CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Những vấn đề Internet đặt ra đối với bảo hộ quyền tác giả
2.2.1. Phương thức hoạt động của Internet
Công nghệ in ấn ra đời lần đầu tiên tại nước Anh làm cho khả năng sao chép trở nên dễ dàng đã đặt nền tảng cho việc phân phối tác phẩm với khối lượng lớn. Cơng nghệ in đã cách mạng hóa việc lưu trữ, truy xuất và sử dụng thơng tin. Đồng thời với những ưu việt này thì vi phạm quyền tác giả cũng phát triển mạnh mẽ. Khi Internet phát triển, quyền tác giả một lần nữa lại phải đối mặt với thách thức của công nghệ mới một lần nữa.
Internet đã tạo ra những tác động to lớn và đa chiều đối với pháp luật về bảo hộ quyền tác giả liên quan đến việc vừa phải đảm bảo quyền độc quyền dành cho tác giả, vừa phải đảm bảo lợi ích cơng cộng. Internet phát triển làm cho khả năng sao chép trở nên dễ dàng đã đặt nền tảng cho việc phân phối tác phẩm với số lượng lớn. Số hóa tác phẩm làm cho việc lưu trữ, truy xuất và sử dụng tác phẩm dễ dàng hơn. Hầu như mọi hoạt động diễn ra trên Internet đều yêu cầu sao chép tác phẩm số từ máy tính này sang máy tính khác.
Là một hệ thống thơng tin tồn cầu, Internet có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với rất nhiều tiện ích. Trong mơi trường Internet, phương thức chuyển gói dữ liệu giúp cho việc truyền tải thơng tin dễ dàng, nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Chỉ với một thiết bị điện tử thơng minh (máy tính, điện thoại, máy tính bảng) có kết nối Internet, bằng các công cụ kết nối trực tuyến (gmail, facebook, instagram…) hay trình duyệt tìm kiếm trực tuyến (google, cốc cốc...) người dùng có thể tìm kiếm, tiếp cận đến tác phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Hiệp ước WCT đã minh họa cho một xu hướng của pháp luật quốc tế đối với những ảnh hưởng của Internet với việc mở rộng phạm vi của Khoản 2, Điều 9, Công ước Berne để áp dụng cho tất cả các quyền độc quyền dành cho tác giả mà không chỉ riêng quyền sao chép53. Việc mở rộng phạm vi quyền độc quyền cho phép chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ tác phẩm của mình hiệu quả hơn để chống lại các hành vi xâm phạm quyền tác giả tràn lan trong môi trường Internet54. Sự phát triển cơng nghệ đã nhân rộng và đa dạng hóa các hình thức sao chép và khai thác tác phẩm số. Vì vậy, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cần phải điều chỉnh, bổ sung quy định về quyền tác giả để đáp ứng đầy đủ các hình thức khai thác tác phẩm mới nhằm phát huy những ưu thế của công nghệ mà không cản trở quyền của người dùng Internet trong những trường hợp ngoại lệ quyền tác giả55.
Với bất kì sự tiến bộ kỹ thuật nào thì pháp luật về bảo hộ quyền tác giả vẫn giữ mục tiêu truyền thống là đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người sáng tạo và lợi ích cơng cộng. Tuy nhiên, Internet đã làm thay đổi căn bản mơ hình sản xuất, phân phối, tiêu thụ tác phẩm số. Có nghĩa là, bảo hộ quyền tác giả trong mơi trường Internet sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp ở khía cạnh quyền tác giả cũng như ở khía cạnh ngoại lệ quyền tác giả.
Quyền tác giả dành cho người sáng tạo tác phẩm quyền độc quyền ngăn chặn hay cho phép người khác khai thác tác phẩm do mình sáng tạo ra, bao gồm: quyền phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh, truyền hình, cho thuê tác phẩm. Các hành vi khai thác tác phẩm quan trọng nhất bao gồm: (i) sao chép, phân phối tác phẩm; (ii) cơng bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình (gọi chung là quyền truyền thơng đến cơng chúng); (iii) làm tác phẩm phái 53 Điều 10 của Hiệp ước WCT, Điều 16 của Hiệp ước WPPT.
54 Berkman Center for Internet & Society (2004), Why DRM Should be Caused for Concern: An
Economic and Legal Analysis of the Effect of Digital Technology on the Music Industry, Harvard Law School
Research
Publication, 09, đường dẫn http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=618065, truy cập lần cuối ngày 30/10/2019.
55Bayu Sujadmiko (2016), Copyright Infringement on Music, Movie and Software in the Internet (Illegal
File Sharing and Fair Use Practices in Indonesia, Japan and United States of America), Kanazawa
sinh. Mọi hành vi khai thác tác phẩm (sao chép, phát thanh, truyền hình...) mà khơng xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác giả trừ những trường hợp pháp luật quy định khác (ngoại lệ quyền tác giả).
Trong mơi trường Internet, tác phẩm số có khả năng sao chép vô tận, chất lượng bản sao như bản gốc cũng như việc sửa chữa, cắt xén nội dung tác phẩm hết sức dễ dàng. Vì vậy, Internet đã đặt ra hai vấn đề sau đối với bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền con người liên quan đến quyền sao chép trong môi trường Internet và quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.
Một là, quyền sao chép trong môi trường Internet.
Trong mơi trường truyền thống thì cần phải có bản sao hữu hình của tác phẩm trước khi thưởng thức và các bản sao hữu hình này là sản phẩm của công nghệ in ấn. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể thu được lợi ích vật chất thơng qua việc phân phối bản sao hữu hình tác phẩm. Với sự phát triển của Internet, mọi người có thể tái sản xuất tác phẩm trên một ổ cứng máy tính, một đĩa cứng di động hoặc một khơng gian đĩa cứng từ xa như một bản sao vơ hình mà khơng cần bản sao hữu hình. Trong khi bản sao tác phẩm là khái niệm cốt lõi của quyền sao chép nên phải sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về quyền và ngoại lệ quyền sao chép nhằm đáp ứng yêu cầu của Internet.
Hai là, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ.
Sự phát triển của Internet giúp cho chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ tác phẩm một cách hiệu quả hơn bằng việc thiết lập mã hóa nội dung số. Người dùng Internet chỉ có thể khai thác tác phẩm số khi đáp ứng tất cả các điều kiện của chủ sở hữu quyền tác giả. Vì vậy, phải làm rõ phạm vi quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ của chủ sở hữu quyền tác giả cùng những trường hợp ngoại lệ nhằm đảm bảo quyền của người sáng tạo, quyền của người dùng Internet.