CHƯƠNG 3 QUYỀN SAO CHÉP TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET
4.1.2. Đặc điểm quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ
Điều 11, Hiệp ước WCT và Điều 18, Hiệp ước WPPT đều đề cập đến yêu cầu bảo hộ pháp lý biện pháp cơng nghệ bảo vệ tác phẩm có hiệu quả. Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, biện pháp bảo vệ tác phẩm phải là một biện pháp công nghệ hiệu quả.
Mặc dù không được định nghĩa thế nào là cơng nghệ nhưng có thể thấy những biện pháp bảo vệ tác phẩm dưới dạng vật chất (như đặt một cuốn sách trong tủ có ổ khóa) hồn tồn khơng phải là một biện pháp công nghệ. Việc không định nghĩa như thế nào là cơng nghệ đem lại những lợi ích nhất định trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Việc khơng có mơ tả rõ ràng đối với thuật ngữ “cơng nghệ” để đảm bảo khả năng thích ứng của Hiệp ước với những thay đổi của công nghệ trong tương lai141. Những biện pháp bảo vệ tác phẩm dưới dạng vật chất (như đặt một cuốn sách trong một tủ có ổ khóa) hồn tồn khơng phải là một biện pháp cơng nghệ.
Hiệp ước WCT khơng giải thích như thế nào là “hiệu quả” nhưng quy định này cho thấy không phải mọi biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm đều được pháp luật bảo hộ. Mà pháp luật chỉ bảo hộ biện pháp cơng nghệ bảo vệ tác phẩm một cách có hiệu quả. Nghĩa là biện pháp cơng nghệ phải đảm bảo rằng người dùng không thể tự ý tiếp cận tác phẩm khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Mặc dù vậy, yêu cầu này khơng có nghĩa là một biện pháp cơng nghệ chỉ được xem là hiệu quả khi khơng thể bị phá vỡ. u cầu về tính hiệu quả được đưa vào để
đảm bảo rằng một biện pháp cơng nghệ nếu như có thể bị phá vỡ dễ dàng thì sẽ khơng đủ điều kiện được bảo hộ142.
Một cách khái quát, một biện pháp công nghệ được xem là biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm hiệu quả khi đáp ứng các yêu cầu sau: (i) biện pháp cơng nghệ đó khơng thể bị phá vỡ một cách dễ dàng hoặc không thể bị phá vỡ chỉ bởi một hành vi tình cờ, vơ ý143; (ii) biện pháp công nghệ phải đang hoạt động: một biện pháp công nghệ bị phá vỡ vào thời điểm không hoạt động hoặc hoạt động khơng đúng cách (như bị lỗi phần mềm) thì khơng nhận được sự bảo hộ của pháp luật144. Biện pháp cơng nghệ kiểm sốt hiệu quả việc tiếp cận tác phẩm là một biện pháp mà trong q trình khai thác thơng thường địi hỏi phải áp dụng thơng tin, quy trình hoặc cách xử lý nhất định với sự đồng ý của của chủ sở hữu quyền tác giả để tiếp cận được tác phẩm đó.
Thứ hai, chủ thể áp dụng quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ phải là chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 11, Hiệp ước WCT dành cho chủ sở hữu quyền tác giả quyền áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm hoặc khơng áp dụng. Nếu áp dụng thì sẽ áp dụng khi nào và áp dụng biện pháp công nghệ nào. Một khi biện pháp công nghệ
142
De Werra, Jacques (2001), The Legal System of Technological Protection Measures under the WIPO Treaties,
the Digital Millennium Copyright Act,the European Union Directives and other National Laws (Japan, Australia),
University of Lausanne Admitted to the Geneva Bar, đường dẫn http://archive- ouverte.unige.ch/unige:31866 , truy cập lần cưới ngày 9/12/2019.
143
De Werra, Jacques (2001), The Legal System of Technological Protection Measures under the WIPO Treaties,
the Digital Millennium Copyright Act,the European Union Directives and other National Laws (Japan, Australia),
University of Lausanne Admitted to the Geneva Bar, đường dẫn http://archive- ouverte.unige.ch/unige:31866 , truy cập lần cưới ngày 9/12/2019.
Kamiel Koelman và Natali Helberger (1998), Protection of Technological Measures, Institute for Information Law, Amsterdam, 8.
144 Ginsburg, Jane C (2005), “Legal Protection of Technological Measures Protecting Works of Authorship:
International Obligations and the Us Experience”, Columbia Public Law Research Paper, 05-93, đường dẫn. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=785945 , truy cập lần cuối ngày 03/3/2020.
được áp dụng thì có khả năng sẽ được bảo vệ bằng quy định pháp luật về việc cấm các hành vi vơ hiệu hóa biện pháp cơng nghệ145.
Thứ ba, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ được áp dụng nhằm mục đích ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo quy định của Hiệp ước WCT và Hiệp ước WPPT thì khơng phải mọi hành vi vơ hiệu hóa biện pháp cơng nghệ bảo vệ tác phẩm đều bị cấm. Pháp luật bảo hộ biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả146. Yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng để phân biệt giữa biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm với biện pháp cơng nghệ bảo vệ bí mật kinh doanh. Bởi vì, nếu biện pháp cơng nghệ bảo vệ bí mật kinh doanh đáp ứng hai điều kiện đầu tiên thì vẫn khơng thể đáp ứng điều kiện thứ ba vì khơng bảo vệ quyền tác giả. Vì vậy, nếu tác phẩm thuộc về cơng chúng khi hết thời hạn bảo hộ hoặc những hành vi sử dụng tác phẩm đã cơng bố thuộc trường hợp khơng phải xin phép thì biện pháp cơng nghệ hiệu quả sẽ không được bảo hộ pháp lý với ý nghĩa của Điều 11, Hiệp ước WCT. Bởi vì, biện pháp cơng nghệ bảo vệ tác phẩm được sử dụng không liên quan đến việc bảo hộ quyền độc quyền dành cho tác giả147.
Đối chiếu các yêu cầu trên với quy định tại Điều 9, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật
cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các
145
Mihály Ficsor (2002), The Law of Copyright and the Internet: The 1996 WIPO Treaties, their interpretation
and Implementation, Nxb Oxford University Press, 547.
146
De Werra, Jacques (2001), The Legal System of Technological Protection Measures under the WIPO Treaties,
the Digital Millennium Copyright Act,the European Union Directives and other National Laws (Japan, Australia),
University of Lausanne Admitted to the Geneva Bar, đường dẫn http://archive- ouverte.unige.ch/unige:31866 , truy cập lần cưới ngày 9/12/2019.
147
De Werra, Jacques (2001), The Legal System of Technological Protection Measures under the WIPO Treaties,
the Digital Millennium Copyright Act,the European Union Directives and other National Laws (Japan, Australia),
University of Lausanne Admitted to the Geneva Bar, đường dẫn http://archive- ouverte.unige.ch/unige:31866 , truy cập lần cưới ngày 9/12/2019.
quy định khác của pháp luật có liên quan” và quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều
198, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền “áp dụng biện pháp cơng nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ”.
Có thể thấy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam tương đối tương thích với Hiệp ước WCT, Hiệp ước WPPT cũng như pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc ở khía cạnh ghi nhận quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trong mối liên hệ so sánh nêu trên cho thấy Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn cịn sơ sài trong việc quy định điều kiện cần và đủ mà chủ sở hữu quyền tác giả phải đáp ứng để được bảo hộ quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.