Phân loại quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 129 - 134)

CHƯƠNG 3 QUYỀN SAO CHÉP TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET

4.1.3. Phân loại quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ

Trong thế giới vật chất, người dùng truy cập vào tác phẩm dưới hình thức của một vật thể hữu hình. Khi đã mua một tác phẩm, người mua hoàn toàn chủ động khi nào và bằng cách nào để thưởng thức tác phẩm đó. Bên cạnh đó, một khi đã bán tác phẩm thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ khơng có đủ khả năng kiểm sốt q trình khai thác tác phẩm của người dùng.

Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ đã thay đổi cách người dùng có thể tương tác với một tác phẩm số. Ví dụ, cơng nghệ kiểm sốt hoạt động phân phối điện tử có thể chỉ cho phép người dùng đọc sách nhưng không được cho người khác mượn hoặc không cho phép đọc cùng một sách điện tử trên nhiều thiết bị khác nhau. Các điều kiện khác có thể được thi hành bởi biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm như chỉ được đọc một lần, bản đã mua sẽ tự động xóa trong một thời hạn nhất định, không được sao chép, không được in, không hiển thị cùng lúc trên nhiều thiết bị khác nhau, hoặc chỉ được hiển thị trên một loại thiết bị cụ thể như máy nghe nhạc iPod. Từ đây, các biện pháp công nghệ đã bảo vệ tối đa lợi ích của

chủ sở hữu quyền tác giả trong môi trường Internet và cho phép họ thiết lập các mơ hình kinh doanh một cách đa dạng148.

Nếu căn cứ vào bản chất kỹ thuật của biện pháp cơng nghệ thì quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ được phân thành hai loại: quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập và quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt khai thác.

Thứ nhất, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập

Sự phân loại này gắn liền với đặc trưng của tác phẩm số là người dùng Internet muốn khai thác tác phẩm (ví dụ đọc tác phẩm) thì trước tiên phải truy cập vào tác phẩm số. Kiểm sốt truy cập có nghĩa là kiểm sốt cách thức mà người dùng có thể nghe hoặc xem nội dung tác phẩm. “Truy cập” không phải là sao chép hay bất kỳ quyền độc quyền nào dành cho tác giả. Nếu một bản sao tác phẩm số được lưu trữ tại ổ cứng thiết bị của người dùng thì người dùng vẫn khơng thể mở bản sao nghĩa là không thể nghe hoặc xem nội dung tác phẩm trừ khi người dùng có được chìa khóa phù hợp. Chìa khóa để truy cập tác phẩm có thể thay đổi theo tính chất và mức độ hưởng thụ tác phẩm của người dùng. Ví dụ, tùy vào mức thanh tốn mà người dùng có thể bị giới hạn số lần nghe, xem tác phẩm.

Quyền tác giả trong mơi trường vật chất hữu hình khơng bao gồm hành vi “truy cập” tác phẩm. Ví dụ, một khi bản sao tác phẩm được bán thì quyền tác giả sẽ khơng cịn chức năng ràng buộc người mua về việc quyết định số phận của bản sao đó. Trong khi đó, nếu người dùng đã được trao khả năng truy cập một tác phẩm thì điều đó khơng đồng nghĩa với việc người dùng có thể tiếp tục truy cập tác phẩm trong tương lai cũng không đồng nghĩa với việc người dùng được quyền quyết định số phận tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể thơng qua biện pháp kiểm sốt truy cập để cung cấp cho người dùng Internet nhiều lựa chọn khác nhau khi thưởng thức tác phẩm số.

148 Barry B Sookman (2005), “TPMs’: A perfect storm for consumers: Replies to Professor Geist”, Canadian

Journal of Law and Technology, 04, 01, 5402,

Như vậy, quyền tự bảo vệ bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập tác phẩm giúp ngăn chặn khả năng tiếp cận nội dung tác phẩm của những người khơng được phép. Mục đích này rất quan trọng vì ngăn cản chủ thể khác xem, đọc, nghe hoặc tiếp cận khác về tác phẩm nếu khơng có sự đồng ý của tác giả149. Cơng nghệ này có thể được so sánh với hình ảnh của ổ khóa ở cánh cửa của một căn phịng mà tại căn phịng đó đặt một tác phẩm được bảo hộ. Trong môi trường Internet, hành vi phá vỡ một biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập tác phẩm cũng tương tự việc bẻ khóa để đột nhập vào căn phòng để tiếp cận nội dung của tác phẩm số.

Quyền tự bảo vệ bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập tác phẩm có thể phân thành ba loại cơ bản sau:

(i) Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng cơng nghệ kiểm sốt truy cập ban đầu: đây là quyền kiểm soát truy cập vào một bản sao hoặc bản ghi âm, ghi hình tại cửa hàng trực tuyến, chẳng hạn như trang web của nhà cung cấp thông tin150. Trong đó, người dùng phải cung cấp nhận dạng, thường là một mật khẩu để truy cập vào các tác phẩm được bảo hộ151.

(ii) Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng công nghệ kiểm soát truy cập đầu cuối của người nhận: chức năng của quyền này là kiểm soát truy cập tại thiết bị của người dùng cuối. Ví dụ cho loại hình này là các dịch vụ truyền hình cung cấp cho người dùng có trả tiền152.

