Những vấn đề Internet đặt ra đối với quyền sao chép

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Những vấn đề Internet đặt ra đối với bảo hộ quyền tác giả

2.2.2. Những vấn đề Internet đặt ra đối với quyền sao chép

Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyền tác giả và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhất trong môi trường truyền thống (tác phẩm in, bản ghi âm, ghi hình). Trong mơi trường Internet, việc

sao chép và lưu trữ tác phẩm được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng lớn các bản sao nhưng chi phí rất thấp và chất lượng tuyệt vời56.

Thông thường để khai thác tác phẩm trong môi trường Internet phải thông qua hai bước: đầu tiên, tác phẩm phải được lưu trữ trong một máy chủ có thể truy cập Internet. Có hai cách để lưu trữ một tác phẩm số hóa trên máy chủ Internet: lưu trữ trực tiếp tác phẩm trên máy chủ hoặc truyền tải và lưu trữ tác phẩm trên máy tính chủ bằng máy tính khác. Q trình truyền tải và lưu trữ được gọi là tải lên trong thuật ngữ công nghệ thông tin. Cho dù là lưu trữ trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách tải lên thì đều liên quan đến hành vi tạo bản sao tác phẩm. Bước thứ hai của quy trình là truy cập tác phẩm số trong mơi trường Internet của người dùng gồm: tải xuống và hiển thị tác phẩm. Khi người dùng Internet muốn truy cập vào tác phẩm, một yêu cầu được gửi đến máy chủ. Khi máy chủ nhận được yêu cầu thì máy chủ sẽ lấy lại tác phẩm và tự động truyền lại cho người dùng. Do đó, Internet đã tạo ra những vấn đề mới trong việc xác định phạm vi quyền sao chép liên quan đến bản sao tác phẩm số.

Với công nghệ hiện tại, thông tin được truyền qua Internet bằng cách sử dụng một kỹ thuật được biết đến rộng rãi, gọi là kỹ thuật “chuyển mạch gói” (Packet

Switching). Dữ liệu khi truyền qua mạng Internet được chia thành các đơn vị nhỏ

hơn được gọi là các “gói”, mỗi gói được gắn nhãn theo trật tự thích hợp. Các gói tin sau đó được gửi qua mạng Internet dưới dạng các đơn vị rời rạc, không theo trật tự trước sau, qua nhiều đường dẫn khác nhau, thường ở các thời điểm khác nhau. Cuối cùng, khi kết thúc q trình truyền, các gói tin sau đó được láp ráp lại với nhau ở đầu nhận theo thứ tự thích hợp để tái tạo lại dữ liệu gửi đến như dữ liệu ban đầu. Vì vậy, chỉ có một phần chứ khơng phải là toàn bộ dữ liệu được truyền qua

56 Lê Thị Nam Giang (2014), “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi

trường Internet”, Hội thảo bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số tại Việt Nam, Trường Đại học Luật Tp.HCM.

RAM của máy tính trung gian và một bản sao hồn chỉnh của dữ liệu chỉ được tạo ra tại máy tính đích cuối cùng57.

Điều này tạo ra vấn đề cần giải quyết về khái niệm “bản sao” trong RAM máy tính ở đặc tính tạm thời của nó. Để minh họa số lượng các “bản sao” tạm thời, toàn bộ hoặc một phần, có thể được thực hiện khi truyền tải một tác phẩm qua Internet, người ta lấy ví dụ về việc tải một bức ảnh từ trang web. Trong q trình truyền này, có thể tạo ra ít nhất bảy bản sao tạm thời của hình ảnh tại các nguồn trung gian như sau: modem ở máy thu, router, RAM máy tính nhận, trình duyệt web, chip giải mã video và bảng hiển thị video58. Các máy tính tăng cường hiệu suất bộ nhớ bằng cách trao đổi dữ liệu nhất định được nạp trong RAM vào đĩa cứng, giải phóng bộ nhớ RAM cho các dữ liệu khác và lấy dữ liệu đã hoán đổi từ đĩa cứng khi cần lại. Để bản sao tác phẩm được hiển thị, thực hiện hoặc được điều khiển bởi thiết bị máy tính, bản sao phải được hiển thị trong bộ nhớ. Khi một người đọc sách trên Kindle, nghe nhạc trên iPod, bản sao tác phẩm được tạo ra trong RAM59.

