốc tế và pháp luật mọi quốc gia. Lần đầu tiên trên thế giới, Đạo luật bản quyền Anh năm 1710 quy định chủ sở hữu quyền tác giả phải gửi bảy bản sao tác phẩm tới bảy thư viện lớn. Nghĩa là, người sáng tạo tác phẩm muốn được bảo hộ quyền tác giả thì phải cung cấp miễn phí bản sao tác phẩm cho cơng chúng thơng qua các thư viện. Mục đích của quy định pháp luật này là để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo và công chúng.
Như vậy, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phải thiết lập được một sự cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo và lợi ích cơng cộng xoay quanh tác phẩm được bảo hộ. Bảo hộ quyền tác giả phải xác lập, bảo vệ quyền kiểm soát hành vi khai thác, sử dụng tác phẩm nhưng cũng phải đảm bảo quyền tự do tiếp cận tri thức, 25 Vũ Thị Phương Lan (2018), Bảo hộ quyền tác giả theo điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 14.
tận hưởng văn hóa, nghệ thuật. Để thực hiện chức năng này, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phải cân nhắc hai vấn đề sau:
(i) Xác lập, công nhận quyền tác giả cho các tổ chức, cá nhân với việc quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả; bảo vệ quyền tác giả chống lại các hành vi xâm phạm nhằm đảm bảo cho tác giả quyền kiểm soát hành vi khai thác, sử dụng tác phẩm của người dùng Internet, tạo động lực đủ mạnh để khuyến khích hoạt động sáng tạo26.
(ii) Xác lập, công nhận một số trường hợp ngoại lệ quyền tác giả cho phép điều hòa giữa yêu cầu của việc bảo hộ quyền tác giả với các u cầu khác vì lợi ích chung nhằm đảm bảo quyền tiếp cận văn hóa, tận hưởng nghệ thuật, tiếp cận tri thức27.
Hài hịa và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể là một trong những điều kiện căn bản để đảm bảo tính đúng đắn, khả thi của các quy định pháp luật về quyền tác giả trong thực tiễn28. Điều đó có nghĩa là, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị thực thi cao khi các chủ thể còn lại chấp nhận các giá trị cơ bản mà pháp luật đặt ra. Quyền tác giả có thể bóp méo cạnh tranh, cản trở lưu thơng hàng hóa dịch vụ và hạn chế khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với sản phẩm sáng tạo. Vì vậy, một số quy định pháp luật được ban hành và một số học thuyết được hình thành nhằm đảm bảo lưu thơng thị trường, cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích cơng cộng.
Bảo hộ quyền tác giả quá mức có thể chuyển giao thặng dư cho người sáng tạo, hi sinh lợi ích của cơng chúng và hạn chế khả năng tiếp cận tri thức cho các sáng tạo tiếp theo29. Bảo hộ quyền tác giả phải cân bằng lợi ích của người sáng tạo và lợi ích cơng cộng bằng cách quy định những trường hợp sử dụng tác phẩm được 26 Vũ Thị Hải Yến (2010), Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, 13.
27 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Quyền tác giả trong không gian ảo, Nxb. Đại học quốc gia Tp. HCM,
49.
28 Vũ Công Giao và Ngô Minh Hương đồng chủ biên (2016), Tiếp cận dựa trên quyền con người -
lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 62.
29 Phạm Thị Mai Khanh (2016), Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, Đại học Ngoại thương, 20.
bảo hộ mà không cần xin phép. Các trường hợp này như một thông điệp nhắc nhở rằng quyền tác giả được đặt ra để đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội. Sự hài hịa và cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo với lợi ích của cơng chúng nhằm đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, yêu cầu của quyền tự do ngôn luận: Tự do ngôn luận là vấn đề đã
được thừa nhận ở các điều ước quốc tế30. Quyền tự do ngôn luận là cơ sở cơ bản cho sự vận hành của một xã hội dân chủ đồng thời cũng phục vụ cho việc nâng cao mức độ minh bạch và trách nhiệm xã hội. Việc bảo vệ quyền tự do ngơn luận bao gồm hai khía cạnh là tự do thể hiện ý tưởng và tự do tiếp nhận ý tưởng31. Ở khía cạnh thứ hai của quyền tự do ngơn luận thì việc tiếp nhận các ý tưởng, tri thức có thể mâu thuẫn với lợi ích của người sáng tạo trong những trường hợp khai thác tác phẩm đã công bố.
Thứ hai, yêu cầu tăng cường các giá trị xã hội: Các kiến thức và kỹ năng mà
con người có thể tiếp cận từ các tác phẩm được bảo hộ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sự tăng trưởng trong bất kỳ xã hội nào. Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền định đoạt mức chi phí để cơng chúng có thể tiếp cận tác phẩm do mình sáng tạo. Chính điều này đã ngăn cản việc tiếp cận tác phẩm được bảo hộ của những người khơng có khả năng chi trả. Bảo hộ quyền tác giả quá mức có thể dẫn đến việc tạo ra chi phí quá lớn cho các chủ thể khác trong xã hội. Việc cho phép tiếp cận tác phẩm được bảo hộ trong những trường hợp ngoại lệ quyền tác giả sẽ bù đắp cho những chủ thể khác và giúp tái cân bằng xã hội32.