(iii) Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng cơng nghệ kiểm sốt hậu truy cập: quyền này không chỉ kiểm sốt truy cập ban đầu mà cịn liên quan đến từng hành động truy cập sau hành động truy cập ban đầu ngay cả khi bản sao đã được người dùng

149 June M Besek (2004), “Anti-Circumvention Laws and Copyright: A Report from the Kernochan Center

for Law, Media and the Arts”, Columbia Journal of Law & the Arts, 27, 385, 450

150 Kamiel J Koelman (2000), “A Hard Nut to Crack: The Protection of Technological Measures”, European

Intellectual Property Review, 272, 276.

Thomas Vinje (1999), “Copyright Imperilled”, European Intellectual Property Review, 192,196.

151 June M Besek (2004), “Anti-Circumvention Laws and Copyright: A Report from the Kernochan Center

for Law, Media and the Arts”, Columbia Journal of Law & the Arts, 27, 385, 450.

mua hoặc tải xuống153. Việc áp dụng quyền kiểm soát truy cập này được sử dụng trên cơ sở yêu cầu rằng người dùng phải trả tiền cho mỗi lần sử dụng thay vì trả tiền cho khả năng sử dụng vĩnh viễn bản sao. Bản sao sau khi được mua sẽ tự động xóa sau một thời gian hoặc sau một số lần phát nhất định. Cách thức này giúp người dùng sẽ chỉ phải thanh tốn một khoản tiền ít hơn, tương ứng với nhu cầu khai thác tác phẩm của họ thay vì phải trả tiền cho việc sử dụng vĩnh viễn toàn bộ tác phẩm như trong thế giới vật chất. Một ví dụ khác là trường hợp nếu một người dùng phát một tác phẩm âm nhạc ba lần, họ sẽ chỉ cần trả tiền cho ba lần phát đó mà khơng phải mua một bản sao tác phẩm với giá cao hơn nhiều như trong trường hợp mua một đĩa CD/DVD154.

Có thể thấy quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt truy cập đem lại cho chủ sở hữu quyền tác giả khả năng khai thác toàn bộ giá trị của tác phẩm số, đáp ứng mục tiêu cơ bản của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là khuyến khích sáng tạo. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ chỉ trả tiền cho giá trị mà họ thực sự khai thác từ tác phẩm số.

Thứ hai, quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt việc khai thác tác phẩm.

Quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ kiểm soát khai thác cho phép chủ sở hữu quyền tác giả giới hạn hành vi của người dùng Internet ngay cả khi họ đã truy cập được vào tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể giới hạn một tác phẩm có thể được xem, sao chép, truyền đạt, phát hoặc các hình thức sử dụng khác ở mức độ nhất định155.

153 Kamiel J Koelman (2000), “A Hard Nut to Crack: The Protection of Technological Measures”, European

Intellectual Property Review, 272, 276.

154 Kamiel J Koelman (2000), “A Hard Nut to Crack: The Protection of Technological Measures”, European

Intellectual Property Review, 276.

155 June M Besek (2004), “Anti-Circumvention Laws and Copyright: A Report from the Kernochan Center

Trước đây, biện pháp cơng nghệ kiểm sốt khai thác tác phẩm thường được gọi là các biện pháp bảo vệ chống sao chép156. Bởi vì ban đầu, chức năng chính của biện pháp này là bảo vệ tác phẩm nhằm ngằn ngừa hành vi sao chép trái phép. Biện pháp cơng nghệ này sẽ mã hóa làm cho các tệp nội dung không thể đọc được một khi chúng bị sao chép cố ý nhằm làm cho nội dung sao chép trái phép trở nên khơng có giá trị đối với người nhận. Cơng nghệ này cũng có thể ngăn chặn việc tạo bản sao tác phẩm số mới từ một bản sao tác phẩm số trước đó157. Mặc dù vậy, sử dụng thuật ngữ biện pháp cơng nghệ kiểm sốt sao chép là khơng chính xác vì cơng nghệ này khơng chỉ chống lại việc sao chép trái phép mà còn chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả..Ví dụ, một cơng nghệ ngăn chặn việc lưu trữ các bản ghi âm hoặc video được phát trực tuyến trên Internet bằng cách không cho lưu trữ vào ổ cứng mà chỉ đơn thuần cho phép người dùng nghe trực tuyến. Chức năng này nhìn chung giúp chủ sở hữu quyền tác giả ngăn chặn hành vi khai thác tác phẩm số. Vì vậy, để chính xác thì quyền này được gọi là quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ kiểm sốt khai thác.

Trên thực tế, một số biện pháp công nghệ bảo vệ tác phẩm có thể kiểm sốt truy cập và kiểm sốt khai thác tác phẩm. Tùy vào từng hệ thống pháp luật mà có thể có hoặc khơng có sự phân biệt giữa hai quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp cơng nghệ. Ví dụ, Đạo Luật Bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ và các điều khoản an toàn của Hoa Kỳ có sự phân biệt chính xác giữa hành vi phá vỡ biện pháp công nghệ kiểm sốt truy cập và biện pháp cơng nghệ kiểm sốt khai thác tác phẩm trong khi Luật quyền tác giả của Úc chỉ quy định chung về hành vi vơ hiệu hóa biện pháp cơng nghệ bảo vệ tác phẩm.

156

Dean S. Marks và Bruce H. Turnbull (2000), “Technical Protection Measures: The Intersection of Technology, Law and Commercial Licenses”, European Intellectual Property Review, 22, 198, 199.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG INTERNET (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w