Bản sao lưu trữ trong RAM có thể thuộc phạm vi quyền sao chép, nghĩa là các bản sao này chỉ có thể được tạo ra nếu đã được cho phép. Trong khi dưới khía cạnh kỹ thuật, các nhà nghiên cứu cho rằng các bản sao lưu trữ trong RAM là do bản chất kỹ thuật tạo ra một cách tự động và không được lưu trữ lâu dài. Quá trình truyền tải tác phẩm qua Internet địi hỏi phải có hoạt động truyền dữ liệu qua bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) của mỗi máy tính tạm thời trên Internet. Sau đó nhập vào hoặc lưu trữ vào bộ nhớ của máy tính đích trước khi chúng được hiển thị hoặc thực hiện trong máy tính đích.

Vậy, việc lưu trữ tác phẩm trong bộ nhớ máy tính thuộc hay khơng thuộc phạm vi quyền sao chép. Một hệ thống máy tính thường có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ chính (bộ nhớ RAM) và thêm nhiều bộ nhớ phụ trợ. Các bộ nhớ phụ trợ bao gồm

57David L. Hayes (1998), “Advanced Copyrights Issues on The Internet”, Texas Intellectual Property Law

Journal, 7.

58 David L. Hayes (2001), “Internet Copyright: Advanced Copyrights Issues on The Internet”,

Computer Law & Securtity Review, 17.

đĩa cứng, đĩa mềm, ổ băng từ... được sử dụng để lưu trữ dữ liệu từ tính. Với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, những bộ nhớ đệm có dung lượng ghi nhớ lớn ngày càng phát triển, chẳng hạn như đĩa compact chỉ đọc bộ nhớ (CD-ROM), đĩa kỹ thuật số tròn (DVD) và thẻ nhớ… Điều này dẫn đến câu hỏi liệu việc lưu trữ tác phẩm dưới mọi hình thức bộ nhớ có tạo thành bản sao hay khơng. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào việc liệu rằng những bộ nhớ đó là hữu hình hay khơng và các tác phẩm có được định hình hay là khơng.

Trong mơi trường vật chất hữu hình, sẽ rất dễ dàng để biết khi nào một “bản

sao” tác phẩm đã được thực hiện. Tuy nhiên, trong mơi trường Internet cả “hình thức vật chất” và “sự định hình” phải đối mặt với thách thức về thời gian tồn tại và hình thức vật chất cụ thể trong mơi trường Internet. Một bản sao được cố định, định hình như thế nào trong q trình truyền tải dữ liệu trong mơi trường Internet. Những bộ nhớ máy tính khác nhau được sử dụng để truyền hoặc nhận tác phẩm có được coi là hình thức vật chất và việc lưu trữ các tác phẩm trong những bộ nhớ máy tính có được xem như là sự “định hình” hay khơng? Bản chất cơng nghệ chuyển mạch gói với kỹ thuật điện tốn đám mây của Internet tạo ra vấn đề rất khó để biết chính xác liệu một “bản sao” của một tác phẩm đã được tạo ra chưa. Và nếu có thì bản sao sẽ tồn tại ở đâu, cư trú tại thời điểm nào trong môi trường Internet.

Trên thực tế, bất kỳ việc truyền tải tác phẩm trong môi trường Internet đều liên quan đến việc tạo bản sao tác phẩm số được lưu trữ tạm thời trong RAM của máy tính trung gian, chủ sở hữu quyền tác giả khó có thể kiểm sốt đối với tất cả các bản sao lưu trữ tạm thời xuất hiện rộng lớn giữa tính chất phân tán và phân quyền của Internet60. Internet đã đặt ra những vấn đề đối với bản sao truyền thống như sau61: (i) có thể dễ dàng nhân rộng bản sao bằng cách sử dụng công nghệ để tạo ra và sử dụng với nhiều bản sao hoàn hảo của tác phẩm; (ii) việc truyền tải và sử

60Fareed Ahmad Rafiqi, Iftikhar Hussian Bhat (2013), “Copyright Protection in Digital Environment: Emerging Issues”, Journal of Humanities and Social Science Invention, 2, 4, 06-15.

61 Stokes S. (2004), The UK Implementation of the Information Society Copyright Directive Current

dụng nhiều máy tính nối mạng có thể tạo điều kiện cho hành vi xâm phạm quyền sao chép phổ biến rộng rãi.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w