Thứ ba, yêu cầu bảo vệ lợi ích cơng cộng: Lợi ích cơng cộng là đại diện cho
lợi ích của nhà nước nhưng cũng bao gồm lợi ích của từng cá nhân, lợi ích chung của tồn xã hội. Thuật ngữ lợi ích cơng cộng hiện nay được sử dụng một cách linh hoạt để chỉ bất kỳ loại lợi ích nào có lợi cho cơng chúng khi đồng nghĩa với các
30Ví dụ, Khoản 1, Điều 27, UDHR; Điều 19, ICCPR; Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 15, ICESCR
(International Covenant on Economic, Social and Cultural rights). Khoản 1, Điều 10, ECHR; Điều 13, ACHR.
31 Điều 19 UDHR, Điều 19 ICCPR.
khái niệm “lợi ích chung”. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phải xem xét.
Như vậy, xét về tổng lợi ích xã hội thì pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng các tiêu chí sau: (i) chỉ được áp dụng cho xã hội một khi dự kiến được sẽ mang lại tổng phúc lợi xã hội tối ưu; (ii) cung cấp các quyền độc quyền pháp lý dành cho người sáng tạo như một động lực khuyến khích hoạt động sáng tạo; (iii) kích thích sản xuất và sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học để đóng góp tối đa tổng phúc lợi xã hội.
Bảo hộ quyền tác giả hiểu một cách chung nhất là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo cơ sở cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo33. Nhà nước thực hiện các thủ tục xác lập quyền tác giả, thực hiện quản lý nhà nước đối với quyền tác giả, quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quy định những biện pháp xử lý quyền tác giả nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả, đảm bảo cho quyền tác giả được tôn trọng. Chủ thể thực hiện hành vi bảo hộ quyền tác giả là nhà nước còn chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ quyền tác giả có thể là nhà nước hoặc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trong khi đó, chủ thể thực thi quyền tác giả có thể là nhà nước, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc các chủ thể khác như hiệp hội, tổ chức tập thể.
Đối với bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau, từ thực hiện thủ tục xác lập quyền, quản lý nhà nước đến xác định hành vi xâm phạm và quy định biện pháp xử lý hành vi xâm phạm. Đối với bảo vệ quyền tác giả thì chủ thể quyền và các cơ quan nhà nước chỉ được phép tiến hành các biện pháp bảo vệ được pháp luật quy định. Đối với thực thi quyền tác giả, các chủ thể thực thi quyền có thể áp dụng các biện pháp luật định và các biện pháp không trái với quy định pháp luật34. Ở Việt Nam, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu được quy định trong Phần thứ V, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trước đó, những khái niệm được sử dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và 33 Trần Văn Nam (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam pháp luật và thực thi, Nxb. Tư Pháp, 9. 34 Phùng Trung Tập (2013), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 243.
“thực thi quyền sở hữu trí tuệ”. Cơng ước Berne, Hiệp ước WCT đều sử dụng khái niệm bảo hộ quyền tác giả và thực thi quyền tác giả.
Vì vậy, bảo hộ quyền tác giả có thể hiểu là việc nhà nước xác lập, công nhận và đảm bảo các quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác phẩm nhằm kiểm soát hành vi khai thác, sử dụng tác phẩm; cho phép hoặc ngăn cấm chủ thể khác khai thác tác phẩm phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo tác phẩm và lợi ích cơng cộng.
2.1.2. Mục đích của bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả mang đầy đủ những nội dung của bảo hộ quyền sở hữu trong mơi trường vật chất hữu hình. Nghĩa là, quyền tác giả là sự bảo hộ của nhà nước được đảm bảo bằng pháp luật đối với người sáng tạo. Mặt khác, quyền tác giả là quyền sở hữu đối với tài sản vơ hình là tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật nên bảo hộ quyền tác giả cịn có hai mục đích sau: (i) bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác phẩm, (ii) bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo lợi ích cơng cộng bằng quy định pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả.
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền độc quyền dành cho
người sáng tạo tác phẩm.
Các quyền tài sản của người sáng tạo tác phẩm được pháp luật Việt Nam bảo hộ gồm: Quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện. Việc công nhận quyền tác giả là một quyền độc quyền có thể xem như một vũ khí hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của tác giả35. Quyền tác giả cho phép người sáng 35 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Quyền tác giả trong không gian ảo, Nxb. Đại học quốc gia Tp.
HCM, 10.
tạo tác phẩm độc quyền khai thác lợi ích vật chất từ tác phẩm và khơng ai có thể khai thác tác phẩm khi không được tác giả cho phép. Từ đó, mọi người đều yên tâm sáng tạo và khuyến khích cả cơng đồng sáng tạo. Nếu khơng bảo hộ quyền độc quyền của người sáng tạo tác phẩm thì tác giả chỉ có thể sáng tạo vì niềm đam mê và hoạt động sáng tạo nói chung của cộng đồng sẽ khơng được khuyến khích.
Quyền tác giả là quyền độc quyền dành cho người sáng tạo tác phẩm. Nghĩa là được pháp luật quy định và được bảo vệ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.