1.3. Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo lý thuyết “Văn hóa tổ chức”
1.3.1. Quản lí giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) theo nghĩa tổng quát, là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Mục đích của quản lý giáo dục là tổ chức q trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội.
Quản lý giáo dục là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên lý của quản lý nói chung vào lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, cần làm rõ nội hàm khái niệm, để từ cơ sở lý thuyết đó giúp xác định rõ nội dung và cơng tác xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh.
Theo Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô: ''QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường''. [14]
Từ đây, ta có thể khái quát: QLGD là sự tác động có chủ đích, có căn
cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan... của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức/ hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêu chất lượng giáo dục. QLGD có các đặc trưng chủ yếu như sau:
- QLGD nói chung, quản lý nhà trường nói riêng phải chú ý đến đặc thù lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung.
- Trong QLGD, các hoạt động hành chính nhà nước và quản lý chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời.
- QLGD địi hỏi những u cầu cao về tính tồn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển...